Những điểm Mới Cơ Bản Của Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự Năm 2015
Có thể bạn quan tâm
Tiện ích Thời tiết Giá vàng Tỷ giá Liên kết websiteCổng thông tin điện tử thành phố Hà NộiTrang Chính phủBáo Lao động điện tửTin nhanh Việt NamBáo dân tríBáo Gia đình và Xã hộiBáo Quảng NinhBộ giáo dục và Đào tạoBáo nhân dân điện tửBáo công an nhân dânVịnh Hạ LongTruyền hình Việt NamTrung tâm internet Việt NamBáo Tuổi trẻBáo Thanh niênĐài phát thanh và truyền hình Quảng NinhPhòng Giáo dục - Đào tạo Huyện Đông TriềuBáo Tiền phongCổng thông tin điện tử thành phố Hải PhòngCổng thông tin điện tử thành phố Đà NẵngCổng thông tin điện tử thành phố HCMCổng thông tin điện tử thành phố Cần ThơCổng thông tin điện tử tỉnh Bắc NinhCổng thông tin điện tử tỉnh Lạng SơnCổng thông tin điện tử tỉnh Lào CaiCổng thông tin điện tử tỉnh Thừa Thiên HuếCổng thông tin điện tử tỉnh Thái BìnhCổng thông tin điện tử tỉnh Đắk LắkCổng thông tin điện tử tỉnh Thanh HóaCổng thông tin điện tử tỉnh An GiangCổng thông tin điện tử tỉnh Nam ĐịnhCổng thông tin điện tử tỉnh Hải DươngCổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh PhúcCổng thông tin điện tử tỉnh Thái NguyênCổng thông tin điện tử tỉnh Tuyên QuangCổng thông tin điện tử tỉnh Lai ChâuCổng thông tin điện tử tỉnh Phú ThọCổng thông tin điện tử tỉnh Bắc GiangCổng thông tin điện tử tỉnh Hòa BìnhCổng thông tin điện tử tỉnh Quảng BìnhCổng thông tin điện tử tỉnh Bình PhướcCổng thông tin điện tử tỉnh Khánh HòaCổng thông tin điện tử tỉnh Hưng YênCổng thông tin điện tử tỉnh Bà Rịa-Vũng TàuCổng thông tin điện tử tỉnh Cà MauCổng thông tin điện tử tỉnh Sóc TrăngCổng thông tin điện tử tỉnh Hà TĩnhBáo Công lýBáo xã hộiBáo ngôi sao ĐƯỜNG DÂY NÓNG 0210.3883.156 Lượt truy cập Số lượng truy cập: Trang chủ Tin tức - Sự kiện Những điểm mới cơ bản của Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015 Đăng ngày 09/11/2016 Chia sẻ
Bộ Luật tố tụng dân sự được Quốc hội khoá XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 25/11/2015 (viết tắt là BLTTDS). Để thi hành Bộ luật này ngày 25/11/2015, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 103/2015/QH13 về việc thi hành Bộ luật tố tụng dân sự. Luật được Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 08/12/2015 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2016.
BLTTDS gồm 10 phần, 42 chương, 517 Điều. So với Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, BLTTDS giữ nguyên 63 điều; sửa đổi, bổ sung 350 điều; bổ sung mới 104 điều; bãi bỏ 07 điều.
BLTTDS có những điểm mới cơ bản sau đây:
I. Những quy định chung (Phần thứ nhất, 11 chương, Điều 1 - Điều 185)
1. Tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng (Khoản 2 Điều 4 )
Quy định mới này nhằm thể chế hóa tinh thần cải cách tư pháp: Tòa án phải thật sự là
chỗ dựa của nhân dân trong việc bảo vệ công lý, quyền con người; mọi tranh chấp, khiếu kiện của cá nhân, cơ quan, tổ chức về dân sự thì Tòa án phải có trách nhiệm giải quyết. Tuy nhiên, BLTTDS đã giới hạn vụ việc dân sự chưa có điều luật để áp dụng mà Tòa án thụ lý giải quyết là vụ việc dân sự thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự nhưng tại thời điểm vụ việc dân sự đó phát sinh và cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu Tòa án giải quyết chưa có điều luật để áp dụng.
2. Bảo đảm tranh tụng trong xét xử (Điều 24)
BLTTDS sửa đổi, bổ sung nguyên tắc “Bảo đảm tranh tụng trong xét xử”, nguyên tắc này bảo đảm cho đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thực hiện quyền tranh tụng từ khi khởi kiện thụ lý vụ án cho đến khi giải quyết xong vụ án trong xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm. Nội dung của tranh tụng được thể hiện ở những điểm cơ bản như sau:
- Đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có quyền thu thập, giao nộp tài liệu, chứng cứ kể từ khi Tòa án thụ lý vụ án dân sự; trình bày, đối đáp, phát biểu quan điểm, lập luận về đánh giá chứng cứ và pháp luật áp dụng để bảo vệ yêu cầu, quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc bác bỏ yêu cầu của người khác theo quy định của Bộ luật này.
- Tòa án có trách nhiệm bảo đảm cho đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự theo quy định của BLTTDS. Trong các trường hợp xét thấy cần thiết hoặc theo yêu cầu của đương sự theo quy định của BLTTDS thì Tòa án tiến hành thu thập tài liệu, chứng cứ.
- Trong quá trình tố tụng, các chứng cứ của vụ án phải được công khai, trừ trường hợp không được công khai định theo quy định tại Khoản 2 Điều 109 của BLTTDS. Các đương sự đều có quyền được biết, ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ do đương sự khác xuất trình hoặc do Tòa án thu thập (trừ tài liệu, chứng cứ không được công khai). Đương sự có nghĩa vụ gửi cho đương sự khác hoặc người đại diện hợp pháp của họ bản sao đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ đã giao nộp cho Tòa án (trừ tài liệu, chứng cứ không được công khai).
- Trong quá trình xét xử, mọi tài liệu, chứng cứ phải được xem xét đầy đủ, khách quan, toàn diện, công khai, trừ trường hợp không được công khai theo quy định tại Khoản 2 Điều 109 của BLTTDS. Tòa án điều hành việc tranh tụng, Hội đồng xét xử chỉ hỏi những vấn đề chưa rõ và căn cứ vào kết quả tranh tụng để ra bản án, quyết định.
3. Về sự tham gia của Viện kiểm sát
- Tại phiên tòa sơ thẩm, Kiểm sát viên phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật tố tụng của Thẩm phán, Hội đồng xét xử, Thư ký phiên tòa và của người tham gia tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án kể từ khi thụ lý cho đến trước thời điểm Hội đồng xét xử nghị án và phát biểu ý kiến về việc giải quyết vụ án (Điều 262).
- Ngay sau khi kết thúc phiên tòa, phiên họp sơ thẩm, phúc thẩm, Kiểm sát viên phải gửi văn bản phát biểu ý kiến cho Tòa án để lưu vào hồ sơ vụ án.
4. Về thẩm quyền của Tòa án (Chương III từ Điều 26 đến Điều 42)
BLTTDS quy định 3 vấn đề mới về thẩm quyền của Tòa án như sau:
a) Tòa án có thẩm quyền giải quyết tất cả các tranh chấp, các yêu cầu về dân sự, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
b) Về thẩm quyền của Tòa án theo cấp xét xử:
- Tòa án nhân dân cấp huyện giải quyết sơ thẩm hầu hết các vụ việc dân sự.
- Tòa án nhân dân cấp tỉnh giải quyết theo thủ tục sơ thẩm vụ việc mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hoà XHCN Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài hoặc những tranh chấp mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh tự mình lấy lên để giải quyết hoặc theo đề nghị của Tòa án nhân dân cấp huyện; phúc thẩm vụ việc mà bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị. Tòa án nhân dân cấp tỉnh không còn thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật như trước đây mà chỉ có thẩm quyền kiểm tra bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện khi phát hiện có vi phạm pháp luật hoặc có tình tiết mới theo quy định của BLTTDS thì kiến nghị với Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét, kháng nghị.
- Tòa án nhân dân cấp cao giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ bằng Hội đồng xét xử gồm 03 Thẩm phán hoặc Hội đồng toàn thể thành viên Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao.
- Tòa án nhân dân tối cao giám đốc thẩm những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án khác bằng Hội đồng xét xử gồm 05 Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hoặc toàn thể thành viên Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
c) Thẩm quyền của Tòa chuyên trách:
- Thẩm quyền của các Tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp huyện (Điều 36):
+ Tòa dân sự Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc về dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại Điều 35 của BLTTDS.
+ Tòa gia đình và người chưa thành niên Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc về hôn nhân và gia đìnhthuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại Điều 35 của BLTTDS.
+ Đối với Tòa án nhân dân cấp huyện chưa có Tòa chuyên trách thì Chánh án Tòa án có trách nhiệm tổ chức công tác xét xử và phân công Thẩm phán giải quyết vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện.
- Thẩm quyền của các Tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp tỉnh (Điều 38):
+ Tòa dân sự Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm phúc thẩm những tranh chấp, yêu cầu về dân sự.
+ Tòa gia đình và người chưa thành niên Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm phúc thẩm những tranh chấp, yêu cầu về hôn nhân và gia đình.
+ Tòa kinh tế Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm những tranh chấp, yêu cầu về kinh doanh, thương mại.
+ Tòa lao động Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm những tranh chấp, yêu cầu về lao động.
5. Quyền và nghĩa vụ của đương sự
Để bảo đảm thực hiện tốt nguyên tắc tranh tụng trong suốt quá trình giải quyết vụ án, BLTTDS đã bổ sung quyền và nghĩa vụ của đương sự. Điều 70 BLTTDS quy định đương sự có 26 quyền và nghĩa vụ chung; theo Điều 71, nguyên đơn có 2 quyền riêng; theo Điều 72 thì bị đơn có 5 quyền riêng; theo Điều 73 thì người có quyền, nghĩa vụ liên quan có 3 quyền riêng. Đặc biệt trong các quyền và nghĩa vụ đó, BLTTDS đã quy định rõ các nghĩa vụ:
- Tôn trọng Tòa án, chấp hành nghiêm chỉnh nội quy phiên tòa; Nộp tiền tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí, án phí, lệ phí và chi phí tố tụng khác theo quy định của pháp luật; Cung cấp đầy đủ, chính xác địa chỉ nơi cư trú, trụ sở của mình; trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc nếu có thay đổi địa chỉ nơi cư trú, trụ sở thì phải thông báo kịp thời cho đương sự khác và Tòa án; Có nghĩa vụ gửi cho đương sự khác hoặc người đại diện hợp pháp của họ bản sao đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ, trừ tài liệu, chứng cứ không được công khai theo quy định tại khoản 2 Điều 109 của BLTTDS. Trường hợp vì lý do chính đáng không thể sao chụp, gửi đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ thì họ có quyền yêu cầu Tòa án hỗ trợ; Sử dụng quyền của đương sự một cách thiện chí, không được lạm dụng để gây cản trở hoạt động tố tụng của Tòa án, đương sự khác; trường hợp không thực hiện nghĩa vụ thì phải chịu hậu quả do Bộ luật này quy định.
6. Về bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên trong tố tụng dân sự
Để bảo đảm lợi ích tốt nhất của trẻ em, BLTTDS quy định nguyên tắc: Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng có trách nhiệm phải bảo vệ người chưa thành niên trong tố tụng dân sự. Đối với các vụ việc dân sự mà có đương sự là người chưa thành niên thì Viện kiểm sát phải tham gia các phiên tòa, phiên họp.
BLTTDS đã quy định nhiều thủ tục tố tụng đặc thù, phù hợp với người chưa thành niên như: Tòa án nhân dân sẽ xét xử kín (không xét xử công khai) trong trường hợp đặc biệt cần bảo vệ người chưa thành niên; đối với vụ án có đương sự là người chưa thành niên thì phải có Hội thẩm nhân dân là người đã hoặc đang công tác tại Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em; Hội đồng xét xử không công bố tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án nếu cần giữ bí mật hoặc bảo vệ người chưa thành niên trong trường hợp đặc biệt; trường hợp phải giao người chưa thành niên cho cá nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục hoặc vụ án tranh chấp về nuôi con khi ly hôn hoặc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn thì phải xem xét nguyện vọng của người đó nếu người chưa thành niên từ đủ bảy tuổi trở lên; bảo vệ tối đa quyền của người làm chứng là người chưa thành niên.
7. Về tăng cường bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động trong tố tụng dân sự
- Về trách nhiệm cung cấp, giao nộp tài liệu, chứng cứ và nghĩa vụ chứng minh trong vụ án lao động: Điều 91 BLTTDS quy định người sử dụng lao động có trách nhiệm cung cấp, giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án trong trường hợp người sử dụng lao động đang quản lý, lưu giữ tài liệu, chứng cứ đó. Người lao động khởi kiện vụ án đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thuộc trường hợp người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc trường hợp không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động theo quy định của pháp luật về lao động thì nghĩa vụ chứng minh thuộc về người sử dụng lao động.
- Về Hội đồng xét xử vụ án lao động: Quy định đặc thù áp dụng đối với vụ án lao động là Hội đồng xét xử phải có Hội thẩm nhân dân là người đã hoặc đang công tác trong tổ chức đại diện tập thể lao động hoặc người có kiến thức về pháp luật lao động.
- Về đại diện cho người lao động, tập thể người lao động: Về nguyên tắc, tổ chức đại diện tập thể lao động là người đại diện theo pháp luật cho tập thể người lao động khởi kiện vụ án lao động, tham gia tố tụng tại Tòa án khi quyền, lợi ích hợp pháp của tập thể người lao động bị xâm phạm; tổ chức đại diện tập thể lao động đại diện cho người lao động khởi kiện vụ án lao động, tham gia tố tụng khi được người lao động ủy quyền.
- Về áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để bảo vệ kịp thời quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động: buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, chi phí cứu chữa tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động và tạm đình chỉ thi hành quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, quyết định sa thải người lao động.
8. Về chứng cứ ( Chương VII từ Điều 91 đến Điều 110)
a) Nhằm thể hiện rõ mô hình tố tụng “xét hỏi kết hợp tranh tụng”, BLTTDS đã quy định rõ quyền và nghĩa vụ của đương sự trong việc cung cấp, thu thập và giao nộp chứng cứ chứng minh:
- Đương sự nào yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì phải thu thập, cung cấp, giao nộp cho Tòa án tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp. Đương sự phản đối yêu cầu của người khác đối với mình phải thể hiện bằng văn bản và phải thu thập, cung cấp, giao nộp cho Tòa án tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho sự phản đối đó... Đương sự có nghĩa vụ đưa ra chứng cứ để chứng minh mà không đưa ra được chứng cứ hoặc không đưa ra đủ chứng cứ thì Tòa án giải quyết vụ việc dân sự theo những chứng cứ đã thu thập được có trong hồ sơ vụ việc.
- Do điều kiện đặc thù, để bảo vệ cho người yếu thế, BLTTDS quy định rõ có một số trường hợp nghĩa vụ chứng minh thuộc về người bị yêu cầu như:
+ Người tiêu dùng khởi kiện không có nghĩa vụ chứng minh lỗi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ bị kiện có nghĩa vụ chứng minh mình không có lỗi gây ra thiệt hại theo quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
+ Đương sự là người lao động trong vụ án lao động mà không cung cấp, giao nộp được cho Tòa án tài liệu, chứng cứ vì lý do tài liệu, chứng cứ đó đang do người sử dụng lao động quản lý, lưu giữ thì người sử dụng lao động có trách nhiệm cung cấp, giao nộp tài liệu, chứng cứ đó cho Tòa án;
+ Người lao động khởi kiện vụ án đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thuộc trường hợp người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc trường hợp không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động theo quy định của pháp luật về lao động thì nghĩa vụ chứng minh thuộc về người sử dụng lao động.
b) Về giao nộp chứng cứ (Điều 96)
Trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền và nghĩa vụ giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án. Trường hợp tài liệu, chứng cứ đã được giao nộp chưa bảo đảm đủ cơ sở để giải quyết vụ việc thì Thẩm phán yêu cầu đương sự giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ. Nếu đương sự không giao nộp hoặc giao nộp không đầy đủ tài liệu, chứng cứ do Tòa án yêu cầu mà không có lý do chính đáng thì Tòa án căn cứ vào tài liệu, chứng cứ mà đương sự đã giao nộp và Tòa án đã thu thập để giải quyết vụ việc dân sự.
9. Về bổ sung các phương thức tống đạt mới
BLTTDS đã quy định rõ các phương thức tống đạt, bổ sung thêm các phương thức tống đạt mới thông qua việc cấp, tống đạt, thông báo bằng phương tiện điện tử theo yêu cầu của đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác phù hợp với quy định của pháp luật về giao dịch điện tử hoặc bằng phương thức khác áp dụng đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài.
10. Về thời hiệu khởi kiện (Điều 184, Điều 185, điểm e, khoản 1 Điều 217)
Nhằm tôn trọng quyền tự định đoạt của đương sự trong quan hệ dân sự, BLTTDS quy định Tòa án chỉ áp dụng quy định về thời hiệu theo yêu cầu áp dụng thời hiệu của một bên hoặc các bên với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ việc. Trường hợp Bộ luật dân sự và pháp luật khác không có quy định về thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự thì Tòa án không áp dụng thời hiệu đối với quan hệ pháp luật đó. Người được hưởng lợi từ việc áp dụng thời hiệu có quyền từ chối áp dụng thời hiệu, trừ trường hợp việc từ chối đó nhằm mục đích trốn tránh thực hiện nghĩa vụ.
Tòa án chỉ ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án vì lý do thời hiệu khởi kiện đã hết trong trường hợp đương sự có yêu cầu áp dụng thời hiệu trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ án và thời hiệu khởi kiện đã hết.
II. Thủ tục giải quyết vụ án tại toà án cấp sơ thẩm (Phần thứ hai từ Điều 186 đến Điều 269)
1. Khởi kiện (Điều 186 – Điều 194)
BLTTDS đã sửa đổi bổ sung, quy định về thủ tục gửi, nhận và giải quyết đơn khởi kiện, trong đó có những nội dung đáng chú ý như sau:
- Về gửi đơn khởi kiện: Ngoài thủ tục gửi đơn khởi kiện bằng phương thức nộp trực tiếp tại Tòa án, gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính, người khởi kiện còn có thể gửi đơn khởi kiện kèm theo tài liệu, chứng cứ mà mình hiện có đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng phương thức gửi trực tuyến qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có). Đây là điểm mới nhằm tiến tới hiện đại hóa hoạt động của Tòa án và tạo mọi thuận lợi cho người khởi kiện.
- Về nhận đơn khởi kiện: Đối với đơn trực tiếp nộp thì Tòa án có trách nhiệm cấp ngay giấy xác nhận đã nhận đơn cho người khởi kiện. Đối với trường hợp nhận đơn qua dịch vụ bưu chính thì trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn, Tòa án phải gửi thông báo nhận đơn cho người khởi kiện. Trường hợp nhận đơn khởi kiện bằng phương thức gửi trực tuyến thì Tòa án phải thông báo ngay việc nhận đơn cho người khởi kiện qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
- Xử lý đơn khởi kiện: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định sau đây: + Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện; + Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn quy định tại khoản 1 Điều 317 của Bộ luật này; + Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác; + Trả lại đơn khởi kiện.
2. Phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải (Điều 208 đến Điều 211)
Nhằm tránh phát sinh thêm những thủ tục không cần thiết, BLTTDS kết hợp 2 nội dung kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải vào cùng một phiên họp. Trình tự phiên họp này có 2 phần: phần thứ nhất là kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ; phần thứ hai là tiến hành hòa giải.
3. Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự (Điều 214 – Điều 216)
- BLTTDS đã bổ sung 2 căn cứ tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án là: Khi cần đợi kết quả xử lý văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên mà Tòa án đã có văn bản kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ và theo quy định tại Điều 41 của Luật phá sản.
- Trong thời gian tạm đình chỉ giải quyết vụ án, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm khắc phục trong thời gian ngắn nhất những lý do dẫn tới vụ án bị tạm đình chỉ để kịp thời đưa vụ án ra giải quyết.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày lý do tạm đình chỉ giải quyết vụ án quy định tại Điều 214 của Bộ luật này không còn thì Tòa án phải ra quyết định tiếp tục giải quyết vụ án dân sự và gửi quyết định đó cho đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện, Viện kiểm sát cùng cấp.
4. Phiên tòa sơ thẩm (Điều 222 - Điều 269)
Nhằm thể hiện đầy đủ tính chất tranh tụng tại phiên tòa, BLTTDS đã bổ sung nhiều nội nội dung về thủ tục, trình tự phiên tòa sơ thẩm, trong đó có những điểm đáng chú ý như sau:
- Đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có quyền trình bày ý kiến, tranh luận, cung cấp, giao nộp tài liệu chứng cứ, hỏi và đối đáp với các đương sự và người tham gia tố tung khác.
- Hội đồng xét xử chỉ hỏi về các vấn đề tố tụng có liên quan đến việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng của đương sự, hỏi về chứng cứ để đánh giá làm rõ nội dung vụ án khi cần thiết, bảo đảm mọi chứng cứ có liên quan phải được xem xét, kiểm tra, đánh giá tại phiên tòa.
- Người tham gia tranh luận có quyền đối đáp lại ý kiến của người khác. Hội đồng xét xử không được hạn chế thời gian tranh luận. Khi xét thấy cần thiết, Hội đồng xét xử có thể yêu cầu các bên đương sự tranh luận bổ sung về những vấn đề cụ thể để làm căn cứ giải quyết vụ án.
III. Giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn (Phần thứ tư, Điều 316-Điều 324)
Thủ tục rút gọn là thủ tục tố tụng được áp dụng để giải quyết vụ án dân sự có đủ điều kiện với trình tự đơn giản so với thủ tục giải quyết các vụ án dân sự thông thường nhằm giải quyết vụ án nhanh chóng nhưng vẫn bảo đảm đúng pháp luật. Điều kiện và thủ tục giải quyết theo thủ tục theo thủ tục rút gọn cụ thể như sau:
1. Về điều kiện đưa vụ án dân sự ra xét xử theo thủ tục rút gọn:
Đối với những vụ án có tình tiết đơn giản, quan hệ pháp luật rõ ràng, đương sự đã thừa nhận nghĩa vụ; tài liệu, chứng cứ đầy đủ, bảo đảm đủ căn cứ để giải quyết vụ án và Tòa án không phải thu thập tài liệu, chứng cứ; các đương sự đều có địa chỉ nơi cư trú, trụ sở rõ ràng; không có đương sự cư trú ở nước ngoài, tài sản tranh chấp ở nước ngoài, trừ trường hợp đương sự ở nước ngoài và đương sự ở Việt Nam có thỏa thuận đề nghị Tòa án giải quyết theo thủ tục rút gọn hoặc các đương sự đã xuất trình được chứng cứ về quyền sở hữu hợp pháp tài sản và có thỏa thuận thống nhất về việc xử lý tài sản.
2. Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử vụ án theo thủ tục rút gọn, nếu xuất hiện tình tiết mới làm cho vụ án không còn đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn thì Tòa án phải ra quyết định chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục thông thường.
3. Thẩm phán tiến hành hòa giải, công khai chứng cứ ngay sau khi khai mạc phiên tòa. Trường hợp đương sự thỏa thuận được với nhau về vấn đề phải giải quyết trong vụ án thì Thẩm phán ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự.
IV. Thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực (Phần thứ năm, từ Điều 325 - Điều 360)
BLTTDS đã sửa đổi, bổ sung thủ tục giám đốc thẩm như sau:
1. Sửa đổi, bổ sung căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm
Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi có một trong những căn cứ sau đây:
- Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự;
- Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng làm cho đương sự không thực hiện được quyền, nghĩa vụ tố tụng của mình, dẫn đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ không được bảo vệ theo đúng quy định của pháp luật;
- Có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật dẫn đến việc ra bản án, quyết định không đúng, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba.
2. Sửa đổi thủ tục xét xử tại phiên tòa giám đốc thẩm theo hướng bảo đảm và tăng cường tranh tụng tại phiên tòa giám đốc thẩm.
Trường hợp xét thấy cần thiết, Tòa án triệu tập đương sự hoặc người đại diện hợp pháp, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác có liên quan đến việc kháng nghị tham gia phiên tòa giám đốc thẩm; nếu họ vắng mặt tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử giám đốc thẩm vẫn tiến hành phiên tòa.
3. Hội đồng giám đốc thẩm có quyền sửa bản án, quyết định của Tòa án cấp dưới
Hội đồng xét xử giám đốc thẩm ra quyết định sửa một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật khi có đủ các điều kiện như: Tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án đã đầy đủ, rõ ràng; có đủ căn cứ để làm rõ các tình tiết trong vụ án; Việc sửa bản án, quyết định bị kháng nghị không làm ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.
V. Thủ tục giải quyết việc dân sự (Phần thứ sáu, từ Điều 361- Điều 422)
BLTTDS đã bổ sung trình tự thủ tục giải quyết một số quy định có tính chất đặc thù:
- Thủ tục yêu cầu tuyên bố một người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (Chương XXIV ).
- Thủ tục công nhận thuận tình ly hôn (Chương XXVIII)
- Thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu (Chương XXIX)
- Thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu, thỏa ước lao động tập thể vô hiệu (Chương XXX)
- Thủ tục xét tính hợp pháp của cuộc đình công (Chương XXXI)
- Thủ tục công nhận hòa giải thành ngoài Tòa án (Chương XXXIII)
- Thủ tục việc giải quyết việc dân sự liên quan đến việc bắt giữ tàu bay, tàu biển ( Chương XXXIV ).
VI. Thủ tục giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài (Phần thứ bảy và Phần thứ tám, từ Điều 423 - Điều 481)
Để đáp ứng yêu cầu hội nhập và thực hiện cam kết quốc tế về hoàn thiện thủ tục giải quyết các vụ việc có yếu tố nước ngoài, BLTTDS đã có nhiều quy định về thủ tục giải quyết các yêu cầu, tranh chấp có yếu tố nước ngoài như sau:
- Giải quyết yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, phán quyết của trọng tài nước ngoài
Người có quyền, lợi ích liên quan có quyền nộp đơn yêu cầu không công nhận bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam và yêu cầu không công nhận bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam.
- Sửa đổi, bổ sung các quy định về quyền, nghĩa vụ tố tụng, năng lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực hành vi tố tụng dân sự của người nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam của cơ quan, tổ chức nước ngoài và tổ chức quốc tế, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam, Nhà nước nước ngoài.
- BLTTDS bổ sung quy định về việc cho phép xem xét lại các quyết định đó của Tòa án theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.
- Sửa đổi quy định về thẩm quyền chung của Tòa án Việt Nam trong giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài, thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài theo hướng quy định đầy đủ, cụ thể hơn, đảm bảo đáp ứng được yêu cầu hội nhập của đất nước, phù hợp với cam kết của Việt Nam và thông lệ quốc tế.
- Bổ sung quy định mới về việc người khởi kiện, người yêu cầu có quyền yêu cầu Tòa án đề nghị cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài xác định địa chỉ của đương sự trong trường hợp không xác định được địa chỉ của đương sự ở nước ngoài thì có thể yêu cầu Tòa án Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú, tuyên bố đương sự mất tích hoặc đã chết theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc pháp luật nước ngoài hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Quy định mới, đặc thù về thủ tục thông báo về việc thụ lý, ngày mở phiên họp, phiên tòa, thời hạn mở phiên tòa, phiên họp hòa giải đối với vụ việc có yếu tố nước ngoài; về thời hạn kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án xét xử vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài; về xử lý kết quả tống đạt văn bản tố tụng của Tòa án cho đương sự ở nước ngoài và kết quả yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thu thập chứng cứ; về tống đạt, thông báo văn bản tố tụng và xử lý kết quả tống đạt, thông báo văn bản tố tụng của Tòa án cấp phúc thẩm cho đương sự ở nước ngoài; về xác định và cung cấp pháp luật nước ngoài để Tòa án áp dụng trong việc giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài.
Minh Hoa
Tin khác- Đồng chí Bí thư Huyện ủy làm việc với Đảng bộ xã Hiền Lương
- Đồng chí Nguyễn Trung Kiên kiểm tra công tác ứng phó, khắc phục ngập lụt tại Hạ Hòa
- Chính sách tín dụng cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
- Tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ Tám – HĐND tỉnh khóa XIX và Kỳ họp thứ Mười HĐND huyện Hạ Hòa khoá XX tại xã Văn Lang
- Hội nghị quán triệt Quy định số 144-QĐ/TW và Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị
- HĐND huyện Hạ Hòa khóa XX tổ chức Kỳ họp thứ Mười
- Những mốc thời gian cần lưu ý trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024
- Những điểm mới trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024
- Huyện Hạ Hòa gặp mặt kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam
- Huyện Hạ Hòa tổ chức hội nghị sơ kết sản xuất vụ chiêm xuân và triển khai kế hoạch sản xuất vụ mùa, vụ đông năm 2024
- Khu dân cư số 3 xã Xuân Áng đón nhận danh hiệu khu dân cư Nông thôn mới
- Trao nhà tình nghĩa cho gia đình liệt sỹ tại Hạ Hoà
- Kiểm tra việc triển khai "Chiến dịch 30 ngày, đêm số hóa dữ liệu hộ tịch"
- Huyện Hạ Hòa tăng cường sử dụng ứng dụng I-Speed đo tốc độ truy cập Internet băng rộng di động
- Triển khai “Chiến dịch 30 ngày, đêm số hoá dữ liệu hộ tịch”
- Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm gặp mặt kỷ niệm 42 ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
- Trường THPT Hạ Hòa gặp mặt kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
- Trường THPT Xuân Áng tổ chức kỷ niệm 42 năm ngày nhà giáo Việt Nam
- Ngân hàng SHB chi nhánh Phú Thọ hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng bão số 3 tại Hạ Hòa
- Liên đoàn Lao động tỉnh kiểm tra hoạt động Công đoàn năm 2024 tại huyện Hạ Hòa
Từ khóa » Slide Luật Tố Tụng Dân Sự
-
Bài Giảng Luật Tố Tụng Dân Sự | Hoa_dại
-
Luật TTDS - Chương I - Khái Niệm Và Nguyên Tắc Cơ Bản - YouTube
-
[PPT] LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ
-
Slide Bài Giảng Luật Tố Tụng Dân Sự - 123doc
-
[Tổng Hợp] Bài Giảng Môn Học Luật Tố Tụng Dân Sự - HILAW.VN
-
[Tố Tụng Dân Sự] Thẩm Quyền Của Toà Án - SlideShare
-
Mục Lục Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự 2015. Viet - SlideShare
-
Bài Giảng Luật Tố Tụng Dân Sự - TaiLieu.VN
-
[PDF] LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ - Đại Học Nam Cần Thơ
-
Đề Cương Bài Giảng Luật Tố Tụng Dân Sự PDF - Thư Viện Miễn Phí
-
[PDF] Pháp Luật Tố Tụng Dân Sự - ĐÊ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
-
[PDF] BÀI 1 KHÁI NIỆM VÀ CÁC NGUYÊN TẮC CỦA LUẬT TỐ TỤNG DÂN ...
-
Đề Cương Bài Giảng Luật Tố Tụng Dân Sự
-
Bai Giang Luat To Tung Dan Su - DH Thuong Mai-Luat Hoc