Những Khó Khăn đối Với Hoạt động Mua Bán Nợ Theo GTTT Trong Bối ...
Có thể bạn quan tâm
Những khó khăn đối với hoạt động mua bán nợ theo GTTT trong bối cảnh đại dịch Covid 19
Hoạt động mua bán nợ theo GTTT đòi hỏi phải thường xuyên trao đổi, làm việc với các tổ chức tín dụng (TCTD), khách hàng, bên bảo đảm và các cơ quan nhà nước, chính quyền địa phương; khảo sát, kiểm tra tài sản bảo đảm, tình hình hoạt động của khách hàng. Tuy nhiên, tuân thủ quy định về phòng chống dịch, một số địa phương trong cả nước, đặc biệt là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đã thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội gây ảnh hưởng không nhỏ tới việc tiếp cận TCTD, tìm hiểu thông tin khoản nợ, khách hàng và tài sản bảo đảm cũng như làm việc với các nhà đầu tư quan tâm mua nợ, mua tài sản bảo đảm. Điều này cũng gây ảnh hưởng trực tiếp đến mối quan hệ giữa VAMC – TCTD – với khách hàng và các nhà đầu tư, do đó đã có những tác động tiêu cực tới tiến độ và kết quả mua nợ theo GTTT.
Về phía các TCTD có nhu cầu bán nợ xấu cho VAMC, trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội cũng đã gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện phương án bán nợ xấu. Thông thường, TCTD sẽ ưu tiên thực hiện bán nợ theo phương thức đấu giá, nếu không đấu giá thành mới xem xét bán nợ cho VAMC theo phương thức thỏa thuận. Tuy nhiên, do phải thực hiện giãn cách xã hội, quá trình triển khai các bước trong quy trình đấu giá trực tiếp gặp rất nhiều khó khăn, dẫn đến các TCTD không thực hiện được việc bán đấu giá khoản nợ, qua đó không triển khai bán nợ xấu theo phương thức thỏa thuận cho VAMC.
Mặt khác, tình hình dịch bệnh kéo dài khiến doanh thu, lợi nhuận của các doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân hoạt động trong hầu hết cac lĩnh vực kinh tế bị sụt giảm, nhiều doanh nghiệp phải đối mặt với việc tạm ngưng hoạt động sản xuất kinh doanh, trong đó bao gồm cả các khách hàng, đối tác mua nợ, tài sản bảo đảm của VAMC. Nguồn thu của các khách hàng bị sụt giảm, dòng tiền bị gián đoạn, các chi phí gia tăng, thị trường tiêu thụ gặp khó khăn khiến cho nguồn trả nợ bị suy giảm thậm chí không còn nguồn trả nợ, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến VAMC trong việc thực hiện các hoạt động cơ cấu nợ và đôn đốc, thu hồi nợ. Bên cạnh đó, với một số khoản nợ, tài sản bảo đảm VAMC đã bán theo phương thức thỏa thuận hoặc phương thức đấu giá trước đó, nguồn thu của đối tác mua nợ, tài sản bảo đảm bị ảnh hưởng nghiêm trọng dẫn dến những khó khăn nhất định trong việc thực hiện nghĩa vụ thanh toán theo hợp đồng, từ đó kéo dài thời gian cũng như ảnh hưởng đến kết quả xử lý, thu hồi nợ của VAMC.
Những nỗ lực và kết quả trong công tác mua bán nợ theo GTTT
Trước những khó khăn, thách thức nêu trên, cùng với yêu cầu đảm bảo công tác mua, bán nợ theo GTTT đạt hiệu quả, góp phần quan trọng trong việc hỗ trợ các TCTD xử lý nợ xấu, các doanh nghiệp, cá nhân phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh, tập thể Ban lãnh đạo và người lao động VAMC đã nỗ lực không ngừng, trên tinh thần đoàn kết, chủ động đưa ra những giải pháp ứng phó nhằm thực hiện nhiệm vụ mua bán, xử lý nợ theo GTTT một cách tốt nhất với hiệu quả cao nhất. Cụ thể:
Về hoạt động mua nợ, trong năm 2021, Ban 3, Chi nhánh đã làm việc, rà soát danh mục, tiếp cận các khoản nợ tại các TCTD, thực hiện nghiên cứu, đánh giá hàng trăm khoản nợ/khách hàng. Đến 31/12/2021, VAMC đã thực hiện mua bán nợ thị trường được 12 khoản nợ của 5 khách hàng với tổng dư nợ gốc đạt 1.761 tỷ đồng, giá mua nợ đạt 2.116 tỷ đồng, tăng 41,3% so với năm 2020.
Về hoạt động xử lý nợ, để đáp ứng nhu cầu công việc đòi hỏi phải thực hiện bàn giao hồ sơ, phối hợp TCTD và khách hàng để thực hiện các thủ tục sau khi mua bán nợ, mua bán tài sản bảo đảm cũng như các thủ tục liên quan để đưa tài sản ra bán đấu giá. Ngay tại thời điểm dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp trên địa bàn TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam, VAMC vẫn chủ động, cố gắng triển khai công việc theo đúng tiến độ, kế hoạch đề ra với mục tiêu thực hiện kế hoạch mua bán nợ theo GTTT ở mức cao nhất có thể nhưng đồng thời phải đảm bảo yếu tố an toàn cho cán bộ, người lao động và tuyệt đối tuân thủ quy định phòng chống dịch. Bên cạnh đó, để thích ứng với dịch bênh, VAMC đã nghiên cứu và đưa hình thức đấu giá trực tuyến vào áp dụng tại VAMC, theo đó, những phiên đấu giá trực tuyến đầu tiên đã được thực hiện vào thời điểm cuối năm 2021. Về kết quả xử lý nợ mua theo giá trị thị trường, đến 31/12/2021, VAMC đã thực hiện xử lý thu hồi nợ tạm tính đạt 2.632 tỷ đồng dư nợ gốc, thu hồi nợ được 2.960 tỷ đồng, tăng 127% so với năm 2020.
Trong thời gian tới, thực hiện chủ trương của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt trong điều kiện bình thường mới, với quyết tâm, nỗ lực, vượt qua khó khăn, thách thức, kết hợp với các kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên môn và thực tiễn hoạt động thời gian qua, sang năm 2022, hứa hẹn hoạt động mua bán, xử lý nợ theo GTTT của VAMC sẽ gặt hái được những thành tựu ấn tượng để nâng cao vị thế, hiệu quả hoạt động của VAMC, góp phần xử lý nhanh nợ xấu cho nền kinh tế./.
Từ khóa » Nhược điểm Của Việc Bán Nợ Cho Vamc
-
"Bán Nợ Cho VAMC Không Có Nghĩa Là Ngân Hàng đã Hết Trách Nhiệm"
-
Lợi ích Của Việc Bán Nợ Xấu Cho VAMC - Ngân Hàng Nhà Nước
-
Thực Trạng Xử Lý Nợ Tại Công Ty Quản Lý Tài Sản Của Các Tổ Chức Tín ...
-
Hậu VAMC: Nợ Xấu Biến Mất Hay Biến Chất
-
Tin Tức - Công Ty Quản Lý Tài Sản (VAMC)
-
Gỡ "nút Thắt" Thị Trường Mua Bán Nợ Xấu
-
[PDF] Không Có động Cơ để Xử Lý Nợ ở Mô Hình VAMC
-
Vấn đề Xử Lý Nợ Xấu Từ VAMC - Báo Nhân Dân
-
Lợi ích Khi Bán Nợ Cho VAMC Vẫn Chưa Rõ Ràng
-
Vai Trò Của VAMC Trong Việc Phát Triển Thị Trường Mua Bán Nợ Xấu ...
-
Do Covid-19, Hoạt động Mua Bán Nợ Xấu Của VAMC Bị "tê Liệt"
-
Hoạt động Mua - Bán Nợ Xấu Theo Giá Thị Trường Của VAMC
-
Khung Pháp Lý Về Kinh Doanh Dịch Vụ Mua Bán Nợ - VIETTHINK
-
Minh Bạch Thị Trường Mua Bán Nợ 08/12/2017 09:52:00 - Chi Tiết Tin