Những Câu Chuyện Về Cuộc Sống Của KageHina – Trang 2
Có thể bạn quan tâm
Nguyễn Khuyến là một con người luôn mang nỗi đau đời, đau cho nhân tình thế thái. Cũng đã có một thời ông ra làm quan nhưng ngày đêm vẫn canh cánh trong lòng những nỗi niềm tất cả về cuộc sống. Triều đình nhà Nguyễn được gây cho ông một vết thương lòng nhức buốt. Vậy nên Nguyễn Khuyến trở về quê làm bạn với cỏ cây, chim muông, núi đồi và cả một cuộc đời chan hoà giữa lòng nhân dân. Có lẽ phải nói rằng chính cuộc sống nơi thôn quê bình lặng đã làm cho Nguyễn Khuyến có được những vần thơ mang giá trị để đời. Là một người đã từng quan mười năm ấy vậy mà khi trở về quê, ông lại rất dễ dàng bắt nhịp với cuộc sống của những người nông dân khổ cực, bởi sâu xa hơn hết, ông có một tình yêu thiên nhiên, đất nước sâu đậm. Vẻ đẹp tâm hồn của ông được thể hiện một cách tinh tế và chân thực qua bài thơ “Thu điếu”
“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo,
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo
Tựa gối ôm cần lâu chẳng được
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.”
“Thu điếu” nằm trong chùm ba bài thơ viết về đề tài hết sức quen thuộc – mùa thu của Nguyễn Khuyến. Nhà thơ sáng tác bài thơ này khi mùa thu trải rộng trên bầu trời vùng quê nông thôn thanh bình yên tĩnh. Nguyễn Khuyến dùng thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật viết thơ về quê ở ẩn vui những thú vui tuổi già đó là đi câu cá, đồng thời ngắm nhìn cảnh tượng mùa thu tinh tế, trong trẻo diễn ra lặng lẽ êm đềm.
Bức tranh mùa thu trước tiên được khắc hoạ theo điểm nhìn từ gần đến xa
”Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo,”
Cảnh sắc ở “Thu điếu” không phải là mùa thu phương Bắc:
“Lác đác rừng phong hạt móc sa
Ngàn non hiu hắt, khí thu lòa.”
(Đỗ Phủ)
Càng không phải mùa thu phương Tây:
“Gió bấc thổi cành cây khô héo
Rơi đó đây khắp nẻo lòng thung
Từng hồi lá rụng mặt đường.”
(Jacques Delille – Phạm Nguyên Phẩm dịch)
mà đích thị là mùa thu đẹp tuyệt vời của vùng chiêm trũng Bắc Bộ Việt Nam. Có thể thấy khi đặt bài thơ cạnh “Thu vịnh” và “Thu ẩm” ta sẽ nhận ra sự phong phú về cách đón nhận cảnh thu của nhà thơ. Khác với “Thu điếu”, “Thu vịnh” đón nhận cảnh thu từ xa đến gần, còn “Thu ẩm” cũng là điểm nhìn từ gần đến xa nhưng khác không gian của “Câu cá mùa thu”. Trong “Thu điếu”, cảnh thu bắt đầu bằng
“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo”
Mở đầu bài thơ là hình ảnh cái ao làng mùa thu – một hình ảnh hết sức quen thuộc ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ. Và từ đây, mọi cảnh vật trong bài thơ đều xoay quanh cái ao ấy, lấy cái ao làm điểm nhìn nghệ thuật. Hơi thu man mác, lạnh lẽo, trầm buồn từ làn nước mùa thu “trong veo” đang lan toả thấm dần vào từng hơi gió. Hình ảnh ao thu được miêu tả với nhiều tính từ “lạnh lẽo”, “trong veo” để không cần biểu đạt trực tiếp vẫn gợi được thời điểm của bức tranh mùa thu: đó là cuối thu đầu đông khi mà ta đã bắt đầu cảm nhận được cái lạnh của làn nước mùa thu và độ trong có thể nhìn tới tận đáy nước. Là do tiết trời cuối thu thường hanh khô nên nước lắng lại rất trong. Vần “eo” gợi tưởng tượng về không gian ao thu tròn nhỏ rất xinh xắn và đây cũng là đặc trưng của vùng đất chiêm trũng quê hương Nguyễn Khuyến có nhiều ao nhỏ và thường rất sâu.
Nhà thơ đã thêm sự vật cho cảnh cũng như điểm thêm nét vào bức tranh mùa thu, Nguyễn Khuyến vẽ thêm hình ảnh chiếc thuyền câu vào không gian ao thu kết hợp với lối biểu đạt tăng tiến “một” đến “bé” và “tẻo teo”. Thuyền câu là chiếc thuyền thúng rất nhỏ lại gắn với số từ “một” tăng thêm sự ít ỏi. Nhà thơ một lần nữa sử dụng vần “eo” với “bé tẻo teo” nhấn mạnh sự nhỏ bé của chiếc thuyền. Lúc này cảnh có sự tương hợp với nhau, ao nhỏ nên thuyền cũng nhỏ và dù chưa có một từ nào nói đến hình ảnh con người nhưng lời thơ, hình ảnh thơ vẫn gợi thấp thoáng bóng dáng con người hình như cũng đang thu mình trên chiếc thuyền câu bé nhỏ, hoà mình vào cảnh giữa cái tĩnh lặng của cảnh thu.
Tiếp nối hình ảnh ao thu ở hai câu đề, Nguyễn Khuyến đã miêu tả vẻ đẹp của bức tranh làng quê với những nét rất đặc trưng.
“Sóng biếc theo làn hơi gợn tí
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo”
Cụ Tam nguyên Yên Đổ đã vẽ thêm những hình ảnh: sóng, lá và gió thu vào bức tranh khung cảnh mùa thu rộng lớn. Thơ viết về mùa thu xưa nay sao có thể thiếu lá vàng:
“Đây mùa thu tới, mùa thu tới
Với áo mơ phai dệt lá vàng.”
(“Đây mùa thu tới” – Xuân Diệu)
hay như nhà thơ Chu Long đã từng viết trong bài “Nắng thu”
“Nắng thu nhẹ lá vàng bay”
Nguyễn Khuyến cũng sử dụng những hình rất đặc trưng ấy của mùa thu nhưng đặc biệt trong hai câu thơ này, thi nhân đã sử dụng phép đối đạt đến độ chuẩn mực, đối từ hình ảnh “sóng – lá”, đến màu sắc “biếc – vàng” và cả sự vận động “hơi gợn tí – khẽ đưa vèo”. Nghệ thuật đối giữa hình ảnh và màu sắc “sóng biếc – lá vàng” còn cho người đọc thấy sự tài tình của nhà thơ khi đem hoạ và thơ, thi trung hữu hoạ. Hình ảnh không chỉ tạo nên sự đăng đối vừa tương phản vừa hài hoà để tạo nên sắc màu cho bức tranh thu, làm nên sự tươi sáng của cảnh thu mà tác giả còn thành công khi lấy sắc xanh của sóng làm nổi bật màu vàng của lá. Màu “biếc” cho ta cảm nhận được cả độ trong có thể nhìn thấy của sắc trời và lấp lánh cả ánh nắng mùa thu. Đây cũng là màu sắc đặc trưng của nước mùa thu trong “Thu vịnh”
“Nước biếc trông như tầng khói phủ”
Cảnh thu không chỉ có sóng, lá mà còn có gió, người đọc có thể thấy sự tương giao giữa sóng, lá và gió thu. Cho nên từ sự vận động của sóng và lá, ta đồng thời cảm nhận được sự vận động của gió. Và cũng qua gió để hình dung về tốc độ gợn của sóng, đó hẳn là làn gió nhẹ chỉ đủ để làm mặt nước “hơi gợn tí”. Thế nhưng gió làm lá “đưa vèo”, như vậy lá thu phải rất khô và nhẹ phù hợp với tiết trời hanh khô cuối thu. Nghệ thuật đối còn đem đến cho người đọc thấy được không chỉ là cảnh có sự vận động mà kết hợp với bút pháp lấy động tả tĩnh đem đến hình dung về không gian mùa thu với sự tĩnh lặng trải ra đến mênh mông. Nhà thơ Tản Đà cũng hết lời khen tặng từ “vèo” trong câu thơ này. Thi sĩ bộc bạch rằng cả một đời thơ của mình may ra mới có được câu thơ đắc ý trong thi phẩm “Cảm thu, tiễn thu”
“Vèo trông lá rụng đầy sân.”
Một lần nữa tác giả sử dụng vần “eo” tăng thêm cảm nhận về tốc độ bay của lá đồng thời nhấn mạnh được sự tĩnh lặng của không gian cuối thu. Và những vận động khẽ khàng này không đủ để khuấy động cảnh thu mà lại càng thêm im ắng. Hai câu thơ đã đem đến cho độc giả cảm nhận về một mùa thu với những nét đặc trưng nhất. Cảnh đẹp tươi sáng, trong trẻo với những gam màu sắc dù có đối chọi nhưng vẫn hài hoà và gợi được sự yên bình của mùa lá rụng.
Hướng tầm mắt rời xa ao thu, khung cảnh bức tranh mùa thu được ngòi bút của thi nhân diễn tả theo quanh cảnh từ cao xuống thấp.
“Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo”
Bầu trời xanh ngắt muôn thuở vẫn là biểu tượng cho vẻ đẹp của mùa thu. Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du cũng đã vẽ lên một bức tranh thu tuyệt đẹp trong một tác phẩm bất tử với thời gian:
“Long lanh đáy nước in trời
Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng.”
(Truyện Kiều)
Nghệ thuật đối trong hình ảnh đã mở không gian rộng và xa hơn, ta thấy được sự rộng mở cả ở trên cao và dưới thấp. Tuy vậy, câu thơ cũng không có sự xa cách giữa bầu trời với mặt đất bởi Nguyễn Khuyến đã dùng từ láy tượng hình kéo gần vòm trời với mặt đất “lơ lửng”. Khác với “Thu vịnh”
“Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao”
lại là một bầu trời được mở đến tận cùng, còn “Thu ẩm” thì lại xoáy sâu vào sắc xanh kì lạ khiến con người thấy ngỡ ngàng.
“Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt”
Cả ba bài thơ đều vẽ cảnh thu có hình ảnh bầu trời và đều đặc tả màu xanh ngắt với cùng một từ, vậy mà mỗi bài thơ lại là một cảm nhận khác nhau.
Không gian mặt đất được thi sĩ miêu tả qua hình ảnh:
“Ngõ trúc quanh co khách vắng teo”
Tên gọi những ngõ quê trong dòng thơ đã cho người đọc thấy một đặc trưng của địa hình vùng đất chiêm trũng, nhiều ao nên đường đi uốn lượn theo những đường trúc. Chính vì vậy tăng thêm cảm nhận về sự heo hút của cảnh, càng làm rõ thêm cảm giác sự vắng lặng của cảnh thu đồng thời đem đến cho người đọc cảm nhận sự tĩnh lặng được đẩy đến tận cùng. Đó cũng là mọt nét đặc trưng của mùa thu. Nhìn chung, toàn bộ cảnh sắc mùa thu ở sáu câu thơ đầu tiên được cảm nhận bằng nhiều giác quan tinh tế của thi nhân và được vẽ lại bằng ngòi bút tài hoa của một hoạ sĩ. “Bức tranh thơ chất chứa một giai điệu xanh: xanh ao, xanh bờ, xanh sóng, xanh tre, xanh trời, xanh bèo, có một màu vàng đâm ngang của chiếc lá rơi” (Xuân Diệu).
Đến hai câu kết, ta mới thấy xuất hiện hình ảnh con người trong không gian cảnh thu với tư thế:
“Tựa gối ôm cần lâu chẳng được
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.”
Hình ảnh con người gợi cảm nhận sự nhàn tản ung dung, dường như đang thả mình vào không gian đón nhận vẻ đẹp của thiên nhiên với thú vui rất tao nhã. Cũng ở hai câu kết, âm thanh tiếng cá đớp động là âm thanh duy nhất trong toàn bài, thế nhưng Nguyễn Khuyến đã dùng từ không xác định “đâu” với nhiều nét nghĩa. Có thể là đâu đây, cũng có thể là không thấy đâu, cách dùng từ không xác định gắn với tiếng cá làm tăng thêm sự mơ hồ. Có thể là thực nhưng cũng có thể là sự tưởng tượng của nhân vật trữ tình. Trong thơ Đường, thơ Tông, thơ Việt Nam thời trung đại (trước Nguyễn Khuyến) tiếng thu là tiếng chày đập vải, tiếng địch thổi nghe chừng đồng vọng, tiếng dế than ri ri giữa đêm thanh vắng, tiếng lòng rạo rực, nhớ nhung của người cô phụ… Còn trong thơ Nguyễn Khuyến, tiếng thu chính là tiếng “đớp động dưới chân bèo” của một chú cá dưới cái “ao thu lạnh lẽo”.
Và khi diễn tả, lời thơ còn nhấn mạnh tâm thế dường như không để tâm đến việc đi câu của con người. Cho nên hoặc không lắng nghe được một cách rõ ràng tiếng cá hoặc chính âm thanh dường như đã làm cho nhân vật trữ tình giật mình chợt tỉnh trở về thực tại. Đi câu chỉ là cái cớ để con người được sống trong không gian cảnh thu, để được suy tư nỗi niềm riêng của mình. Đó có thể là nỗi niềm thời thế rất thường thấy trong các bài thơ của Nguyễn Khuyến.
Âm thanh duy nhất trong toàn bài thơ lại là một âm thanh mơ hồ như có như không, vì vậy âm thanh ấy không đủ làm khuấy động cảnh thu mà trái lại càng làm nổi bật sự tĩnh lặng, bút pháp lấy động tả tĩnh một lần nữa khắc sâu sự im ắng của bức tranh mùa thu. Hai câu kết vừa hoàn thiện bức tranh mùa thu với các điệu xanh và có một màu vàng của chiếc lá, bức tranh trong trẻo, tươi sáng, tâm tình mùa thu da diết đã tạo nên cảm nhận về một Nguyễn Khuyến với tình yêu thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên.
Qua tác phẩm, ta thấy được vẻ đẹp bình dị, quen thuộc của cảnh thu điển hình cho cảnh sắc mùa thu của thiên nhiên vùng đồng bằng Bắc Bộ. Những hình ảnh nhỏ bé, gần gũi với cuộc sống ở làng quê trong thơ Nguyễn Khuyến trở nên thật sống động trong khung cảnh cao rộng, trong veo của bầu trời. Thiên nhiên đầy sức sống với cuộc sống thanh bình, yên ả – Đó cũng là khát khao muôn đời của những người trí giả yêu nước đương thời. Đồng thời, bài thơ cũng có thấy tình yêu thiên nhiên, đất nước và tâm trạng thời thế của Nguyễn Khuyến. Bài thơ thất ngôn bát cú với cách gieo vần độc đáo vần “eo” đi vào thơ của Nguyễn Khuyến rất tự nhiên, thoải mái chứ không hề bị gò bó, ép buộc hay khiên cưỡng để lại ấn tượng khó quên cho người đọc. Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc trưng của văn học trung đại: chỉ bằng vài nét vẽ tinh tế, mùa thu của thiên nhiên đất trời vùng Bắc Bộ đã hiện lên thật đẹp. Đó cũng là cách để Nguyễn Khuyến thể hiện tình yêu của mình với quê hương, đất nước.
Qua bài thơ “Thu điếu” ta cảm nhận được tất cả tình yêu thiên nhiên, quê hương sâu sắc và nỗi đau thời thế của nhà thơ Nguyễn Khuyến cũng như sự gắn bó thân thiết với làng quê thôn dã của thi nhân. Nhà thơ đã gửi hồn mình với bao tâm trạng, hoài cảm vào cảnh sắc nước non mùa thu quê hương bằng tiếng Việt trong trẻo mà gợi cảm lạ lùng. “Thu điếu” nói riêng và chùm ba bài thơ thu nói chung mãi mãi sống với tất cả vẻ đẹp, hương sắc và âm thanh của thiên nhiên cây cỏ và xứng đáng nhận được sự yêu mến, đồng cảm của nhiều thế hệ bạn đọc
Từ khóa » Hình Như Tớ Thích Cậu Mất Rồi Kagehina
-
[KageHina] Hình Như Tớ Thích Cậu Mất Rồi - HQ!! Doujinshi
-
HQ!! Doujinshi - Langthangteam
-
Kagehina | Crush. - Wattpad
-
Haikyuu!! - -Sakan_Takahashi- - Wattpad
-
Kageyama X Hinata VN Fanpage - [Warning R18] - Facebook
-
[Haikyuu!!][KageHina FanFic] Bên Nhau Lần Nữa – Chap 2 - Meikyno
-
Đọc Truyện ||R18|Haikyuu!|| - |KageHina||R18|-Bắt Cậu Về - ZingTruyen
-
Đọc Myosostic(Kagehina) - Truyện Tổng Hợp Doujinshi HQ !!
-
Đọc #01 - Truyện [kagehina] Hoa Hướng Dương - Doctruyenhot .Com
-
Good Job, Kageyama - Iampaku69 – MonBu Mai
-
[Haikyuu!!] Short Dou #17 - HUY
-
[Haikyuu!! Fanfic] Rắc Rối Máu Me Và Sinh Vật đơn Bào
-
[Haikyuu!!][One-shot] MỘT LẦN NỮA VUI VẺ LAO XUỐNG CON ...