Quy định Về Tội Chiếm Giữ Trái Phép Tài Sản

0903.888.087 tuvan@luatsuquangthai.vn
  • Facebook
  • Google+
  • rss
  • youtube

Quy định về Tội chiếm giữ trái phép tài sản

HomeHình sự Quy định về Tội chiếm giữ trái phép tài sản

1. Mặt khách quan

v  Hành vi khách quan:-         Trước hết, người phạm tội có được tài sản là do bị giao nhầm, do mình tìm được hoặc bắt được.Trong trường hợp bị giao nhầm, cần xác định người phạm tội hoàn toàn không có thủ đoạn nào để bên giao tài sản tưởng nhầm mà giao tài sản cho mình, nếu người phạm tội có thủ đoạn gian dối để bên giao tài sản nhầm mà giao tài sản cho mình thì không phải là bị giao nhầm thì sẽ cấu thành một tội phạm khác.Trường hợp tìm được tài sản, trong một số trường hợp cần xác định tài sản mà người phạm tội tìm được là việc tìm kiếm trái phép, nếu việc tìm kiếm đó được phép hoặc Nhà nước không cấm thì tài sản tìm được thuộc quyền sở hữu của người tìm được. Ví dụ: Đào được vàng trong bãi đào vàng Nhà nước không quản lý hoặc người đào vàng đã được cấp giấy phép.Bắt được tài sản là trường hợp phát hiện tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên thì người phát hiện có nghĩa vụ tuân thủ theo quy định tại Điều 230 Bộ luật dân sự 2015. Trường hợp biết được địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc trả lại tài sản cho người đó; nếu không biết địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc giao nộp cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại. Tuy nhiên, nếu người này không thực hiện đúng nghĩa vụ trên và giá trị tài sản từ 10.000.000 đồng trở lên hoặc dưới 10.000.000 đồng nhưng tài sản là di vật, cổ vật mà cố tình không trả lại cho chủ sở hữu thì được xem là hành vi khách quan trong cấu thành tội phạm của tội phạm này.-          Không trả lại tài sản cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp, giao nộp cho cơ quan thẩm quyền là hành vi cố tình giữ tài sản do bị giao nhầm, do tìm được hoặc bắt được khi đã có yêu cầu của chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản, cơ quan thẩm quyền.Yêu cầu nhận lại tài sản bị giao nhầm, do người phạm tội tìm được hoặc bắt được là yêu cầu của chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp tài sản hoặc cơ quan có thẩm quyền. Nếu chưa có yêu cầu nhận lại tài sản hoặc yêu cầu đó không phải của chủ thể trên thì chưa cấu thành tội phạm tội này.v  Hậu quả:Hậu quả của tội phạm này là tài sản bị giao nhầm, bị mất, bị rơi không thu hồi được. Tuy nhiên, nếu là tài sản bình thường không phải là di vật, cổ vật thì phải có giá trị từ 10.000.000 đồng trở lên thì mới cấu thành tội phạm này. Nếu tài sản là di vật, cổ vật thì không cần phải có giá trị từ 10.000.000 đồng vẫn bị coi là tội phạm.2. Khách thểQuan hệ sở hữu.Đây cũng là một điểm khác với các tội có tính chất chiếm đoạt như cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, tội cướp giật tài sản, đặc điểm này được thể hiện trong cấu thành tội chiếm giữ trái phép tài sản nhà làm luật không quy định thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ là tình tiết định khung hình phạt. Vì vậy, nếu sau khi đã chiếm giữ được tài sản, người phạm tội bị đòi lại tài sản mà có hành vi dũng vũ lực, gây chết người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác thì tuỳ từng trường hợp cụ thể mà người phạm tội còn phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người hoặc tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.3. Mặt chủ quan-          Lỗi: lỗi trong trường hợp này là lỗi cố ý trực tiếp. Bởi vì người phạm tội biết rõ hành vi của mình gây nguy hiểm cho xã hội, thấy trước được hậu quả xảy ra và mong muốn nó xảy ra. Trong ý thức chủ quan, người phạm tội nhận thức được tài sản đó không thuộc quyền sở hữu của họ. Tuy nhiên, họ vẫn cố ý không thực hiện hành vi trả lại tài sản cho thuộc quyền sở hữu, quản lý của chủ sỡ hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm.-          Mục đích: mục đích của người phạm tội là mong muốn giữ bằng được tài sản do bị giao nhầm, tìm được hoặc bắt được. Mục đích này là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm.4. Chủ thểChủ thể của tội này là người từ đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự.Người phạm tội từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này, vì tội phạm này có hai khoản nhưng không có trường hợp nào quy định là tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

Liên hệ Luật sư

Tư vấn luật về hình sự là một trong những lĩnh vực mà chúng tôi tổ chức cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên sâu. Lĩnh vực này do nhóm Luật Sư giỏi về pháp luật hình sự phụ trách tư vấn và tham gia tranh tụng, bào chữa, bảo vệ quyền lợi. Với kinh nghiệm và hiểu biết của chúng tôi, Văn phòng luật sư Quang Thái cam kết sẽ tư vấn và thực hiện việc bào chữa, bảo vệ tốt nhất quyền lợi ích hợp pháp cho quý khách.Luật sư hình sự:0903888087

Bài viết xem thêm

  • Tội trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy
  • Tội sản xuất trái phép chất ma túy
  • Tội tàng trữ trái phép chất ma túy
  • Tội vận chuyển trái phép chất ma túy
  • Tội mua bán trái phép chất ma túy
Hình ảnh văn phòng Luật sư Quang Thái Hình ảnh văn phòng Luật sư Quang Thái

Các lĩnh vực

  • Hình Sự
    • Tư Vấn Luật Hình Sự
  • Doanh Nghiệp
    • Tư Vấn Luật Doanh Nghiệp và Thương Mại
    • Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp
  • Dân Sự
    • Tư Vấn Luật Dân Sự
  • Hôn nhân
    • Tư vấn Luật hôn nhân và gia đình
    • Tư vấn thủ tục ly hôn tại Việt Nam
  • Nhà Đất
    • Tư vấn Luật đất đai nhà ở
    • Giải quyết tranh chấp đất đai và nhà ở
  • Thừa Kế
    • Tư Vấn Luật Thừa Kế

Bài viết mới nhất

  • Tội trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các ...
  • Tội sản xuất trái phép chất ma túy
  • Tội tàng trữ trái phép chất ma túy
  • Tội vận chuyển trái phép chất ma túy
  • Tội mua bán trái phép chất ma túy

Facebook

Liên hệ

Văn phòng Luật sư Quang Thái được xây dựng và phát triển dựa trên đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực tư vấn luật (tư vấn pháp luật)

12 Mạc Đĩnh Chi, P.Đakao, Q.1 TP. Hồ Chí Minh

Bài viết mới

  • Tội trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các ...
  • Tội sản xuất trái phép chất ma túy
  • Tội tàng trữ trái phép chất ma túy
  • Tội vận chuyển trái phép chất ma túy

Tìm Luật sư

  • Tư Vấn Luật Hình Sự
  • Tư Vấn Luật Doanh Nghiệp và Thương Mại
  • Tư Vấn Luật Dân Sự
  • Tư vấn Luật hôn nhân và gia đình
  • Tư vấn Luật đất đai nhà ở

Đăng ký tư vấn

Thank You! Your message has been sent successfully. Nhập email của bạn * Nhập nội dung câu hỏi * Đăng ký

Từ khóa » Ví Dụ Về Tội Sử Dụng Trái Phép Tài Sản