Những "đại Kỵ" Khi ăn Mộc Nhĩ Có Thể Làm Tổn Thương Gan, Gây Ngộ độc

Mộc nhĩ là thực phẩm góp mặt trong rất nhiều các món ăn ngon như: nem, giò, mộc nhĩ xào thịt.... không những làm tăng hương vị, độ ngon cho đồ ăn, mộc nhĩ còn mang lại những hiệu quả tuyệt vời cho sức khỏe. Tuy nhiên, cũng như bất cứ thực phẩm nào khác, khi sử dụng mộc nhĩ, cũng cần lưu ý một số điều để không biến mộc nhĩ thành chất độc.

Những "đại kỵ" khi ăn mộc nhĩ có thể làm tổn thương gan, gây ngộ độc - 1

Ngâm mộc nhĩ bằng nước nóng

Nhiều người thường có thói quen ngâm mộc nhĩ vào nước nóng trước khi chế biến để nó nở nhanh mà không biết rằng cách này tuyệt đối không được làm. Hơn nữa, trong mộc nhĩ khô có thể còn sót lại các morpholine là chất độc có trong nấm nên cần phải ngâm trong nước lạnh để chất độc này có thời gian hòa tan vào nước.

Hơn nữa nếu bạn ngâm mộc nhĩ bằng nước sôi, vì nở nhanh nên không có nhiều thời gian để thẩm thấu dần như nước lạnh nên mỗi kilôgam mộc nhĩ khô chỉ có thể nở được từ 2,5 - 3,5kg. Khi chế biến, mộc nhĩ ngâm với nước sôi sẽ bị nhũn, dính, không dễ bảo quản, cất giữ.

Dùng mộc nhĩ đã ngâm lâu

Mộc nhĩ khi ngâm vào nước sẽ giúp hòa tan độc tố và làm cho thực phẩm an toàn hơn. Nhưng, ngâm quá lâu sẽ khiến mộc nhĩ biến chất, có nguy cơ gây ngộ độc.

Mộc nhĩ ngâm lâu sẽ bị biến chất do chất đạm bị thủy phân cũng giống như thịt để lâu bị thối, khiến cho vi khuẩn dễ tấn công, gây ra nhiễm khuẩn. Ăn phải mộc nhĩ nhiễm khuẩn nguy cơ ngộ độc là rất lớn. Ở mức độ nhẹ, bệnh nhân sẽ xuất hiện triệu chứng đau bụng, buồn nôn, đi ngoài. Ở mức nặng có thể gây hôn mê phải nhập viện cấp cứu.

Ăn mộc nhĩ tươi

Không được ăn mộc nhĩ tươi vì khi còn tươi mộc nhĩ có chứa chất morpholine nhạy cảm ánh sáng, nếu sau khi ăn mộc nhĩ tươi mà cơ thể tiếp xúc với ánh sáng có thể làm cho da bị ngứa, phù nề, trường hợp trầm trọng còn dẫn đến hoại tử da nghiêm trọng. Với mộc nhĩ sau khi phơi khô, chất cảm quang tự nhiên mất đi, độc tính cũng biến mất, ăn vào không còn gì nguy hại nữa.

Những "đại kỵ" khi ăn mộc nhĩ có thể làm tổn thương gan, gây ngộ độc - 2

Những người không nên ăn mộc nhĩ

Phụ nữ mang thai

Mộc nhĩ đen tuy có tác dụng bồi bổ tỳ nhưng đồng thời cũng có tác dụng hoạt huyết tiêu ứ, nên không có lợi cho quá trình sinh trưởng và ổn định của thai nhi, nên không nên ăn.

Người tiêu hóa kém

Do mộc nhĩ có tính hàn, bổ âm nên người đi ngoài phân lỏng, người hay bị đầy bụng, người nhiễm hàn... không nên ăn mộc nhĩ để tránh trường hợp bệnh sẽ nặng thêm.

Người có cơ địa dị ứng

Do mộc nhĩ cũng là nấm nên khi sử dụng phải thận trọng, tránh nguy cơ bị dị ứng, nhất là với những người có cơ địa dị ứng và trẻ nhỏ.

Những "đại kỵ" khi ăn mộc nhĩ có thể làm tổn thương gan, gây ngộ độc - 3

Cách sơ chế để loại bỏ chất độc trong mộc nhĩ

Đối với mộc nhĩ khô đã được bỏ chân và và làm sạch, các bạn chỉ cần rửa lại thật nhẹ nhàng bằng nước muối loãng, sau đó ngâm nước là sau đó có thể chế biến được. Để mộc nhĩ nở to, có vị thơm ngon, hấp dẫn, các bạn ngâm mộc nhĩ vào nước gạo đun sôi để nguội. Còn nếu muốn mộc nhĩ có độ giòn, các bạn hãy ngâm vào nước lạnh.

Thông thường, mộc nhĩ chỉ cần ngâm trong nước lạnh từ 15-30 phút trước khi chế biến.

Ngoài ra bạn có thể sử dụng baking soda để tăng tốc thời gian ngâm và cũng loại bỏ những thứ bẩn trên mộc nhĩ. Bạn chỉ cần ngâm mộc nhĩ trong nước baking soda trong 10 phút rồi mang ra rửa lại với nước vài lần là sạch.

Những "đại kỵ" khi ăn mộc nhĩ có thể làm tổn thương gan, gây ngộ độc - 4

Cách chọn mộc nhĩ ngon

Mộc nhĩ thường được chia làm 3 loại: mộc nhĩ đen và mộc nhĩ trắng.

Chọn mộc nhĩ nên chọn loại cánh to, dày thì ăn sẽ ngon và giòn. Không nên chọn loại mộc nhĩ xù xì vì loại này chỉ cần ngâm vào nước ấm đã bị nhũn. Không chọn mộc nhĩ có vết đen hay màu đỏ cam.

Khi mua, dùng tay nắm vài cái, sau khi bỏ tay ra, viền mộc nhĩ có tính đàn hồi nhanh chóng duỗi ra, có nghĩa là hàm lượng nước ít thì đấy là loại mộc nhĩ tốt.

Khi mua mộc nhĩ đen, nếu thấy phần tai nấm toét ra, dính vào nhau, rải rác có những chấm đen, mất tính đàn hồi, ngửi thấy mùi chua, hôi thì tuyệt đối không nên mua. Mộc nhĩ thật có bông nhĩ to, vành nhĩ hơi mỏng, bề mặt có màu đen ánh bóng, mặt sau có màu xám. Khi lấy tay vân vê thấy nhẹ, khô, không có tạp chất, không cứng. Khi nhấm thử thì thấy có vị thơm mát. Nếu mộc nhĩ có nhúng lưu huỳnh, khi ăn có vị hơi tê hoặc cay đầu lưỡi.

Mộc nhĩ trắng khô thường có màu trắng, có đôi khi pha lẫn chút màu vàng. Người tiêu dùng nên chọn bông nhĩ to, mập và dày. Khi sờ có cảm giác dẻo rắn. Khi ngâm nước, mộc nhĩ có màu vàng nhạt. Bông nhĩ to có thể nở to từ 9-16 lần so với lúc còn khô. Mùi vị thơm, giòn. Ở mộc nhĩ đã bị biến chất, tai nấm gầy, có những đốm vàng đen hoặc nâu lục, không tươi sáng, mềm, không đồng đều, dễ nát vụn, phần đế có những nốt màu đen, sau khi cho nước vào có mùi khác lạ.

Đối với việc chọn loại mộc nhĩ trắng tươi, loại tốt có tai nấm dạng múi hóa màu trắng ngà, nửa trong suốt, sáng bóng, đàn hồi tốt. Ở mộc nhĩ biến chất, tai nấm khô, mất sự trong suốt, màu vàng xám đen hoặc xanh xám, thường có mảng lốm đốm màu vàng, mùi khác lạ hoặc mùi mốc, dễ bị vỡ nát.

Món ngon cuối tuần: Cách làm thịt gà hầm mộc nhĩ vừa ngon vừa bổ Món ngon cuối tuần: Cách làm thịt gà hầm mộc nhĩ vừa ngon vừa bổ

Không chỉ ngon miệng, thịt gà hầm mộc nhĩ còn giúp tăng sức đề kháng, tăng cường sức khỏe, rất tốt đối với bệnh...

Bấm xem >>

Từ khóa » Sơ Chế Nấm Hương Mộc Nhĩ Có Gì Khác Nhau