Những Tư Thế Sinh Hoạt Mẹ Tuyệt đối Phải Tránh Sau Sinh, Nếu Không ...
Có thể bạn quan tâm
Phụ nữ sau sinh cơ thể còn rất yếu ớt do bị mất sức và tổn thương nhiều, vì vậy, dù chỉ một tác động rất nhỏ cũng có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, nhất là về lâu về dài. Vì vậy, mẹ cần phải rất chú ý trong mọi sinh hoạt hàng ngày, từ cách đi lại, đứng ngồi,… sao cho cơ thể được bảo vệ tốt nhất.
Đặc biệt, những hoạt động dưới đây mẹ phải luôn luôn nhớ để tránh tuyệt đối, có như vậy mới không gây hại tới sức khỏe của mình:
Nằm vắt chân
Ai cũng biết rằng bà đẻ thì không nên nằm dạng chân, vì nó ảnh hưởng đến sự co hồi âm đạo và về sau, khi sinh hoạt vợ chồng, đi lại hay… trung tiện cũng dễ tạo tiếng kêu nơi cửa mình. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa rằng mẹ phải vắt chéo chân mỗi khi nằm, ngồi, nhất sau ngay sau sinh. Bởi, khi bắt chéo chân như vậy có thể gây cản trở sản dịch thoát ra ngoài, hoàn toàn không có lợi cho sản phụ chút nào. Bởi vậy, các mẹ sau sinh phải luôn nhớ tránh hai tư thế này, và tư thế đúng nhất là nằm duỗi chân thẳng, hai chân khép vào nhau là đủ.
Kê gối cao
Trong 6 – 8 giờ đầu sau khi sinh, sản phụ nên được nằm nghỉ ngơi hoàn toàn để hồi sức sau cuộc sinh nở vất vả. Lưu ý, thời gian này tuyệt đối không nên nằm gối quá cao, do cơ thể vừa mất đi một lượng máu lớn, nếu kê gối cao sẽ ảnh hưởng đến sự lưu thông máu lên não. Vì vậy, tốt nhất nên sử dụng gối mềm với độ dày vừa phải, hoặc có thể gập một chiếc khăn bông lại để gối đầu giúp máu lưu thông tới não tốt hơn.
Ngồi xổm
Tư thế này hoàn toàn không có lợi cho bà mẹ sau sinh, vì nó không chỉ khiến mẹ dễ đau lưng, đau lưng kinh niên và vùng kín khó khép lại, mà “tệ hại” nhất là gây áp lực mạnh xuống vùng bụng dưới và sàn chậu, dễ khiến nội tạng bị sa xuống (sa sinh dục) do lúc này các dây chằng đang bị giãn ra đáng kể.
Sa sinh dục ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và thẩm mĩ, hơn nữa vấn đề này cực khó để khắc phục. Do đó, cách tốt nhất là mẹ cần tránh ngồi xổm cũng như các tư thế dễ gây ra vấn đề này.
Khom lưng
Đây là tư thế “tối kị” mà các mẹ sau sinh cần nhớ nếu không muốn sau này bị đau lưng đến mức không đứng cũng chẳng ngồi được. Tuy nhiên, trong sinh hoạt hàng ngày, có vô số việc cần mẹ phải khom lưng xuống: thay tã cho bé này, cúi xuống nhặt đồ, cúi xuống bế em bé, tắm cho con,… Vậy thì phải làm sao?
Phương án khả thi nhất cho mẹ là giữ lưng thẳng và hạ hông từ từ xuống thay vì cúi người. Chẳng hạn, khi muốn cúi xuống bế em bé, thay vì khom lưng, mẹ hay giữ lưng thật thẳng, chùng gối và hạ hông xuống bế bé rồi nâng hông lên. Còn khi phải thay tã cho bé, hãy ngồi trên giường, chân mở rộng hoặc duỗi ra và giữ thẳng lưng – tư thế này giúp mẹ ngồi được thẳng mà không hề bị cản trở hay khó khăn trong việc thay tã.
Tư thế ngồi thay tã được hướng dẫn trong tài liệu chăm sóc sau sinh của các bà mẹ Nhật.
Đi chân trần
Ngay cả mùa hè, mẹ cũng nên đi một đôi tất mỏng để tránh chạm chân trực tiếp xuống sàn nhà lạnh; do cơ thể lúc này đang yếu, lỗ chân lông đang giãn nở nhiều nên khi bị lạnh dễ co lại đột ngột và dẫn đến bị cảm. Mặt khác, theo Đông y, các cơ quan và bộ phận trên cơ thể đều có những vùng đại diện ở bàn chân, và bàn chân có mối liên quan “mật thiết” tới lục phủ ngũ tạng, cũng như ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe. Do đó, cần giữ ấm thường xuyên cho bàn chân, tốt nhất trước khi bước xuống sàn, mẹ nhớ mang giày/dép và không nên đi chân trần.
Gen bụng quá chặtViệc quấn bụng sau sinh giúp mẹ bớt bị xổ bụng và phần nào nâng đỡ cơ quan nội tạng, hỗ trợ đẩy sản dịch ra nhanh hơn. Tuy nhiên, cần quấn bụng hợp lý, vừa phải. Có nhiều mẹ lạm dụng quá mức bằng cách dùng gen bụng/quấn bụng thật chặt, khi đó sẽ mang đến tác dụng ngược lại: Vừa cản trở sản dịch thoát ra ngoài, vừa ảnh hưởng tới sự lưu thông máu trong khoang chậu đồng thời tạo sức ép lên các cơ quan nội tạng dễ gây sa sinh dục. Vì vậy, sản phụ sau sinh tuyệt đối lưu ý, không nên gen bụng quá chặt. Cách tốt nhất là chuẩn bị một tấm vải xô dài, quấn quanh bụng từ 8 – 10 vòng và nhớ thay giặt thường xuyên như thay quần áo hàng ngày.
Dùng thiết bị điện tử quá nhiều
Rất nhiều mẹ sau khi sinh thường có thói quen xem TV, lướt web, sử dụng smartphone rất nhiều trong thời gian rảnh rỗi. Điều này có thể gây nhức, mỏi mắt, giảm thị lực và ảnh hưởng tới thần kinh; hơn nữa, bức xạ từ màn hình máy tính, điện thoại,…. cũng gây những ảnh hưởng không nhỏ tới con người. Thực ra, thị giác của phụ nữ trước và sau sinh không khác gì nhau, nhưng vì sức khỏe của mẹ sau sinh không được tốt nên dễ bị ảnh hưởng nhiều hơn; do đó mẹ cần hạn chế lướt facebook, đọc báo hay xem phim quá nhiều nhé!
Ngoài ra, sóng wifi được chứng minh là không hề tốt cho bộ não non nớt của bé, do đó nếu không cần thiết, hãy tắt hết các thiết bị điện tử, thiết bị phát sóng wifi trong phòng bé.
Theo Thụy Anh/Lamme
Từ khóa » Khép Chân Sau Sinh
-
23 Câu Hỏi Sau Sinh Phụ Nữ Thường Thắc Mắc
-
Chị Em Cần Kiêng Cữ Sau Sinh Như Thế Nào?
-
5 Tư Thế Sinh Hoạt TÀN PHÁ Xương Cốt Của Mẹ Sau Sinh, Làm Ứ ...
-
Tại Sao Bà đẻ Phụ Nữ Sau Sinh Phải Ngồi Khép Chân, Nằm Không ...
-
Sau Sinh Bao Lâu Thì được Ngồi Xổm, Mẹ Chớ Vội Vàng Kẻo ân Hận Nhé
-
Kiêng Cữ Sau Sinh Theo Dân Gian: Mẹ Cần Lưu ý Gì? - Monkey
-
Top 5+ Bài Tập Khép Vùng Kín Sau Sinh Tại Nhà Cực Hiệu Quả - Monkey
-
Những điều Phụ Nữ Sau Sinh Mổ Cần Biết | Vinmec
-
Kiêng Cữ Sau Sinh đẻ Cùng Những Quan Niệm Sai Lầm Các Mẹ Cần ...
-
Tư Thế Ngồi Sau Khi Bị Rạch Tầng Sinh Môn, Tránh Gây ảnh Hưởng
-
NHỮNG KIÊNG CỮ SAU SINH MẸ CẦN CHÚ Ý ĐỂ ĐẢM BẢO SỨC ...
-
NTO - Những Quan Niệm Sai Lầm Sau Sinh - Bao Ninh Thuan
-
Những Kiêng Cữ Sau Sinh Bà Mẹ Nào Cũng Nên Biết
-
Sau Sinh Bao Lâu Thì Của Mình Khép Lại