Những Điều Bạn Cần Biết Về Chứng Co Giật Cơ Ở Cổ - Hello Doctor

Những Điều Bạn Cần Biết Về Chứng Co Giật Cơ Ở Cổ

Co giật cơ cổ là sự co rút cơ không tự chủ, không kiểm soát được của cơ bắp ở cổ. Cơn co giật cổ có thể do khá nhiều nguyên nhân gây ra. Cùng Hello Doctor tìm hiểu rõ hơn về chứng bệnh này trong bài viết sau.

  • 1. Nguyên nhân gây co giật cơ cổ
  • 2. Triệu chứng co giật cơ cổ
  • 3. Cách điều trị co giật cơ cổ
  • 4. Khi nào bạn cần đến gặp bác sĩ?

===

Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:

✍ Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

✍ Bác sĩ Lê Thành Nhân

===

1. Nguyên nhân gây co giật cơ cổ

Theo bác sĩ Trần Đình Vũ, chứng co giật cơ cổ có thể do một số nguyên nhân dưới đây gây ra:

  • Nếu co giật mạnh, có thể bạn bị đau do dây thần kinh, bị chèn ép có thể làm cho cơn đau lan tỏa vào cánh tay hoặc bàn tay.
  • Các cơn co giật có thể do chấn thương hoặc là triệu chứng của các bệnh thoái hóa đĩa đệm ở cổ, thoát vị, nhiễm virus, hẹp ống sống, viêm màng não hoặc viêm tủy xương.
  • Thông thường, các cơn co giật hay gặp do căng cơ quá mức như gắng sức làm việc nâng vật nặng hoặc tập thể dục quá sức.
  • Hoặc đơn giản là sự chuyển động đột ngột các cơ vùng cổ. Sự co cơ đột ngột gay giảm lưu lượng máu cung cấp cho vùng gây ra sự kích thích các receptor thần kinh và còn có thể gây đau hơn nữa.
  • Cơ ở cổ bị co giật đôi khi cũng xảy ra do tư thế ngủ không đúng, tạo áp lực lên vùng cổ.
  • Co giật cơ cũng có thể liên quan đến sự thiếu hụt vitamin. Vitamin B12 và D rất quan trọng đối với chức năng cơ bình thường và sự thiếu hụt có thể gây co giật cơ.
  • Thiếu hụt chất dinh dưỡng khác như canxi, magie, kali cũng có thể là nguyên nhân. Mất nước gây hạ natri gây co giật cơ.

Tuy nhiên tình trạng co giật cơ cổ không nghiêm trọng khi nó không kèm theo các triệu chứng khác.

Nếu bạn co giật cơ cổ kèm theo mất cảm giác ở chân tay hoặc vai, mất thăng bằng hoặc cổ cứng kết hợp sốt cao, nhức đầu, nhạy cảm với ánh sáng hoặc buồn nôn, nôn, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn.

2. Triệu chứng co giật cơ cổ

  • Giật cơ vùng cổ một bên hoặc hai bên
  • Khó di chuyển hoặc quay, cúi, gập cổ, vai hoặc lưng
  • Đôi khi còn có cảm giác đau

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor

HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

3. Phương pháp điều trị co giật cơ ở cổ

Những nguyên nhân phổ biến gây co giật cơ vùng cổ điển hình có thể điều trị mà không cần sự can thiệp y tế.

Một số bài tập hữu ích và các biện pháp khắc phục tại nhà mà bạn có thể thực hiện để giảm tần suất co giật cơ cổ.

3.1. Các bài tập

Bài 1:

  • Ngồi hoặc đứng, nhìn về phía trước
  • Giữ tay thoải mái sau gáy
  • Sử dụng cành tay áp nhẹ vào cằm, đẩy cằm quay sang phải
  • Giữ thoải mái trong 15s
  • Lặp lại thao tác này 3 lần mỗi bên

co giật cơ cổ

Bài 2:

  • Ngồi hoặc đứng với hai tay cầm vào nhau để phía sau lưng
  • Đẩy một vai xuống, nghiêng đầu sang phía đối diện cho đến khi bạn cảm thấy căng nhẹ ở cổ
  • Giữ trong 15- 30s sau đo quay lại vị trí ban đầu
  • Lặp lại thao tác 3 lần mỗi bên

Bài 3:

  • Nằm ngửa trên một mặt phằng, co chân với bàn chân nằm trên sàn
  • Cúi gập cổ sát ngực, trong khi vai vẫn sát mặt sàn
  • Giữ trong 10s
  • Lặp lại 5 lần

Khi bạn tập bài tập này, có thể luyện tập để giữ trong thời gian lâu hơn 20-30s

co giật cơ cổ

3.2. Mát- xa cơ cổ

Mát- xa là một phương pháp điều trị ngắn hạn có hiệu qảu tai nhà.

Áp lực nhẹ lên cơ cổ có thể thúc đẩy thư giãn và giảm căng thẳng, giảm co giật cơ. Một nghiên cứu từ năm 2014 cho thấy rằng ngay cả những liệu pháp mát-xa ngắn hạn cũng có thể làm giảm các triệu chứng co giật, hoặc đau cơ cổ.

Bạn có thể tự mát-xa cho mình bằng cách dùng đầu ngón tay ấn nhẹ vào vùng vổ, xoay tròn đều hoặc nhờ người thân giúp đỡ.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor

HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

4, Khi nào bạn cần đến gặp bác sĩ

Hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức nếu tình trạng của bạn không cải thiện trong một tuần hoặc nếu bạn có chấn thương cổ từ trước đó. Bạn cũng có thể đến gặp bác sĩ nếu bạn bị co giật nhiều vào ban đêm.

Nếu bạn gặp phải các triệu chứng của viêm màng não, bạn hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế khẩn cấp:

  • Sốt cao đột ngột
  • Đau đầu
  • Cổ cứng
  • Vùng màu tím trên da tương tự như vết bầm tím

Từ khóa » Gân Cổ Giật