Những Chiến Lược Marketing Thất Bại ở Việt Nam - GEM Digital
Có thể bạn quan tâm
Bên cạnh những thành công rực rỡ của các thương hiệu ở Việt Nam, không ít doanh nghiệp đã phải gánh chịu cái kết buồn sau những chương trình marketing không hiệu quả. Hãy cùng GEM rút ra bài học kinh nghiệm quý giá sau những chiến lược marketing tổng thể thất bại ở Việt Nam trong bài viết dưới đây!
McDonald’s – Thất bại từ thích nghi văn hóa
Là “ông lớn” trong lĩnh vực đồ ăn nhanh, gặt hái được nhiều thành công lớn ở Mỹ, các nước Châu Âu và cả một số nước Châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản…nhưng McDonald’s lại gặp khó khăn khi phát triển hệ thống ở Việt Nam.
Được đầu tư các chiến lược marketing tổng thể bài bản, sự kiện ra mắt của McDonald’s thu hút sự quan tâm của đông đảo người tiêu dùng, nhiều người đã chờ hàng giờ để có thể cầm trên tay chiếc bánh Big Mac.
Hãng này dự định sẽ mở 100 cửa hàng trong vòng 10 năm. Nhưng mãi đến thời điểm hiện tại, con số này mới chỉ dừng ở 17. Nguyên nhân được xác định chủ yếu do McDonald’s chưa thích nghi được với văn hóa ẩm thực của người Việt.
Tại Việt Nam, trong số 530.000 đơn vị hoạt động trong lĩnh vực ẩm thực thì có đến 430.000 là các hàng quán, sạp vỉa hè, đường phố…Đối với hầu hết người tiêu dùng, việc bỏ ra 4-5 đô cho một bữa ăn vẫn là một khoản chi phí khá lớn. Và thay vì bỏ ra một số tiền lớn hơn, chờ đợi lâu hơn, họ sẵn sàng ăn ở những sạp vỉa hè, chi phí chỉ bằng một nửa, thời gian nhận thức ăn nhanh chóng.
Ngoài thói quen tiêu dùng thì thực đơn cũng là một vấn đề khó khăn mà hãng này mắc phải, những món ăn của McDonald’s không phù hợp với phần đa khẩu vị của người Việt. Để thích nghi với văn hóa ẩm thực tại Việt Nam, một người bạn từ Mỹ là hãng KFC đã phải thay đổi thực đơn để phù hợp với khẩu vị của người dân, thêm cơm và thay đổi đa dạng các món được chế biến từ gà.
Uber- Cái kết buồn cho một thương hiệu đang trên đà phát triển
Trước khi tấn công vào thị trường Châu Á, Uber đã gặt hái được những thành công vang dội ở các nước Châu Mỹ, Châu Âu… định vị hãng xe công nghệ hạng sang. Năm 2014, Uber nhanh chóng xâm nhập thị trường Việt Nam với màn ra mắt rầm rộ.
Tuy nhiên, quá trình thực hiện chóng vánh, đối đầu trực diện với các hãng taxi hiện tại và định vị sai lầm đã dẫn đến thất bại đau đớn của thương hiệu này.
Đầu tiên, trong chiến lược marketing tổng thể Uber đã không nghiên cứu kỹ thói quen tiêu dùng của người Việt. Lúc mới ra mắt, Uber buộc người dùng phải thanh toán qua tài khoản, trong khi đó tại Việt Nam, hầu hết người dân có thói quen chi tiêu bằng tiền mặt nhiều hơn là dùng thẻ. Sự bất tiện này làm thất thoát một lượng khách hàng lớn.
Định vị thương hiệu taxi hạng sang chưa phù hợp với phần lớn khách hàng Việt hiện nay vẫn có thói quen “thắt chặt” chi tiêu – ưa chuộng những thứ bình dân, giá rẻ hơn là sang chảnh, chất lượng.
“Kẻ đến sau” Grab đã khắc phục thành công những hạn chế này của Uber và vươn lên thành hãng xe ôm công nghệ chiếm thị phần lớn nhất Việt Nam hiện nay. Định vị thương hiệu bình dân, cho phép khách hàng thanh toán bằng tiền mặt, hợp tác với các hãng taxi nội địa để đánh chiếm thị trường…là những bước đi khôn ngoan Grab đã thực hiện.
Gloria Jean’s Coffees: Rời làng cà phê Việt do lựa chọn nhầm phân khúc khách hàng
Thị trường Việt Nam được đánh giá là “miếng bánh ngon” cho ngành cà phê- thứ đồ uống rất được ưa chuộng tại đây, minh chứng là sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống The Coffee House và Highland Coffee.
Tuy nhiên sau 10 năm gia nhập, cuối tháng 4/2018, cửa hàng cuối cùng của Gloria Jean’s Coffees đã đóng cửa, đặt dấu chấm hết cho thương hiệu này tại Việt Nam.
Đánh đồng thị trường cà phê Việt Nam với các nước Châu Á như Thái Lan, Malaysia…áp dụng mô hình y hệt ở các nước này vào thị trường Việt mà không có chính sách nghiên cứu marketing tổng thể đúng đắn, đặc biệt với thị trường cà phê đặc thù như ở nước ta là sai lầm dẫn đến thất bại của thương hiệu Gloria Jean’s Coffees.
Lựa chọn phân khúc khách hàng cao cấp: giới doanh nhân, người có thu nhập cao… – dung lượng thị trường không nhiều và khá khó tính. Với đối tượng mục tiêu này, chuỗi cửa hàng phải có những đặc thù, bản sắc riêng, cao cấp để khách hàng ưa chuộng. Nhưng việc áp dụng một cách cứng nhắc các chương trình nhượng quyền vào các địa phương với văn hóa khác nhau đã dẫn thương hiệu này rơi vào tình thế nguy hiểm.
Bphone – “Nổ” truyền thông nhưng nhanh chóng thất bại do không “biết người biết ta”
BKAV nổi tiếng trong giới công nghệ từ năm 2001 với phần mềm diệt virus nên khi tuyên bố sản xuất điện thoại đã nhận được sự quan tâm rất lớn từ giới truyền thông. Tuy nhiên những sai lầm liên tiếp trong marketing tổng thể đã khiến thương hiệu này đi vào bế tắc khi tung sản phẩm ra thị trường.
Đầu tiên, việc CEO Nguyễn Tử Quảng liên tục đặt Bphone lên bàn cân so sánh với Iphone của Apple – doanh nghiệp nổi tiếng toàn cầu về thương hiệu và công nghệ hiện đại. Việc đánh giá quá cao chính mình đã dẫn đến sự nghi ngờ của phần lớn người tiêu dùng, đặc biệt là các fan của Apple.
Sai lầm thứ 2 của BKAV là định giá sản phẩm. Khi được ra mắt, những tính năng bình thường của Bphone không thể so sánh được với Iphone nhưng lại được định giá tương đương. Giá Bphone lên tới hơn 10 triệu – mức giá của các dòng điện thoại cao cấp đã dẫn đến sự e ngại của nhiều khách hàng. Chất lượng kém hơn nhưng định giá ngang nhau khiến thương hiệu này thất bại nhanh chóng.
Hơn nữa theo tâm lý của người tiêu dùng Việt, chất lượng hàng Việt Nam mới chỉ nhỉnh hơn hàng Trung Quốc một chút, còn kém xa hàng Mỹ, Nhật, Hàn. Nên việc định giá theo kiểu quốc tế của Bphone, ngang ngửa với Iphone đời mới hay Galaxy Samsung đã dẫn đến thất bại nhanh chóng của thương hiệu này.
Tóm lại, việc nghiên cứu thị trường, tìm hiểu thói quen, tâm lý người dùng, định giá sản phẩm…là những công đoạn quan trọng cần thực hiện trong kế hoạch marketing tổng thể sản phẩm. Dù những chương trình đã được ứng dụng thành công nhưng khi áp dụng ở một địa điểm mới, những khách hàng mới, doanh nghiệp vẫn cần tiến hành khảo sát cẩn thận để đưa ra những chính sách hiệu quả. Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã rút ra được bài học kinh nghiệm về những chiến lược marketing thất bại ở Việt Nam.
ID bài viết: (+84) 089 806 1234
Từ khóa » Các Chiến Dịch Pr Thất Bại ở Việt Nam
-
Những Chiến Lược Marketing Thất Bại ở Việt Nam - MarketingAI
-
TOP 10 Chiến Lược Marketing Thất Bại ở Việt Nam - TOP10AZ
-
20 Chiến Dịch Marketing Thất Bại Và Bài Học “xương Máu” Rút Ra
-
Những Chiến Dịch Marketing Thất Bại Do Hiểu Sai Văn Hóa địa Phương
-
Những Chiến Dịch Marketing Thất Bại Do Hiểu Sai Văn Hóa địa Phương
-
Những Chiến Dịch Pr Thất Bại - 123doc
-
Những Chiến Lược Marketing Thất Bại ở Việt Nam – PRAZ
-
Một Chiến Dịch PR Thành Công Hoặc Thất Bại
-
5 Chiến Dịch PR Thất Bại Trên Thế Giới Và Bài Học Rút Ra - WeWin Media
-
20 Chiến Dịch Marketing Thảm Họa Và Bài Học Rút Ra (Phần 1)
-
Các Chiến Dịch PR Thất Bại ở Việt Nam
-
Pr Thành Công Và Thất Bại | Xemtailieu
-
5 Chiến Dịch Ra Mắt Sản Phẩm Thất Bại Năm 2017