Những điều Cần Biết Về Bệnh Dại
Có thể bạn quan tâm
Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút dại gây ra, thường tác động lên hệ thần kinh. Người mắc bệnh dại do bị lây truyền vi rút dại qua vết cắn, cào, liếm của động vật bị dại như chó, mèo,… lên da bị tổn thương. Ở nước ta, chó là nguồn truyền bệnh dại cho người nhiều nhất chiếm 96 - 97% sau đó là mèo. Người phát bệnh dại 100% là tử vong.
Tại tỉnh ta, theo số liệu thống kê của khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, năm 2019 ghi nhận 1.781 trường hợp bi súc vật nghi dại cắn được tiêm vắc xin phòng dại, không có trường hợp tử vong. Chỉ tính riêng từ đầu năm đến hết tháng 8 năm 2020 ghi nhận 01 trường hợp tử vong do bệnh dại và 1.331 trường hợp bị súc vật nghi dại căn đến tiêm phòng tại các phòng tiêm.
Sau khi xâm nhập vào cơ thể người qua vết cắn, vi rút dại sẽ theo dây thần kinh lên não với vận tốc khoảng 3mm/giờ, gây tổn thương thần kinh trung ương. Vi rút nhân lên trong não, rồi di chuyển theo thần kinh đến các cơ quan khác như tuyến nước bọt, thận, phổi, tim, gan... Ở tuyến nước bọt, vi rút nhân lên với số lượng lớn, tạo ra nguồn lây bệnh nguy hiểm nhất. Kể từ ngày vi rút vào cơ thể người, thời gian ủ bệnh thay đổi tùy từng cá thể, từ 1 tuần đến trên 1 năm, trung bình ủ bệnh từ 1 - 2 tháng, phụ thuộc vào số lượng vi rút, khoảng cách từ vết cắn đến thần kinh trung ương. Thực tế cho thấy, tỷ lệ phát bệnh dại và tử vong cao nhất là từ vết cắn ở mặt, tỉ lệ tử vong trung bình ở tay và thấp nhất là ở chân.
Những trường hợp nghi dại thường có các triệu chứng như: Đau hoặc ngứa ở vết cắn; sốt, mệt mỏi, đau đầu kéo dài 2 – 4 ngày; sợ nước, ở giai đoạn sau chỉ thoáng nhìn thấy hình ảnh nước đã có thể gây co thắt ở cổ và họng; không chịu được tiếng ồn, ánh sáng; tăng động, tức giận, bứt rứt hoặc trầm cảm; thời gian phát bệnh thường là 2 - 3 ngày, nhưng có thể kéo dài đến 5 - 6 ngày hoặc dài hơn khi được chăm sóc tích cực.
Thời kỳ toàn phát của bệnh, thông thường có 2 thể bệnh là thể hung dữ và thể liệt. Thể hung dữ, người bệnh thường biểu hiện triệu chứng gào thét, tăng cảm giác của các giác quan, sợ gió, sợ nước nên thường được gọi là bệnh sợ nước, bị hoang tưởng, đập phá, co thắt thanh quản...; Ở thể liệt, người bệnh thường nằm im lìm hay có liệt hướng lên, liệt hô hấp. Tất cả các người bệnh khi đã lên cơn dại đều tử vong.
Cách xử trí khi bị động vật bị dại, nghi dại cắn
Để làm giảm tối thiểu lượng vi rút dại tại nơi xâm nhập thì ngay khi bị chó, mèo dại, nghi dại cắn hoặc liếm vào vết thương hở cần:
- Nhanh chóng rửa tay sạch rồi tiến hành rửa vết thương bằng xà phòng dưới vòi nước mạnh trong khoảng 10- 15 phút, nếu không có xà phòng thì rửa bằng nước. Đây là bước điều trị tại chỗ rất hiệu quả chống lại bệnh dại, kể cả vết thương chỉ trầy xước da
- Bôi dung dịch sát khuẩn như cồn, cồn iốt đậm đặc... để sát khuẩn, làm giảm đến mức tối thiểu lượng virut dại tại nơi xâm nhập, không được làm dập nát vết thương để hạn chế virut tản phát.
- Dùng miếng vải sạch phủ lên vết thương và băng hờ lại. Sau đó đến ngay cơ sở y tế để được các bác sĩ xem xét tư vấn và tiêm phòng dại kịp thời.
Với những trường hợp bị xây xát nhẹ, vết xây xát xa thần kinh trung ương (ví dụ ở cẳng chân) thì cần theo dõi con vật trong 15 ngày. Trong thời gian theo dõi, nếu thấy con vật có biểu hiện không bình thường như: Ốm, bỏ ăn, chết, mất tích, bán hoặc mổ thịt... phải đến điểm tiêm phòng dại để được điều trị dự phòng ngay. Nếu sau 15 ngày kể từ khi người bị con vật cắn, tiếp xúc mà con vật đó vẫn sống bình thường thì không cần điều trị dự phòng.
Bệnh dại, hiện nay trên thế giới chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tuy nhiên, hoàn toàn có thể phòng tránh được. Để chủ động phòng chống bệnh dại người dân nên hạn chế nuôi chó, mèo. Nếu nuôi chó, mèo cần phải tiêm phòng cho 100% đầy đủ và nhắc lại hàng năm theo khuyến cáo của ngành thú y. Nuôi chó phải xích, nhốt, khi ra đường phải mang rọ mõm; không nên đùa nghịch, chọc phá các con vật nuôi. Bên cạnh đó, khi bị chó mèo dại, nghi dại cắn cần tuyệt đối không tự chữa tại nhà bằng thuốc lá dùng để đắp, rắc vào vết thương hoặc thử xem có mắc bệnh dại hay mà cần đến ngay cơ sở y tế dự phòng để được khám, tư vần và tiêm vắc xin, huyết thanh phòng bệnh.
Từ khóa » Vi Khuẩn Gây Bệnh Dại
-
BỆNH DẠI - Cục Y Tế Dự Phòng
-
Đặc điểm Virus Gây Bệnh Dại | Vinmec
-
Bệnh Dại – Wikipedia Tiếng Việt
-
Bệnh Dại Là Gì? - TRẠM Y TẾ PHƯỜNG AN PHÚ
-
Bệnh Dại - Rối Loạn Thần Kinh - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Bệnh Dại: Triệu Chứng, Nguyên Nhân, Chẩn đoán Và Phòng Ngừa
-
Virus Dại (Rabies Virus) - Bệnh Viện Quân Y 103
-
Virus Dại - Health Việt Nam
-
Bệnh Dại: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn Đoán & Điều Trị
-
Bệnh Dại Và Cách Phòng Ngừa | Drupal - Sở Y Tế
-
Đặc điểm Virus Gây Bệnh Dại - Bệnh Viện Vinmec - Suckhoe123
-
Bệnh Dại Và Cách Phòng, Chống
-
Bệnh Dại: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, điều Trị Và Phòng Ngừa
-
Bệnh Dại | BvNTP