Những Kiểu Dệt - Giang Nguyên JSC - In Tem Nhãn Giá Rẻ

Để hoàn thành những logo, tag mác cho quần áo, tem nhãn cho các thương hiệu, công ty chúng ta cần rất nhiều yếu tố như chất liệu, cách thức dệt hay còn là kiểu dệt. Kiểu dệt biến đổi dựa trên cơ sở các kiểu cơ bản, có sự biến đổi bằng các bổ sung điểm nổi hoặc phát triển.

Kiểu dệt của vải

  • Kết cấu, hình thức bề mặt vải là do kiểu dệt quyết định, đồng thời kiểu dệt còn ảnh hưởng đến tính chất của vải.

  • Kiểu dệt là quy luật đan kết giữa các sợi dọc và sợi ngang trong vải. Khi đan nhau chúng tạo thành điểm nổi (nổi dọc, nổi ngang). Tập hợp một chu kỳ các điểm nổi ít nhất được lập lại trên vải chính là hình kiểu dệt nhỏ nhất được lặp lại trên vải (rappo kiểu dệt).
  • Ngoài ra, còn phải kể đến hiệu ứng kiểu dệt. Nó phản ánh trạng thái bề mặt, phụ thuộc vào tỷ lệ giữa số điểm nổi dọc và số điểm nổi ngang có trong rappo.
  • Tùy theo cách đan kết, tất cả các loại vải dệt được xếp thành 4 nhóm.

Nhóm kiểu dệt cơ bản

  • Nhóm này bao gồm các kiểu dệt phổ biến nhất, và là kiểu dệt cơ bản để hình thành các kiểu khác. Ở phạm vi một rappo mỗi sợi dọc chỉ đan lên một sợi ngang (nổi đơn dọc) hoặc mỗi sợi ngang chỉ đan lên một sợi dọc (nổi đơn ngang) ở mặt vải ngược lại, đồng thời số sợi dọc và số sợi ngang trong rappo bằng nhau (Rd = Rn).
  • Kiểu dệt vân điểm là kiểu dệt trơn đơn giản và phổ biến nhất, Trên hai mặt vải, điểm nổi phân bố đều. Dệt kiểu này, vải bền, nhưng hơi cứng. Thường gặp ở vải bông, vải len, lụa như mặt hàng phin, pôpolin, ximili, calico, katê, voan…
  • Kiểu dệt vân chéo thường gặp ở vải chéo, hoa chéo, kaki, gin, sơviôt, đơnim. Trên mặt vải thấy có những đường chéo song song với nhau do các điểm nổi tạo thành. Thông thường đường chéo nghiêng 450, nhưng cũng có thể có góc xiên khác tùy theo độ nhỏ sợi (chỉ số sợi) và mật độ phân bố sợi. Hai mặt vải không giống nhau (chéo phải hoặc chéo trái). Vải dày hơn nhưng khá mềm mại.
  • Kiểu dệt vân đoạn là kiểu dệt có số sợi trong rappo lớn (Rd = Rn ≥ 5), phổ biến là 5,8 và 10. Vải kiểu dệt này có hai mặt phân biệt rõ rệt. Mặt phải của vải thường láng bóng, lì, phẳng do các sợi bị uốn và thường phủ thành đoạn dài. Vải dày dặn, nhưng mềm mại, chịu ma sát và trơn, thích hợp làm vải lót. Vải vân đoạn hay gặp có hiệu ứng dọc – láng và hiệu ứng ngang – satanh.

biểu diễn các kiểu dệt vân điểm, kiểu dệt vân chéo, kiểu dệt vân đoạn satanh  và láng

Nhóm kiểu dệt hoa nhỏ

  • Nhóm này bao gồm kiểu dệt biến đổi (dẫn xuất) và kiểu dệt liên hợp.
  • Kiểu dệt biến đổi dựa trên cơ sở các kiểu cơ bản, có sự biến đổi bằng các bổ sung điểm nổi hoặc phát triển.

Công ty TNHH Giang Nguyên

Đ/c: Số 49 – Xóm Án – Tân Triều – Triều Khúc – Thanh Trì – Hà Nội

Cơ sở sx : Cụm CN Thanh Oai – Bích Hòa – Thanh Oai –  Hà Nội

Liên hệ đặt hàng:

Tel : 024 3353 1872                                  Fax : 024 3353 1840

Hotline đặt hàng: 0987 639 382

Email : kehoach@giangnguyen.com.vn

Từ khóa » Trình Bày ưu Nhược điểm Của Kiểu Dệt Biến đổi