Những Kiêng Cữ Sau Sinh Bà Mẹ Nào Cũng Nên Biết
Có thể bạn quan tâm
1. Ăn uống sau sinh
Phụ nữ sau sinh nên kiêng ăn uống đồ chua cay, uống nước đá lạnh để tránh sau này bị lạnh đường huyết.
Giai đoạn sau sinh chị em cần có chế độ ăn uống bổ dưỡng đầy đủ chất nên chọn các món ăn lành tính làm ấm bụng như: thịt kho nghệ, thịt lợn kho tiêu, gà kho gừng, rau ngót, tôm… Lưu ý không được ăn mặn quá vì như thế sẽ bị tê tay chân không tốt cho sức khỏe sau này.
Bà mẹ sau khi sinh không nên ăn các loại cá quá tanh mà nên chọn các loại cá biển, cá kho tộ hay cá hồi bổ sung vào bữa ăn hằng ngầy để sức khỏe sản phụ sớm hồi phục và tiết sữa cho bé bú . Ngoài ra, sau khi sinh trong tháng bà đẻ cần kiêng cữ không ăn các loại trái cây quá chua hoặc quá nóng và hạn chế những món ăn nhiều dầu, mỡ. Ngoài ra, các mẹ nên tránh ăn các đồ ăn lạnh, đồ chưa chín kỹ…
Sản phụ cần ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, bữa ăn nên đủ cả 3 nhóm chất cơ bản. Sau mỗi bữa ăn cần tráng miệng trái cây có tính lành như: đu đủ, chuối, thanh long, vú sữa…
2. Sinh hoạt sau sinh
– Vệ sinh răng miệng: Sản phụ nào cũng nghĩ rằng cần kiêng đánh răng vì sợ lợi vẫn yếu nhưng nếu không đánh răng thì thực phẩm sẽ bám ở kẽ răng và bề mặt răng, gây bệnh viêm lợi, nướu… Lời khuyên cho sản phụ là nên dùng bàn chải mềm và đánh răng bằng nước ấm.
– Tắm gội: Nên tắm gội bằng nước ấm, tắm gội nhanh và nhẹ nhàng để kích thích máu dưới da hoạt động tốt hơn.
– Cho mắt nghỉ ngơi: Dù có muốn xem tivi hay đọc sách báo thì sản phụ cũng chỉ nên xem trong thời gian ngắn vì mắt lúc này còn rất yếu, nếu xem nhiều sẽ mỏi mắt và ảnh hưởng thị lực.
– Không nhét bông ở tai trong thời gian dài: Vì nếu nhét bông quá lâu có thể không nghe rõ tiếng động xung quanh và cảm thấy ù tai hơn.
– Không đứng ngồi quá nhiều, nhất là ngồi xổm: Ngồi xổm có thể khiến dễ bị sa tử cung. Thời điểm này nếu sản phụ ngồi nhiều thì sau này sẽ dễ bị đau lưng kinh niên.
– Không gác chéo hai chân lên nhau: Nhiều người nghĩ rằng, sau sinh thì phải vắt chéo chân để cho âm đạo thu gọn lại. Nhưng thực tế nếu gác chéo chân thì còn ngăn sản dịch thoát ra ngoài, không tốt cho sản phụ. Tư thế nằm đúng là duỗi thẳng, hai chân khép sát vào nhau.
3. Vận động sau sinh
Sau khi sinh phụ nữ kiêng cữ không được làm việc nặng hoặc giặt quần áo bằng tay vì như thế sau này tay dễ nổi gân xanh rất xấu. Tuy nhiền sau 6 tuần cũng nên tập thể dục vận động, đi lại nhẹ nhàng để tránh mệt mỏi đồng thời lưu thông máu giúp sản phụ nhanh phục hồi sức khỏe.
Ngoài ra các bà mẹ sau sinh cũng có thể áp dụng bài tập Kegel giúp phục hồi vùng kín nhanh chóng sau sinh. Bài tập này đặc biệt hữu hiệu cho các chị em sau khi sinh con, nhất là các mẹ bầu chọn phương pháp sinh thường. Bình thường, phải mất vài tháng, thậm chí vài năm sau khi sinh con, âm đạo của người phụ nữ mới có thể săn chắc trở lại sau một lần chuyển dạ. Tuy nhiên, thời gian này sẽ rút ngắn lại nếu bạn kiên trì tập luyện bài tập Kegel. Các động tác tập Kegel còn giúp phụ nữ sau sinh phòng ngừa bệnh sa dạ con và bệnh són tiểu.
Cách tập bài tập Kegel:
Để tập được bài tập Kegle, trước tiên bạn cần tìm đúng vùng cơ xương chậu. Hãy giữ các cơ của chân, mông hoặc bụng ở trạng thái bình thường, không co các cơ này, sau đó hãy tưởng tượng như bạn đang cố gắng kiểm soát luồng khí hít vào thở ra, tiếp theo là thắt chặt hoặc co lại vòng cơ xung quanh trực tràng – cơ xương chậu của bạn.
Bạn có thể xác định được cơ xương chậu dễ hơn trong khi đi tiểu, việc tập luyện sẽ giống như việc bạn ngừng dòng tiểu giữa chừng (nhưng không khép hai đùi vào nhau). Tuy nhiên, các mẹ bầu tuyệt đối không nên tranh thủ lúc đang tiểu mà chơi trò ‘co thắt’ này kẻo lâu dần sẽ ảnh hưởng đến thận của bạn. Hãy chỉ làm trong thời gian đầu để xác định được cơ xương chậu, sau đó hãy tập luyện khi bạn không buồn tiểu nhé!
Có 4 cấp độ để chị em tập luyện
Cấp độ 1: Nín tiểu
Hãy co cơ âm đạo rồi thả lỏng như khi bạn đi tiểu rồi nín lại giữa chừng (giống cách để xác định cơ xương chậu đã nói ở trên). Hãy lặp đi lặp lại động tác này nhiều lần trong ngày để mang đến hiệu quả tốt nhất.
Trong khi luyện tập, hãy nhớ là không dùng đến các cơ bụng, chân, lưng và mông (sau khi tập, bạn cảm thấy mỏi các cơ này thì chứng tỏ chưa tập đúng cách). Bạn có thể đặt tay lên bụng trong khi tập. Nếu thấy bụng hơi phập phồng là chưa đạt. Khi tập phải thở đều, chậm và sâu.
Cấp độ 2: Tập Kegel với ngón tay
Có nhiều cấp độ để mẹ bầu tập luyện. (ảnh minh họa)
Hãy rửa sạch tay của bạn trước khi tập luyện. Hãy luồn một ngón tay của bạn vào âm đạo và tìm cách dùng âm đạo kẹp lấy ngón tay của bạn. Bạn sẽ cảm thấy âm đạo co lại. Bài tập này đã nâng cao và khó hơn bài tập trên một chút. Chính vì vậy đừng nản lòng nếu bạn không làm được ngay.
Bạn cũng có thể nhờ đến bác sĩ phụ khoa giúp việc này trong những lần tập luyện đầu tiên.
Cấp độ 3: Co thắt âm đạo, giữ nguyên 5 giây
Với cấp độ này, bạn lần lượt làm theo hướng dẫn như sau:
– Co thắt cơ âm đạo một chút, đếm đến 5.
– Co thắt thêm chút nữa, đếm đến 5.
– Co thắt hết mức có thể, đếm đến 5.
– Thả lỏng ngược trở lại, từng nấc một, mỗi nấc đếm đến 5.
Bài tập này sẽ mất thời gian và yêu cầu sự kiên trì hơn những bài tập trước đó nhưng chắc chắn hiệu quả mà nó mang lại cũng tuyệt vời hơn rất nhiều. Các mẹ hãy cố gắng tập luyện nhé!
Cấp độ 4: Lặp đi lặp lại liên tục nhiều lần
Khi đã đạt được “thành tựu”, bạn hãy năng cấp bài tập và tập luyện ở mức khó hơn như sau:
– Co cơ âm đạo 3 giây. Thả lỏng. Lặp lại 10 lần.
– Co thắt và thả lỏng càng nhanh càng tốt. Lặp lại 25 lần.
– Tưởng tượng bạn đang cố hút một vật gì đó vào trong âm đạo của bạn. Giữ nó lại trong 3 giây. Thả lỏng. Lặp lại 10 lần.
– Tưởng tượng bạn đang cố đẩy cái gì đó ra khỏi âm đạo của bạn. Giữ 3 giây. thả lỏng. Lặp lại 10 lần.
Bài tập Kegel cứu ‘vùng kín’ sau sinh – 3
Bạn hoàn toàn có thể tập Kegel từ khi mang bầu để việc sinh nở dễ dàng hơn. (ảnh minh họa)
Các vị trí tập luyện tốt nhất
– Ngồi: Ngồi thẳng lưng ở trên một chiếc ghế, đầu gối hơi đưa ra ngoài, hoặc ngồi xếp bằng trên sàn nhà, hoặc ngồi duỗi thẳng chân ra phía trước.
– Nằm: Nằm ngửa ở tư thế thẳng hoặc đầu gối trên một chiếc gối, co đầu gối lại, bàn chân để chếch ra ngoài.
– Đứng: Đứng bám vào ghế, đầu gối hơi cong, vai rộng, bàn chân và ngón chân hơi cách nhau chỉ ra phía ngoài.
4. “Chuyện ấy “sau sinh
Theo y học hiện đại, sau khi sinh chỉ cần sản dịch hết ra và cơ thể đã phục hồi thì phụ nữ có thể quan hệ tình dục trở lại bình thường.
Theo Danviet
Nguồn : bau.vn
Từ khóa » Khép Chân Sau Sinh
-
Những Tư Thế Sinh Hoạt Mẹ Tuyệt đối Phải Tránh Sau Sinh, Nếu Không ...
-
23 Câu Hỏi Sau Sinh Phụ Nữ Thường Thắc Mắc
-
Chị Em Cần Kiêng Cữ Sau Sinh Như Thế Nào?
-
5 Tư Thế Sinh Hoạt TÀN PHÁ Xương Cốt Của Mẹ Sau Sinh, Làm Ứ ...
-
Tại Sao Bà đẻ Phụ Nữ Sau Sinh Phải Ngồi Khép Chân, Nằm Không ...
-
Sau Sinh Bao Lâu Thì được Ngồi Xổm, Mẹ Chớ Vội Vàng Kẻo ân Hận Nhé
-
Kiêng Cữ Sau Sinh Theo Dân Gian: Mẹ Cần Lưu ý Gì? - Monkey
-
Top 5+ Bài Tập Khép Vùng Kín Sau Sinh Tại Nhà Cực Hiệu Quả - Monkey
-
Những điều Phụ Nữ Sau Sinh Mổ Cần Biết | Vinmec
-
Kiêng Cữ Sau Sinh đẻ Cùng Những Quan Niệm Sai Lầm Các Mẹ Cần ...
-
Tư Thế Ngồi Sau Khi Bị Rạch Tầng Sinh Môn, Tránh Gây ảnh Hưởng
-
NHỮNG KIÊNG CỮ SAU SINH MẸ CẦN CHÚ Ý ĐỂ ĐẢM BẢO SỨC ...
-
NTO - Những Quan Niệm Sai Lầm Sau Sinh - Bao Ninh Thuan
-
Sau Sinh Bao Lâu Thì Của Mình Khép Lại