Vải Gấm Là Gì? Ưu Nhược điểm, Quy Trình Dệt Và Những ứng Dụng ...
Có thể bạn quan tâm
Vải gấm là gì? Chất liệu vải gấm được sản xuất như thế nào? Vải gấm có đặc điểm gì? Vải gấm và vải lụa có giống nhau không?… Chắc hẳn có rất nhiều người thắc mắc về loại vải được xem là quý hiếm và sang trọng bậc nhất này. Từ xa xưa, vải gấm là loại mặt hàng xa xỉ vì chúng thường được dùng để may mặc cho các vua chúa, tầng lớp quý tộc. Nhưng ngay nay, gấm đã được sử dụng rộng rãi hơn, từ bình dân đến cao cấp, từ may mặc cho đến sản xuất chăn ga gối đệm.
Trong bài viết dưới đây, DANANGSALE sẽ chia sẻ đến bạn đọc toàn bộ những kiến thức về vải gấm cũng như giúp bạn làm sáng tỏ những thắc mắc về chất liệu vải này.
Vải gấm là gì? Chất liệu vải tinh xảo và cầu kỳ bậc nhất.
Vải gấm là gì?
Vải gấm là chất liệu vải có nguồn gốc từ tự nhiên, chính xác hơn là được dệt từ tơ tằm. Điểm đặc biệt của vải gấm là nó sở hữu những họa tiết trang trí bắt mắt, được dệt trực tiếp vào sợi vải chứ không phải là in thông thường, không bị mờ hay biến mất theo thời gian sử dụng.
Vải gấm vốn là chất liệu truyền thống có từ xa xưa của người Việt Nam, thường chỉ có vua chúa, quý tộc mới có điều kiện dùng loại vải này để may trang phục. Gấm chỉ là tên gọi chung cho một dòng vải vì trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại vải gấm khác nhau như vải gấm tơ tằm, gấm cotton, gấm nhân tạo.
Nguồn gốc và lịch sử phát triển của vải gấm
Gấm là một trong những loại vải hiếm hoi có nguồn gốc xuất xứ từ Châu Á nhưng lại được ưa chuộng rộng rãi trên khắp thế giới. Tính đến thời điểm hiện tại, vải gấm đã có lịch sử phát triển hơn 5000 năm bắt đầu từ Trung Quốc, sau đó lan rộng đến các xứ láng giềng như Hàn Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Ấn Độ…rồi dần qua các nước phương Tây.
Ở nước ta, vải gấm được mệnh danh là “ông hoàng” trong các loại mặt hàng tơ lụa, khi có kỹ thuật dệt hết sức phức tạp, bằng thủ công. Theo ghe chép lịch sử thì làng Vạn Phúc (Hà Đông) chính là nơi dệt gấm lụa nổi tiếng nhất cả nước, gấm đạt đến độ tinh xảo, chất lượng cao nhất để cung tiến cho vua chúa.
Trước đây, gấm hầu như chỉ được sử dụng để may trang phục nhưng cho đến ngày nay, loại vải này đã được ứng dụng nhiều hơn trong nhiều lĩnh vực khác nhau như may các loại phụ kiện, chăn ga gối đệm, đồ thủ công mỹ nghệ,…
>>> Xem thêm: Thời trang nữ cao cấp Hàn Quốc
Quy trình dệt chất liệu vải gấm
Quá trình sản xuất vải gấm vô cùng phức tạp, đòi hỏi những người thợ dệt phải có tay nghề cao cùng tính thẩm mỹ tốt. Đồng thời, công đoạn này cũng cần đến rất nhiều sức lực và sự tỉ mẫn.
Để tạo nên được những mảnh vải gấm với nhiều kiểu dáng, người thợ dệt thủ công bắt buộc phải dệt nổi từ chiếc khung cửi có thiết kế 2 tầng (còn gọi là khung hoa). Mặc dù đây chỉ là một chiếc khung cửi thô sơ được phát minh từ xa xưa nhưng đến tận ngày nay, người ta vẫn chưa tìm ra được bất kỳ một loại máy móc hiện đại nào có thể thay thế khung cửi và bàn tay tài hoa của người thợ trong việc tạo nên những khuôn gấm thượng hạng nhất.
Để khung cửi hoạt động, phải có 2 người cùng điều khiển gồm 1 người ngồi trên và 1 người ngồi dưới. Giữa 2 người phải có sự kết hợp hết sức ăn ý và nhịp nhàng với nhau. Trong quá trình này, người ngôi trên sẽ kéo hoa, khi nào mà con thoi kêu 2 tiếng thì người ngồi dưới sẽ dệt theo đúng nhịp.
Muốn tạo hoa nổi trên vải gấm, người thợ phải luồn sợi một cách công phu và rất khéo léo. Dệt gấm thủ công là kỹ thuật khó khăn nhất, không một loại máy móc nào có thể thay thế. Ngày nay, kiểu dệt vải gấm phổ biến nhất đó là kiểu dệt Jacquard (dệt giắc cát), kiểu dệt tạo ra các họa tiết trang trí trên bề mặt vải, với một mặt chính hình dệt rõ nét và mặt trái có họa tiết mờ hơn.
Ưu điểm và nhược điểm của vải gấm
Ưu điểm
- Màu sắc đa dạng: Rất khó để có thể liệt kê hết những màu sắc của vải gấm vì chúng có nhiều màu sắc khác nhau hoặc có sự kết hợp giữa nhiều gam màu trên cùng một tấm vải. Ngoài ra, chất liệu vải gấm cũng có khả năng bắt sáng rất tốt, tạo nên cảm nhận về thị giác tốt nhất cho người nhìn. Hơn nữa, độ bền màu của vải gấm cũng được đánh giá rất cao.
- Hoa văn trang trí tinh xảo: Nghệ thuật trang trí hoa văn trên chất vải gấm được xem là chuẩn mực, điều làm nên đặc trưng ấn tượng của loại vải này. Dưới những bàn tay tài hoa của các nghệ nhân, những hoa văn được bố trí theo hình đối xứng, không gây cảm giác rườm rà, phức tạp mà ngược lại tạo nên sự phóng khoáng, hòa hợp và mềm mại.
- Độ bền cao: Gấm là một trong những chất liệu dày bậc nhất hiện nay, vì thế vải có độ bền cao.
- Đem lại sự sang trọng, thanh cao cho người mặc: Vải gấm luôn đem đến sự sang trọng, bất kể là thứ gì khi khoác lên một tấm vải gấm cũng đều nhận được sự chú ý và ấn tượng từ người nhìn. Nhờ ưu điểm này mà chúng thường được sử dụng để làm áo dài và đồ nội thất.
- Thân thiện môi trường và an toàn cho sức khỏe: Có thành phần chủ yếu từ tơ tằm cùng quá trình sản xuất thủ công nên vải gấm không gây tổn hại đến môi trường, vải cũng không gây kích ứng da như những loại vải thông thường khác.
Nhược điểm
Ngoài những ưu điểm vượt trội, chất liệu gấm cũng còn tồn tại nhiều hạn chế khó khắc phục như:
- Do có độ dày lớn, vải gấm sẽ khá nóng và bí hơn so với nhiều chất liệu cùng loại khác.
- Độ cứng cáp mang lại trong lượng lớn, kém mềm mại và nhẹ nhàng như vải lụa, vải đũi,…
- Gấm có khả năng dẫn nhiệt và dẫn điện khá kém nên khi ướt tuổi thọ của vải sẽ giảm khoảng 20%, khi phơi dưới nắng vải sẽ không bền, dễ bị sâu bọ ăn. Vải cũng rất dễ ố vàng do mồ hôi.
- Vải gấm polyester dễ bắt bụi, gây bí hơi và độ thân thiện với môi trường không thực sự ấn tượng.
>>> Xem thêm: Mùa đông đến thật rồi! Hãy chuẩn bị cho mình những chiếc áo khoác phao để giữ ấm nhé!
Ứng dụng của vải gấm
Ứng dụng trong thời trang may mặc
Chất liệu vải gấm được ứng dụng phổ biến nhất trong các sản phẩm may mặc nhờ màu sắc đa dạng và họa tiết bắt mắt. Bạn có thể dễ dàng bắt gặp chúng trong những bộ áo dài truyền thống, hay những bộ sưu tập quần áo đời thường.
Dùng để sản xuất các đồ thủ công mỹ nghệ
Bản thân ngành dệt gấm đã là một mặt hàng thủ công mỹ nghệ nên sản phẩm này cũng như một món quà giá trị được bày bán tại nhiều nơi. Hiện nay trên thế giới đã có nhiều quốc gia phát triển loại vải này, thế nhưng sản phẩm dệt thủ công tại Việt Nam lại rất được các du khách nước ngoài ưa chuộng.
Xét về khía cạnh văn hóa, vải gấm cũng là một phần trong việc quảng bá hình ảnh, truyền thống đất nước và con người Việt Nam đến bạn bè quốc tế.
Sản xuất chăn ga gối đệm
Gần đây, vải gấm đã được ứng dụng vào sản xuất các sản phẩm chăn ga gối đệm. Các sản phẩm từ vải gấm không chỉ tôn lên vẻ sang trọng cho không gian nội thất phòng ngủ mà chúng còn chăm sóc giấc ngủ rất tốt khi phát huy tính năng duy trì nhiệt, thân thiện với sức khỏe, mang đến sự ấm áp.
Cách vệ sinh và bảo quản vải gấm
- Tất cả những sản phẩm được làm từ vải gấm nên giặt bằng tay nhằm đảm bảo độ bền, tuyệt đối không được giặt bằng máy.
- Không nên sử dụng các loại bột giặt có tính tẩy mạnh, chỉ nên dùng xà phòng trung tính, dịu nhẹ.
- Tuyệt đối không dùng thuốc tẩy khi vệ sinh các sản phẩm liên quan đến chất liệu gấm.
- Nhiệt độ nước thích hợp để giặt các sản phẩm từ gấm là khoảng 30 độ C. Giặt nước quá nóng sẽ làm vải gấm mất đi độ bóng hoặc nước quá lạnh sẽ khiến vải bị co rút lại.
- Khi phơi sản phẩm vải gấm nên lộn mặt trong ra ngoài để không bị phai màu, sờn rách mặt phải.
- Tốt nhất nên phơi vải gấm ở nơi thoáng mát, khô ráo, sạch sẽ và tránh ảnh hưởng trực tiếp từ mặt trời.
- Không được đặt thiết bị tỏa nhiệt lên chất liệu vải gấm cũng như không đặt sản phẩm gấm cạnh nơi có nhiệt lượng cao.
>>> Xem thêm: Tham khảo ngay những mẫu áo sơ mi công sở cực đẹp, cực rẻ chỉ từ 105.000đ
Sự khác nhau giữa vải gấm và vải lụa
Vải lụa thực tế cũng giống như vải gấm, đều có nguồn gốc từ tự nhiên và được dệt từ tơ tằm mang lại những sản phẩm sang trọng, thanh nhã và cuốn hút. Tuy nhiên, 2 chất liệu này vẫn có một số những khác biệt nhất định như:
- Vải gấm là mặt hàng quý và khó làm hơn rất nhiều so với các mặt hàng từ tơ lụa. Nếu như quá trình dệt lụa đòi hỏi sự tuân thủ về các kỹ thuật phức tạp thì quy trình dệt vải gấm lại cần sự công phu cùng kỹ thuật phức tạp hơn rất nhiều lần.
- Vải lụa là loại vải trơn, mỏng, bóng mềm mại được nhuộm để tạo thành các màu sắc rực rỡ. Trong khi đó, vải gấm lại được dệt công phu, mang đến nhưng họa tiết nổi sinh động trên bề mặt.
Trên đây là những thông tin liên quan đến chất liệu vải gấm. Hy vọng sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc Vải gấm là gì cũng như hiểu rõ hơn về chất liệu thủ công cực kỳ chất lượng này. Nếu được, bạn hãy thử sắm cho mình các sản phẩm làm từ gấm để có thể trải nghiệm được những điều tuyệt vời từ nó.
Xem thêm
- Vải dù là gì? Tìm hiểu tất tần tật về chất liệu vải dù
- Vải Silk là gì? Các loại vải silk và ứng dụng của nó trong đời sống
- Uống nghệ tươi với mật ong có tác dụng gì? 9 công dụng không ngờ từ nghệ và mật ong
- Xông mặt bằng nước muối có tốt không? Cách xông hơi da mặt với nước muối
Shop Danangsale
Địa chỉ: 16 Nguyễn Sơn Hà, Quận Hải Châu, Tp. Đà Nẵng
Hotline:0935.337.637
Email: shopdanangsale@gmail.com
Website: https://danangsale.vn/
Từ khóa » Trình Bày ưu Nhược điểm Của Kiểu Dệt Biến đổi
-
Giáo Trình Vật Liệu May – Trường ĐTDN - SlideShare
-
[PDF] VẬT LIỆU DỆT MAY Ị . * - IUH-FGD
-
[PDF] VẬT LIỆU DỆT MAY
-
Những Kiểu Dệt - Giang Nguyên JSC - In Tem Nhãn Giá Rẻ
-
Kiểu Dệt Thoi Vân điểm - Đồng Phục Mầm Non
-
Kiểu Dệt Thoi Vân đoạn - Đồng Phục Mầm Non
-
Vải Dệt Kim Là Gì? Ưu Nhược Điểm Của Vải Dệt Kim Trong Thời ...
-
ĐẶC ĐIỂM CÁC LOẠI VẬT LIỆU MAY VÀ SẢN PHẨM MAY
-
Vải Dệt Thoi Là Gì? Đặc Điểm, Tính Chất & Các Thông Số Cơ Bản
-
Vải Dệt Kim Là Gì? Ưu Nhược Điểm Ra Sao?
-
Tài Liệu Thiết Kế Vải Dệt Thoi Phần 3 - 123doc
-
Vải Không Dệt Là Gì? Ưu Nhược điểm Và Giá Cả - Vua Nệm
-
[PDF] C¸ch NhËn BiÕt MÆt Phi, MÆt Tr¸i Cña Vi DÖt Thoi, Vi DÖt Kim Vµ Vi Kh