Những Dấu Hiệu Của Tội Lạm Dụng Tín Nhiệm Chiếm đoạt Tài Sản
Có thể bạn quan tâm
1. Các dấu hiệu về khách thể của tội phạm
luật sư giỏiluat su gioi
Khách thể của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản cũng tương tự như các tội có tính chất chiếm đoạt khác, nhưng tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản không xâm phạm đến quan hệ nhân thân mà chỉ xâm phạm đến quan hệ sở hữu, đây cũng là một điểm khác với các tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, tội cướp giật tài sản, đặc điểm này được thể hiện trong cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản nhà làm luật không quy định thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ là tình tiết định khung hình phạt. Vì vậy, nếu sau khi đã chiếm đoạt được tài sản, người phạm tội bị đuổi bắt mà có hành vi chống trả để tẩu thoát, gây chết người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác thì tuỳ từng trường hợp cụ thể mà người phạm tội còn phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người hoặc tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
2. Các dấu hiệu về mặt khách quan của tội phạm luật sư uy tínluat su uy tin
a. Hành vi khách quan luật sư tìm luật sư tim luat su
Do cấu tạo của Điều 140 và đặc điểm của tội lạm dụng chiếm đoạt tài sản, nên hành vi khách quan của tội phạm này có những điểm chú ý sau:
Việc chuyển giao tài sản từ người bị hại sang người phạm tội xuất phát từ một hợp đồng hợp pháp như vay, mượn, thuê tài sản. Ví dụ: M ký hợp đồng mua của Công ty xuất nhập khẩu Y 200 chiếc ti vi Sam-sung với tổng giá trị 400 triệu đồng; M đã nhận đủ 200 chiếc ti vi, nhưng không chịu thanh toán hết tiền cho Công ty.
Sau khi đã nhận được tài sản, người phạm tội mới dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản đang do mình quản lý; về thủ gian dối cũng được thể hiện bằng những hành vi cụ thể nhằm đánh lừa chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản như đối với thủ đoạn gian dối trong tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Ví dụ: A vay của B 10 lượng vàng với lãi xuật 1%/ tháng; khi vay A có viết giấy biên nhận cho B, nhưng sau đó B tìm cách mượn lại giấy biên nhận và chữa lại thanh 1 lượng vàng. Hết hạn, A không trả vàng cho B, B kiện A ra Toà án. Khi Toà án thụ lý vụ kiện, A khai chỉ mượn B 1 lượng vàng và xuất trình giấy biên nhận, còn B khai cho A mượn 10 lượng vàng và yêu cầu Toà án cho giám định tờ giấy biện nhận, kết quả giám định đã kết luận tờ giấy biện nhận đã bị tẩy xoá sửa chữa từ 10 lượng vàng thành 1 lượng vàng, nên Toà án đã chuyển hồ sơ vụ án cho Cơ quan điều tra khởi tố A về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Nếu người phạm tội không dùng thủ đoạn gian dối mà sau khi đã nhận tài sản một cách hợp pháp rồi bỏ trốn với ý thức không thanh toán, không trả lại tài sản cho chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản ( ý thức chiếm đoạt tài sản ) thì cũng là hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Khi đánh giá hành vi bỏ trốn của người phạm tội phải xem xét một cách khách quan, toàn diện, nếu người phạm tội bỏ trốn hoặc tránh mặt chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản vì nguyên nhân khác thì không coi là bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản. Ví dụ: Chị Đoàn Thị Hoan vay của chị Lương Thị Vinh nhiều lần và những lần vay trước chị Hoan đều trả đủ cả tiền gốc và tiền lãi cho chị Vinh, nhưng sau đó chị Hoan vay 9 lần của chị Vinh với số tiền 345 triệu, chị Hoan đã trả cho chị Vinh được 102 triệu, còn 243 triệu, chị Hoan cũng đã cố gắng trả cho chị Vinh được 157 triệu, còn 90 triệu chị Hoan mất khả năng thanh toán. Về số tiền 243 triệu, theo chị Hoan thì chị cho Nguyễn Thị Thìn vay lại, Nguyễn Thị Thìn cầm tiền của chị Hoan và bỏ trốn, chị Hoan đã báo cho Cơ quan điều tra về việc chị bị chị Thìn chiếm đoạt tiền và bỏ trốn; cơ quan điều tra đã xác minh và thấy việc trình báo của chị Hoan là có căn cứ nên đã quyết định khởi tố vụ án và ra lệnh truy nã đối với Nguyễn Thị Thìn. Do không có tiền trả cho chị Vinh và sợ nếu về Hải Phòng thì chị Vinh sẽ báo Công an bắt, nên chị Hoan phải ở nhờ nhà em gái ở Hà Nội, nhưng đến tết nguyên đán, vì nhớ con nên chị Hoan về Hải Phòng thì chị Vinh đã báo Công an bắt chi Hoan. Trong trường hợp này, tuy chị Hoan có tránh mặt chủ sở hữu nhưng việc tránh mặt này không nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản mà vì sợ chị Vinh báo Công an bắt mình, hơn nữa chị Hoan không có tiền trả chị Vinh là do chị Hoan bị người khác chiếm đoạt.
Nếu người phạm tội không có hành vi gian dối, không bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản nhưng lại dùng tài sản đó (tài sản nhận từ chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản một cách hợp pháp) vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản thì cũng bị coi là lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Hiểu như thế nào là dùng tài sản vào mục đích bất hợp pháp là một vấn đề không đơn giản, nếu theo khái niệm thông thường thì “bất hợp pháp” là không đúng với pháp luật không phân biệt đó là pháp luật gì và nếu hiểu bất hợp pháp theo nghĩa rộng như vậy thì hấu hết các trường hợp mất khả năng thanh toán nợ cho chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản đều là hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, thực tiễn xét xử đã không coi việc sử dụng tài sản vào mục đích bất hợp pháp theo khai niệm rộng như trên, mà chỉ coi những trường hợp dùng tài vào việc thực hiện tội phạm thì mới coi là bất hợp pháp với ý nghĩa là dấu hiệu cấu thành tội phạm như: dùng tiền vay được để hối lộ, để buôn lậu, để mua bán hàng cấm, để mua bán ma tuý, vũ khĩ quân dụng, chất độc, chất cháy... Ngoài ra, trong một số trường hợp do làm ăn thua lỗ đã mất khả năng thanh toán, nhưng vẫn tiếp tục vay mượn tiền hoặc tài sản rồi dùng tiền hoặc tài sản đó trả nợ cũ, hoặc dùng tài sản vay được ăn tiêu, mua sắm vật dụng trong gia đình, mua đất xây nhà... Nếu không dùng tài sản vào mục phạm tội mà dùng vào mục đích bất hợp pháp khác thì phải xem xét đánh giá từng trường hợp cụ thể, để xác định hành vi đó đã cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản chưa. Cần phân biệt, dùng tài sản vào mục đích bất hợp pháp với việc sử dụng tài sản không đúng mục đích đã thoả thuận khi vay, mượn. Ví dụ: Khi vay tiền, nói là để phát triển chăn nuôi ( nuôi gà công nghiệp), nhưng sau khi vay được tiền lại không nuôi gà nữa mà dùng tiền vay được vào việc nuôi tôm sú, nhưng vì không có kỹ thuật nên bị thua lỗ dẫn đén không có khả năng thanh toán thì hành vi của người phạm tội không cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là phạm tội sử dụng trái phép tài sản quy định tại Điều 142 Bộ luật hình sự.
b. Hậu quả luật sư bào chữaluat su bao chua luật sư hình sựluat su hinh su
Hậu quả của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là thiệt hại về tài sản mà cụ thể là giá trị tài sản bị chiếm đoạt. Theo khoản 1 của điều luật quy định giá trị tài sản bị chiếm đoạt từ 1.000.000 đồng trở lên mới cấu thành tội phạm, còn nếu tài sản bị chiếm đoạt dưới 1.000.000 đồng thì phải kèm theo điều kiện gây hậu quả nghiêm trọng, hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm mới cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Do đặc điểm của hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là người phạm tội chiếm đoạt tài sản đang do mình quản lý, do đó nói chung không có trường hợp phạm tội chưa đạt, vì nếu người phạm tội chưa chiếm đoạt được tài sản thì cũng có nghĩa là chưa có hành vi phạm tội. Tuy nhiên, trong trường hợp người phạm tội dùng thủ đoạn gian dối, nhưng thủ đoạn đó không lừa được chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản nên không chiếm đoạt được tài sản đang do mình quản lý thì mới coi trường hợp phạm tội này là ở giai đoạn phạm tội chưa đạt ( đã dùng thủ đoạn gian dối nhưng vì những lý do khách quan nên người phạm tội không thực hiện được thủ đoạn đó).
Nếu người phạm tội có ý định chiếm đoạt tài sản có trị dưới 1.000.000 đồng, nhưng chưa chiếm đoạt được thì chưa cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, vì dù có chiếm đoạt được cũng chưa cấu thành tội phạm huống hồ chưa chiếm đoạt được. Tuy nhiên, trong trường hợp người phạm tội có ý định chiếm đoạt tài sản có giá trị dưới 1.000.000 và chưa chiếm đoạt được nhưng lại thuộc trường hợp đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về hành vi chiếm đoạt chưa được xoá án tích thì hành vi này đã cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, nhưng về đường lối xử lý, tuỳ từng trường hợp cụ mà quyết định việc có truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội hay không. Theo chúng tôi chỉ nên truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người đã bị xử phạt hành chính nhiều lần về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án nhiều lần về tội chiếm đoạt hoặc họ là phần tử nguy hiểm, là đối tượng có nhiều tiền án, tiền sự, phạm tội có tính chất chuyên nghiệp.
3. Các dấu hiệu về mặt chủ quan của tội phạm luật sư ly hôn
Cũng như đối với tội có tính chất chiếm đoạt, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản cũng được thực hiện do cố ý. Mục đích của người phạm tội là mong muốn chiếm đoạt được tài sản.
Mục đích chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, ngoài mục đích chiếm đoạt, người phạm tội còn có thể có những mục đích khác cùng với mục đích chiếm đoạt hoặc chấp nhận mục đích chiếm đoạt của người đồng phạm khác thì người phạm tội cũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Trích "Bình luận khoan học Bộ luật Hình sự"
Tác giả: Đinh Văn Quế - Chánh Tòa hình sự TAND tối cao
Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trong hoạt động ngân hàng
Từ lừa đảo đến lạm dụng tín nhiệm có một khoảng cách pháp lý nhất định nhưng chúng ta lại cho là đồng nhất, xét ở góc độ ngân hàng thì hành vi chiếm đoạt tài sản đó là lừa đảo nhưng theo pháp luật thì chỉ là lạm dụng tín nhiệm.
Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, có thể nói hoạt động cho vay là hoạt động kinh doanh chính. Ngân hàng căn cứ các quy định về cho vay của Ngân hàng Nhà nước và các quy định pháp luật khác có liên quan để thực hiện cho vay. Khách hàng đến vay tại ngân hàng phải đáp ứng đủ các điều kiện cho vay, ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay (nếu có) thì ngân hàng mới giải ngân đồng thời ngân hàng thực hiện giám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn vay theo quy định.
Mục đích khách hàng đến ngân hàng vay rất đa dạng, nhưng thường là vay để kinh doanh, thực hiện dự án đầu tư hoặc có thể vay để phục vụ sinh hoạt gia đình như tiêu dùng, cưới hỏi, mua sắm thiết bị máy móc, ô tô, xe máy hoặc có thể là mua nhà ở… tất cả các mục đích này đều hợp pháp và bên cạnh đó khách hàng đã có phương án trả nợ được ngân hàng chấp thuận và cho vay.
Tuy nhiên, không phải khách hàng nào cũng thực hiện đúng cam kết với ngân hàng, sử dụng vốn vay đúng mục đích, thanh toán lãi và gốc đúng hạn. Nhiều khách hàng, khi được ngân hàng giải ngân đã dùng số tiền được vay sử dụng vào các mục đích khác, mục đích bất hợp pháp hoặc trốn tránh, gian dối nhằm làm cho ngân hàng không thu hồi được các khoản đã cho vay. Do đó, tùy từng trường hợp cụ thể, hành vi sai phạm của khách hàng có thể bị cơ quan tố tụng xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự theo tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Trước đây, theo BLHS 1985 chỉ quy định là có hành vi được coi là “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản…” là bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà không quy định các tình tiết cụ thể và chi tiết của hành vi phạm tội dẫn đến nhiều trường hợp hình sự hóa các quan hệ dân sự, kinh tế, nhiều trường hợp bị kết án oan về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản mà lẽ ra họ chỉ là bị đơn trong vụ án dân sự, tranh chấp kinh tế.
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, nhằm hạn chế tối đa việc “hình sự hóa” các quan hệ dân sự, kinh tế và tránh oan sai, BLHS 1999 đã quy định chi tiết, cụ thể các hành vi cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và chỉ người nào có hành vi phạm tội với đầy đủ các tình tiết theo quy định của BLHS 1999 mới bị xem xét truy cứu theo tội này.
Phân tích, đánh giá về nội dung điều luật
1. Người thực hiện hành vi phạm tội
Tương tự như người thực hiện các hành vi phạm vào các tội xâm phạm sở hữu khác, người thực hiện hành vi phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản phải là người từ đủ 16 tuổi trở lên mới phải chịu trách nhiệm hình sự. Còn đối với những người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thì chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự đối với các quy định tại Khoản 3 - Tội rất nghiêm trọng hoặc Khoản 4 - Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng của Điều luật.
Trường hợp người phạm tội trực tiếp thực hiện các hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là CBNV ngân hàng thì cũng phải đáp ứng điều kiện về độ tuổi nêu trên.
2. “Quy định” bị vi phạm ?
Quy định bị vi phạm chung nhất ở Điều luật này là quy định về sở hữu tài sản, cụ thể là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và định đoạt tài sản. Trong hoạt động ngân hàng, quy định về sở hữu tài sản được thể hiện qua các quy định nội bộ của ngân hàng. Tài sản ngân hàng đặc trưng và cụ thể nhất là vốn. Tài sản này được ngân hàng quản lý rất khoa học, chặt chẽ theo quy trình, quy chế nội bộ nhất định và rất đầy đủ như quy định về quản lý ngân quỹ, quy định về cấp tín dụng, quy định về hoạt động quản lý tài sản cố định, tài sản lưu động khác và đặc biệt là các quy định về việc kiểm tra, giám sát, thanh tra việc thực hiện các quy định và nghiệp vụ nêu trên nhằm đảm bảo an toàn vốn và tài sản của ngân hàng.
3. Hành vi phạm tội, hậu quả và mối quan hệ với hành vi phạm tội
3.1 Hành vi phạm tội:
Các hành vi phạm vào tội quy định tại Điều 140 BLHS 1999 được quy định là hành vi nhằm “chiếm đoạt” tài sản, nhưng sự chiếm đoạt được thể hiện bằng nhiều hình thức khác nhau và có đặc trưng khác hoàn toàn với các tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cụ thể:
- Việc chuyển giao tài sản từ chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản sang người phạm tội là do tín nhiệm và hoàn toàn ngay thẳng để người được giao tài sản sử dụng (hợp đồng vay, mượn, thuê), bảo quản (hợp đồng trông giữ, bảo quản), vận chuyển (hợp đồng vận chuyển), gia công (hợp đồng gia công, chế biến), sửa chữa (hợp đồng sửa chữa). Trong hoạt động ngân hàng thì việc chuyển giao tài sản từ ngân hàng sang người phạm tội xuất phát từ một hợp đồng hợp pháp là hợp đồng cho vay (Hợp đồng tín dụng).
- Sau khi đã được ngân hàng cho vay, người phạm tội mới dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản đang do mình quản lý, thủ đoạn gian dối cũng được thể hiện bằng những hành vi cụ thể nhằm đánh lừa chủ sở hữu, người quản lý tài sản - CBNV ngân hàng giống như thủ đoạn gian dối trong tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Ví dụ: A ký hợp đồng tín dụng vay của ngân hàng 5 tỷ đồng để kinh doanh thiết bị ô tô. Tuy nhiên, khi được ngân hàng thanh toán cho mua số thiết bị ô tô theo cam kết, lợi dụng sự lơi lỏng trong kiểm soát của ngân hàng, A đã chỉ đạo nhân viên rút ruột toàn bộ lô thiết bị ô tô để bán lấy tiền đánh bạc và chi tiêu cá nhân hết, A có thể bị xem xét truy cứu về hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
- Nếu người phạm tội không dùng thủ đoạn gian dối mà sau khi đã nhận được tài sản một cách hợp pháp rồi bỏ trốn với ý định không thanh toán, không trả lại tài sản cho chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản (ý thức chiếm đoạt tài sản) thì được xác định là hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Nếu việc bỏ trốn của người phạm tội khi đánh giá khách quan và toàn diện thấy rằng không phải vì mục đích trốn hoặc tránh mặt chủ sở hữu, người quản lý tài sản mà vì nguyên nhân khác thì không coi là bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản.
Ví dụ: A vay của ngân hàng 4 tỷ đồng. Khi nhận tiền vay ngân hàng thì A cho B vay lại 2 tỷ đồng. Trong quá trình vay, A đã trả ngân hàng được 1,2 tỷ đồng rồi kinh doanh thua lỗ không trả được, A phát hiện ra nơi B đang trốn nợ nên âm thầm đi đòi, không thông báo cho ngân hàng. Ngân hàng phát hiện A sử dụng vốn sai mục đích, không thể liên hệ được vì tin A đã bỏ trốn nên đề nghị công an khởi tố A tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, 6 tháng sau A về mang theo tiền trả ngân hàng, cơ quan điều tra xác định việc bỏ trốn của A không nhằm trốn tránh mà đi đòi nợ trả ngân hàng nên không coi A có hành vi bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản ngân hàng.
- Nếu người phạm tội không có hành vi gian dối, không bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản, nhưng lại dùng vốn vay của ngân hàng vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả nợ cho ngân hàng thì cũng bị coi là lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản ngân hàng.
Ví dụ: A ký hợp đồng tín dụng vay của ngân hàng 1 tỷ đồng để kinh doanh dịch vụ vận tải. Tuy nhiên, khi được ngân hàng cho vay, A đã không kinh doanh vận tải theo cam kết trong đơn đề nghị vay và hợp đồng tín dụng đã ký mà đánh bạc hết, ngân hàng phát hiện, A bị truy cứu về hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Hiểu thế nào là dùng vốn vay ngân hàng vào mục đích bất hợp pháp là một vấn đề không đơn giản, nếu theo nghĩa rộng thì “bất hợp pháp” là không đúng với pháp luật, không phân biệt đó là pháp luật gì, thì hầu hết các trường hợp không có khả năng thanh toán nợ cho ngân hàng đều bị coi là hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Tuy nhiên, thực tiễn xét xử cho thấy những trường hợp bị xác định là dùng vốn vay vào các mục đích “bất hợp pháp” thường được hiểu là những trường hợp dùng vốn vay vào việc thực hiện tội phạm như dùng tiền vay ngân hàng để hối lộ, để buôn lậu, buôn bán hàng quốc cấm, để mua bán ma túy, để mua bán chất độc, chất cháy nổ… hoặc đơn giản là để đánh bạc, đánh lô đề.
Nếu không xác định là dùng tiền vay ngân hàng vào mục đích phạm tội mà dùng vào mục đích bất hợp pháp khác như trong một số trường hợp, do kinh doanh thua lỗ dẫn đến mất khả năng thanh toán nhưng vẫn tiếp tục vay mượn anh em, bạn bè để trả nợ ngân hàng hoặc vay nợ mới để trả nợ cũ hoặc dùng tiền vay ngân hàng không kinh doanh đúng mục đích cam kết ban đầu nhưng để mua sắm vật dụng gia đình nhằm phục vụ sinh hoạt, chi tiêu, mua ô tô, xe máy, xây, sửa nhà … thì phải xem xét, đánh giá từng trường hợp, điều kiện cụ thể để xác định hành vi đó đã cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản hay chưa ?
Cần phân biệt rõ việc dùng tiền vay ngân hàng vào mục đích bất hợp pháp với việc dùng tiền vay ngân hàng không đúng mục đích đã thỏa thuận, cam kết trong hợp đồng cho vay đã ký.
3.2 Hậu quả và mối quan hệ của hậu quả với hành vi phạm tội
Theo quy định của BLHS 1999 thì hậu quả đối với tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản phải là thiệt hại về tài sản mà cụ thể là giá trị tài sản bị chiếm đoạt.
Giá trị tài sản bị chiếm đoạt phải có giá trị từ 1.000.000 đồng trở lên thì mới phạm vào tội này, nếu dưới 1.000.000 đồng thì phải hội đủ các điều kiện khác của điều luật như gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì mới phạm vào Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Hiện nay, đời sống kinh tế của nhân dân được nâng cao, với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế như hiện nay thì việc các tổ chức, cá nhân giao dịch kinh doanh, dân sự được nâng lên rõ rệt, mức tiền để xác định ranh giới giữa hành vi phạm tội và hành vi hành chính, dân sự chỉ là 1.000.000 đồng đã không còn phù hợp. Chính vì vậy, ngày 19/06/2009, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khóa XII, kỳ họp thứ 5 đã họp và thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS1999. Theo đó, kể từ ngày 01/01/2010 giá trị tài sản bị chiếm đoạt tại khoản 1 Điều 140 BLHS 1999 đã được thay đổi từ mức “1.000.000 đồng” thành “4.000.000 đồng”.
Như vậy, kể từ ngày Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS 1999 có hiệu lực thì người nào có hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản từ 4.000.000 (bốn triệu đồng) đồng trở lên mới bị xem xét truy cứu theo tội và hình phạt quy định tại khoản 1 Điều 140 BLHS 1999.
4. Lỗi, động cơ và mục đích phạm tội
Lỗi: Người thực hiện hành vi bị truy tố về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của ngân hàng là lỗi cố ý, chứ không phải do vô ý. Tùy từng trường hợp phạm tội cụ thể cơ quan tố tụng sẽ xem xét các tình tiết, đánh giá các hành vi nhằm xác định người phạm tội có lỗi cố ý trực tiếp hoặc lỗi cố ý gián tiếp để tuyên buộc người phạm tội chịu các mức hình phạt cụ thể.
Động cơ và mục đích phạm tội: Động cơ và mục đích của người phạm tội khi thực hiện hành vi lạm dụng tín nhiệm là nhằm chiếm đoạt tài sản của ngân hàng. Mục đích chiếm đoạt tài sản của người phạm tội bao giờ cũng có sau khi có được tài sản bằng các hình thức hợp lý, hợp pháp nhưng ký hợp đồng, cam kết nhằm thỏa thuận giao tài sản. Nếu mục đích chiếm đoạt tài sản có trước và việc tiếp cận ngân hàng nhằm chiếm đoạt thì có thể xác định hành vi đó là thủ đoạn gian dối của tội lừa đảo chứ không phải là lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Ví dụ: A thực hiện thủ tục vay vốn hợp pháp tại ngân hàng để thực hiện kinh doanh vận tải, khi vay được tiền A không kinh doanh vận tải theo cam kết mà lấy tiền vay để hối lộ. A bị cơ quan tố tụng xem xét theo hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản chứ không phải tội lừa đảo.Ngược lại nếu cùng trường hợp trên nhưng A giả mạo giấy tờ, tài liệu, hợp đồng nhằm tiếp cận ngân hàng để vay vốn thì tùy từng trường hợp, điều kiện, hoàn cảnh cụ thể A có thể bị xem xét truy cứu theo tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản ngân hàng chứ không phải tội lạm dụng tín nhiệm.
Trích "Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trong hoạt động ngân hàng"
Luật sư Phan Văn Lãng - Tạp chí Ngân hàng
Từ khóa » Ví Dụ Về Tội Sử Dụng Trái Phép Tài Sản
-
Về Tội Sử Dụng Trái Phép Tài Sản - Tạp Chí Tòa án
-
Sử Dụng Trái Phép Tài Sản Của Người Khác Bị Xử Lý Thế Nào? - LSVN
-
Tội Sử Dụng Trái Phép Tài Sản - Những Quy định Cần Biết! - PhapTri
-
Tội Sử Dụng Trái Phép Tài Sản Là Gì? - Luật Hoàng Anh
-
Phân Tích Dấu Hiệu Của Tội Sử Dụng Trái Phép Tài ... - Luật Minh Khuê
-
Mức Phạt Mới Nhất Tội Sử Dụng Trái Phép Tài Sản Thế Nào?
-
Tội Sử Dụng Trái Phép Tài Sản Theo Quy định Của Bộ Luật Hình Sự
-
Tội Sử Dụng Trái Phép Tài Sản Trong Bộ Luật Hình Sự Năm 2015
-
Quy định Về Tội Chiếm Giữ Trái Phép Tài Sản
-
Sử Dụng Trái Phép Tài Sản Của Người Khác Bị Xử Lý Như Nào?
-
Bình Luận Tội Sử Dụng Trái Phép Tài Sản - LuậtBìnhTâm
-
Quy định Về Tội Sử Dụng Trái Phép Tài Sản Theo Pháp Luật Hình Sự
-
I. Về Một Số Tình Tiết Là Yếu Tố định Tội Hoặc định Khung Hình Phạt
-
Luận Văn: Tội Sử Dụng Trái Phép Tài Sản Theo Luật Hình Sự, HAY