Tác Dụng Của Mộc Nhĩ: Loại Gia Vị Vừa Thơm Ngon Vừa Chống được ...

Nội dung:
  • 1. Tác dụng của mộc nhĩ
  • 1.1. Ngăn chặn tình trạng xơ vữa động mạch
  • 1.2. Chống oxy hóa
  • 1.3. Ngăn ngừa hiện tượng đông máu
  • 1.4. Giảm lượng cholesterol trong máu
  • 1.5. Bổ thận, điều trị xuất huyết tử cung cơ năng do thận hư
  • 1.6. Điều trị suy nhược cơ thể
  • 1.7. Điều trị đại tiện không thông
  • 1.8. Trị đau răng
  • 1.9. Điều trị hen suyễn, chân tay lạnh, mặt tái nhợt, miệng khô, nhiều đờm
  • 1.10 Phòng chống cao huyết áp
  • 1.11. Phòng chống bệnh viêm phế quản mãn tính và chứng giảm bạch cầu trong máu ngoại vi
  • 2.1. Nộm mộc nhĩ
  • 2.2. Súp mộc nhĩ
  • 3. Lưu ý khi sử dụng mộc nhĩ
  • Mẹo sơ chế mộc nhĩ an toàn, tận dụng hết tác dụng của mộc nhĩ

Ngoài công dụng khiến các món ăn thêm phần hấp dẫn và thơm ngon, thì ít ai biết rằng tác dụng của mộc nhĩ còn đặc biệt rất tốt đối với sức khỏe con người. Mộc nhĩ là loại thuốc bổ được Đông y tin dùng từ xưa đến nay.

Mộc nhĩ, hay còn gọi là nấm mèo, nấm tai mèo, tên khoa học là Auricularia auricula. Mộc nhĩ thường mọc trên những thân cây gỗ mục, ẩm ướt, lại có hình dạng giống tai người nên được gọi là mộc nhĩ (tai của gỗ).

Theo đông y, mộc nhĩ có tính bình, vị ngọt, dễ dàng đi vào các kinh tỳ vị, đại tràng, gan, thận. Mộc nhĩ có tác dụng nhuận tràng, lợi trường vị, bổ khí, bền cơ, hoạt huyết. Tác dụng của mộc nhĩ còn được biết đến như một loại thảo được hỗ trợ đắc lực cho việc điều trị các bệnh trường phong hạ huyết, lỵ ra máu, đái dắt...

1. Tác dụng của mộc nhĩ

1.1. Ngăn chặn tình trạng xơ vữa động mạch

Các dưỡng chất có trong mộc nhĩ như lecithin, cephalin, cephalin hay plasmalogen,… có tác dụng giảm hàm lượng cholesteron trong gan, ngăn ngừa sự tích tụ mỡ ở thành động mạch và sự hình thành huyết khối do xơ vữa động mạch. Sử dụng mộc nhĩ đúng cách có thể phòng tránh được tình trạng xơ vữa động mạch

Để sử dụng, bạn ngâm 30g mộc nhĩ trong nước, để qua một đêm sau đó đem hấp chín với đường trong vòng 1-2 tiếng, dùng để ăn trước khi đi ngủ.

tác dụng của mộc nhĩ

Theo đông y, mộc nhĩ có tính bình, vị ngọt, dễ dàng đi vào các kinh tỳ vị, đại tràng, gan, thận. (Ảnh: Internet)

1.2. Chống oxy hóa

Mộc nhĩ có khả năng chống oxy hóa rất cao bởi nồng độ phenol cân bằng trong nó. Chất chống oxy hóa có trong mộc nhĩ có thể giúp chị em có một làn da đẹp, phòng tránh nếp nhăn trên da.

  • Tham khảo thêm

    Nhóm thực phẩm giàu chất chống oxy hóa giúp phòng ngừa ung thư hiệu quả

1.3. Ngăn ngừa hiện tượng đông máu

Chất Polysaccharide có trong mộc nhĩ có khả năng ức chế sự kết dính tiểu cầu và tăng thời gian máu không đông trong ống nghiệm và cơ thể sống.

1.4. Giảm lượng cholesterol trong máu

Chất Polysaccharide cũng được chứng minh là có khả năng làm giảm mức độ cholesteron trong máu, mức độ triglyceride và LDL; tăng cường mức độ HDL trong máu, cũng như tỉ lệ HDL/TC và HDL/LDL; giảm đông máu...

  • Phòng chống mỡ máu cao với nguyên tắc '2 giảm 3 tăng'

  • Bài thuốc làm sạch máu, giảm mỡ máu cho người bị bệnh tim mạch

Chính vì công dụng này của mộc nhĩ mà đây được coi là người bạn thân thiết của người cao tuổi. Các chuyên gia khuyến cáo người cao tuổi nên bổ sung mộc nhĩ vào bữa cơm hàng ngày để giảm cholesterol xấu, kiếm saost cân nặng, tránh xa các nguy cơ tai biến mạch máu não, tắc, vỡ mạch máu. Công dụng của mộc nhĩ trong việc duy trì trí nhớ, lưu thông máu lên não là rất nổi bật.

Phụ nữ cũng nên sử dụng mộc nhĩ, sẽ rất tốt cho khí huyết và làm đẹp. Trong mâm cơm, mộc nhĩ là một món gia vị cho miến, các món xào… Nhưng nếu muốn bổ sung mộc nhĩ một cách đầy đủ nhất, chị em có thể tham khảo một vài công thức dành riêng cho mộc nhĩ để mâm cơm thêm màu sắc và đặc biệt là bổ sung dinh dưỡng cho cả gia đình.

1.5. Bổ thận, điều trị xuất huyết tử cung cơ năng do thận hư

Đây cũng mà một tác dụng của mộc nhĩ mà ta không thể bỏ qua. Để sử dụng: bạn lấy 200g mộc nhĩ, ngâm với nước ấm rồi rửa sạch. Sau đó cho mộc nhĩ vào nồi, bỏ thêm 250g hồng táo và 2 lít nước, hầm cho đến khi thật nhừ. Cho thêm đường phèn và chia thành 7 phần, mỗi ngày ăn 1 phần, chia làm 2 bữa sáng và chiều.

1.6. Điều trị suy nhược cơ thể

Mộc nhĩ còn có tác dụng điều trị suy nhược cơ thể. Bạn có thể bỏ 30g mộc nhĩ và 30g chà là vào ấm, sắc thành nước uống mỗi ngày.

1.7. Điều trị đại tiện không thông

Những người khó đi đại tiện có thể dùng bài thuốc gồm: 30g mộc nhĩ + 30g hải sâm + 200g phèo lợn. Phèo lợn rửa sạch, cắt nhỏ hầm cùng mộc nhĩ và hải sâm, nêm nếm gia vị cho vừa ăn và dùng khi còn nóng.

1.8. Trị đau răng

Để trị đau răng, bạn cũng có thể dùng mộc nhĩ và kinh giới, lấy mỗi loại với phân lượng bằng nhau, sắc lấy nước rồi dùng nước ngậm và súc miệng.

1.9. Điều trị hen suyễn, chân tay lạnh, mặt tái nhợt, miệng khô, nhiều đờm

Đường phèn 15g + Mộc nhĩ 20g, nấu với một lượng nước vừa đủ, dùng để uống trong ngày có thể giúo điều trị hen suyễn, miệng khô, nhiều đơn, mặt tái nhợt, chân tay lạnh.

1.10 Phòng chống cao huyết áp

Mộc nhĩ 6g + đường phèn, đun lấy nước uống trước khi đi ngủ hoặc mộc nhĩ 5g + đậu phụ 200g, nấu thành canh ăn thường xuyên sẽ có tác dụng phòng chống bệnh cao huyết áp.

1.11. Phòng chống bệnh viêm phế quản mãn tính và chứng giảm bạch cầu trong máu ngoại vi

Nấu cháo mộc nhĩ + hạt sen + gạo nếp để ăn hoặc mộc nhĩ 20g, rửa sạch, ngâm với nước ấm rồi đun với 20g đường phèn lấy nước uống trong ngày có tác dụng phòng chống bệnh viêm phế quản mãn tính và chứng giảm bạch cầu trong máu ngoại vi

2. Món ăn từ mộc nhĩ

Để phát huy công dụng của mộc nhĩ một cách tối đa nhất, bạn nên tham khảo một số cách chế biến các món ăn từ mộc nhĩ để làm tăng thêm khẩu vị, giúp bữa cơm gia đình vừa thơm ngon hấp dẫn, vừa bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe.Ảnh 3.

Ăn mộc nhĩ đúng cách có thể đem đến những lợi ích không ngờ đối với sức khỏe. (Ảnh: Internet)

2.1. Nộm mộc nhĩ

Món ăn này có tác dụng hỗ trợ điều trị di chứng tai biến mạch máu não, ngăn chặn tình trạng máu đông nhiều.

Cách thực hiện: Dưa chuột (150g) rửa sạch, thái lát; mộc nhĩ (100g); nấm tuyết (100g) ngâm nở, rửa sạch, xé nhỏ, chần qua nước sôi, vớt ra rồi chần qua nước lạnh, để ráo nước. Sau đó trộn tất cả với dầu thực vật như ô liu, dầu dừa, cho vào lò vi sóng làm nóng 10 giây. Đem ra nêm gia vị vừa ăn với dưa chuột.

2.2. Súp mộc nhĩ

Trời lạnh ăn món súp mộc nhĩ giúp cân bằng huyết áp, hỗ trợ điều trị bệnh mạch vành.

Cách thực hiện: Mộc nhĩ (10g), ngân nhĩ (10g) ninh nhừ, thêm đường phèn vừa đủ, ăn nóng.

Bên cạnh những công dụng tuyệt vời, chị em cũng nên lưu ý đến cách sử dụng mộc nhĩ và đối tượng sử dụng sao cho phù hợp. Trong mộc nhĩ tươi có chất Porphyrin là một chất nhạy cảm với ánh sáng, nếu ăn và gặp phải ánh sáng mặt trời sẽ khiến ta bị viêm da, ngứa da, phù thũng, đau nhức, thậm chí là phù nề thanh quản.

Vậy nên, chỉ nên ăn mộc nhĩ khô. Nhưng mộc nhĩ khô cũng phải biết cách chế biến cơ bản. Đó là ngâm bằng nước lạnh, để ráo trước khi chế biến. Đặc biệt, không nên sử dụng mộc nhĩ cho phụ nữ mang thai và cho con bú, kể cả những người đang có ý định sinh con bởi trong mộc nhĩ có những chất chống khả năng sinh sản.

3. Lưu ý khi sử dụng mộc nhĩ

- Không nên ăn quá nhiều mộc nhĩ vì điều này có thể gây tắc nghẽn đường ruột, khiến dạ dày không thể tiêu hóa được

- Không nên ngâm mộc nhĩ trong nước quá lâu vì điều này có thể dẫn đến ngộ độc

- Không nấu mộc nhĩ với ốc bươu, củ cải trắng vì có thể dẫn đến đau bụng

- Không được ăn mộc nhĩ tươi

Mẹo sơ chế mộc nhĩ an toàn, tận dụng hết tác dụng của mộc nhĩ

- Sử dụng tinh bột để loại bỏ các tạp chất trong mộc nhĩ: chúng ta có thể bỏ thêm 2 thìa tinh bột vào nước vừa đun sôi, khuấy đều, sau đó cho mộc nhĩ vào ngâm. Cách này sẽ giúp loại bỏ các tạp chất trong nấm một cách dễ dàng.

- Ngâm mộc nhĩ vào nước nóng: ngâm mộc nhĩ trong nước nóng giúp loại bỏ vi khuẩn gây hại trên bề mặt mộc nhĩ, đồng thời giúp mộc nhỉ nở to, mềm, dễ nấu hơn.

Thực phẩm giàu Vitamin B3 giúp hạ cholesterol trong máu

Từ khóa » Sơ Chế Nấm Hương Mộc Nhĩ Có Gì Khác Nhau