Những Ký Hiệu Thường Dùng Trong Bản Vẽ Khí Nén, Thủy Lực

Hệ thống khí nén, thủy lực cũng tương tự như với hệ thống cơ khí, máy móc cơ giới khi đều có bản vẽ, bản thiết kế chi tiết và đầy đủ. Điều này vô cùng quan trọng để giúp tạo nên một hệ thống hoàn chỉnh, độ chính xác cao và hiệu quả khi vận hành. Công việc đầu tiên mà khách hàng cần làm đó là đọc hiểu các ký hiệu thường dùng trong bản vẽ thực tế hoặc các mô phỏng trên phần mềm.Việc này sẽ giúp tiết kiệm được thời gian, bám sát yêu cầu và giảm chi phí. Vậy các bạn hãy cùng EMDN khám phá và giải thích các ký hiệu van thủy lực này nhé trong bài phân tích hôm nay.

Nội dung chính

  • Quy ước chung về ký hiệu khí nén, thủy lực
  • Các ký hiệu thủy lực, khí nén thường dùng
    • Các ký hiệu đường ống dầu
    • Các ký hiệu van
    • Các ký hiệu bơm thủy lực, motor thủy lực
    • Các ký hiệu xi lanh
    • Ký hiệu bộ lọc dầu
    • Ký hiệu bộ làm mát dầu
    • Ký hiệu bộ sấy nhiệt
    • Ký hiệu đồng hồ đo lưu lượng của dầu
    • Ký hiệu công tắc áp suất

Quy ước chung về ký hiệu khí nén, thủy lực

Trong sản xuất công nghiệp hiện nay, khí nén và thủy lực đã trở thành những thành phần không thể thiếu để thúc đẩy hiệu suất, nâng cao sản lượng, giảm chi phí và tiết kiệm sức người. Đó cũng chính là một trong những lý do mà ngày nay càng có nhiều khách hàng tìm đến máy móc vận hành bằng khí nén, dầu…

Mỗi hệ thống sẽ được thiết kế sao cho đáp ứng được những yêu cầu làm việc nên việc đọc và hiểu bản vẽ sẽ rất quan trọng.

Ký hiệu khí nén hay ký hiệu thủy lực thường được các hãng sản xuất, nhà máy và những kỹ sư chuyên ngành quy ước chung với nhau. Người ta thường chọn tiêu chuẩn kỹ thuật của Anh đó là ISO để dựa trên đó mà tiến hành thiết kế bản vẽ thủy lực, khí nén.

ký hiệu trong bản vẽ khí nén thủy lực

Cơ sở của các ký hiệu van khí nén, ký hiệu van thủy lực nói riêng hay toàn mạch khí, thủy lực nói chung đều phải đơn giản, ngắn gọn để người dùng có thể nhìn vào bảng vẽ và xác định được chi tiết, hình dung được phần nào thiết bị. Tránh việc chọn lựa, bố trí linh tinh gây rối mắt và không logic.

Trong các bộ nguồn thủy lực hay các cụm khí nén, thủy lực thì các ký hiệu thủy lực khí nén sẽ kết hợp với nhau để tạo nên một cụm chi tiết làm việc mới theo yêu cầu của khách hàng. Tùy vào hệ thống, máy móc, dây chuyền mà người sử dụng có thể linh hoạt kết hợp nhằm mang lại hiệu quả cao nhất.

Có một điều mà chúng tôi luôn lưu ý khách hàng khi đọc bản vẽ đó là: ký hiệu của phần tử khí nén, thủy lực sẽ không được phép thể hiện lên bất kỳ kích thước của phần tử thiết bị đó.

Ví dụ như đối với van một chiều dầu, chúng ta không thể tự ý gắn kích thước của van một chiều dầu vào đó hay các loại van khác như: van điện từ dầu, van gạt tay, van chống lún, van giảm áp…

Đặc biệt, những ký hiệu của phần tử trên bản vẽ sẽ không cung cấp thông tin về vị trí vật lý của các chi tiết hay phần tử, thiết bị điều khiển của hệ thống.

EMDN thường bắt gặp một số người tùy tiện gắn các phần tử khí nén, thủy lực vào bất kỳ các hướng nhìn nào bất kỳ. Điều này là không được phép.

Những quy ước chung ký hiệu thiết bị khí nén, các ký hiệu thủy lực cần được tuân thủ không chỉ các nhà tư vấn, công ty cung cấp thiết bị mà còn những khách hàng đang sử dụng

Các ký hiệu thủy lực, khí nén thường dùng

Hệ thống thủy lực, khí nén có rất nhiều thiết bị nên ký hiệu được sử dụng rất đa dạng. Riêng ký hiệu các van thủy lực sẽ bao gồm: van một chiều, van một chiều có lò xo, van tiết lưu, van phân phối… Hay các ký hiệu xi lanh khí nén sẽ bao gồm: xi lanh đơn, xi lanh có giảm chấn, xi lanh kép…

EMDN xin tổng hợp những ký hiệu thủy lực, khí nén thông dụng và được nhiều khách hàng tìm kiếm nhất hiện nay.

Các ký hiệu đường ống dầu

Trước hết, EMDN sẽ nói về quy ước chung các ký hiệu trong hệ thống thủy lực mà cụ thể ở đây là đường ống dẫn dầu thủy lực trong các bản vẽ mạch.

Ống dầu hay ống dẫn khí nén có vai trò là tín hiệu điều khiển của hệ thống. Cụ thể là trong hệ thống thì van một chiều sẽ thực hiện nhiệm vụ cho dòng lưu chất đi theo một chiều duy nhất. Với một số trường hợp cần phải cung cấp dòng dầu chảy ngược lại thì người ta sử dụng van một chiều có điều khiển. Dòng lưu lượng sẽ được ống cung cấp để mở đến van tác động.

Trong các bản vẽ, chúng ta vẫn thường thấy mũi tên chéo.

ký hiệu phần từ điều chỉnh lưu lượng áp suất
Ký hiệu phần từ điều chỉnh lưu lượng áp suất

Thường ký hiệu này sẽ đi kèm với van thủy lực, bơm thủy lực hay van tiết lưu… để thông báo phần tử này có thể điều chỉnh lưu lượng áp suất, thay đổi được giá trị. Ví dụ như van tiết lưu khí có thể thay đổi lưu lượng khí, bơm thì có thể điều chỉnh lưu lượng.

Nếu trong bản vẽ, chúng ta bắt gặp ký hiệu đường thẳng thì đó là gì? Đó chính là đại diện cho đường ống dẫn khí hoặc dầu hay nói cách khác đó chính là dòng lưu lượng của hệ thống.

ký hiệu đường ống
Ký hiệu đường ống

Đường ống này có thể là đường ống dẫn chất xả, đường ống hút hoặc đường ống dầu khí nén, dầu. Và ký hiệu trên đường ống thủy lực, khí nén không hiển thị hay cung cấp thông tin về giá trị áp lực bên trong đường ống dẫn.

Đường ống dẫn dầu hồi là đường ống mà lượng dầu rò rỉ từ một phần tử nào đó trong hệ thống sẽ được đưa về thùng dầu.

ký hiệu đường ống rò rỉ
Ký hiệu đường ống rò rỉ

Không ít khách hàng sẽ nhầm lẫn giữa đường dầu điều khiển và đường dầu hồi khá giống nhau về nét. Tuy nhiên đường dầu hồi rò rỉ sẽ luôn luôn kết thúc ở thùng chứa dầu. Đây cũng chính là mẹo mà chúng tôi muốn chia sẻ.

Ký hiệu đường hồi trong mạch thủy lực
Ký hiệu đường hồi trong mạch thủy lực

Các ký hiệu van

Van thủy lực khí nén là thành phần cơ cấu của mỗi hệ thống và thực hiện những nhiệm vụ quan trọng. Chính vì lý do này mà khi đọc bản vẽ, khách hàng không nên bỏ qua ký hiệu các loại van khí nén, ký hiệu các loại van thủy lực.

Đầu tiên là van tiết lưu – loại van có mặt trong hầu hết các hệ thống. Người ta sử dụng van với mong muốn có thể điều chỉnh được tốc độ của chấp hành: xi lanh theo yêu cầu làm việc ở từng giai đoạn khác nhau. Có hai loại van tiết lưu đó là van cố định và van có điều chỉnh.

ký hiệu van tiết lưu có điều chỉnh
Ký hiệu van tiết lưu có điều chỉnh

Van tiết lưu có điều chỉnh lưu lượng dòng chất thì trong ký hiệu của van sẽ xuất hiện một mũi tên hiệu chỉnh.

ký hiệu van tiết lưu cố định
Ký hiệu van tiết lưu cố định

Van tiết lưu cố định là loại van cơ bản nhất. Ngoài ra, chúng ta vẫn thường kết hợp van tiết lưu với van một chiều để tăng hiệu quả sử dụng trong hệ thống khí nén, thủy lực.

Ký hiệu van tiết lưu 1 chiều
Ký hiệu van tiết lưu 1 chiều

Tiếp theo một van cũng khá quen thuộc đó là van một chiều. Khi có mặt của thiết bị này thì đồng nghĩa với việc dòng dầu hay dòng hơi, khí nén chỉ đi theo 1 chiều duy nhất, không chảy theo hướng ngược lại. Ký hiệu van thủy lực khí nén một chiều như sau:

ký hiệu van 1 chiều
Ký hiệu van 1 chiều

Tùy vào công việc của từng hệ thống khí nén, thủy lực có yêu cầu để van một chiều làm việc khác nhau. Đối với một số hệ thống thì cần phải dòng lưu chất phải mang áp suất và áp phải đạt một giá trị đã được định sẵn thì van 1 chiều mới mở và hoạt động. Thường như thế thì ký hiệu van sẽ có sự thay đổi khi có thêm lò xo.

ký hiệu van một chiều định áp
Ký hiệu van một chiều định áp

Khi thêm ký hiệu lò xo ở bên dưới thì có nghĩa là bên trên van 1 chiều cho dòng đi qua 1 chiều duy nhất nhưng đòi hỏi dòng lưu lượng đó mang áp và áp phải lớn hơn áp lực đẩy của lò xo.

Van phân phối xuất hiện trong các hệ thống khí nén, thủy lực với số lượng nhiều, phụ thuộc vào cấu tạo và yêu cầu hoạt động. Van được sử dụng nhiều nên ký hiệu van này, các khách hàng cần phải đặc biệt lưu tâm.

Trên ký hiệu của van phân phối sẽ thể hiện đầy đủ các ô van, các cửa van, các vị trí làm việc, kiểu điều khiển.

Ví dụ để khách hàng dễ tưởng tượng như đối với van phân phối 3/2 nghĩa là van có 3 cửa và 2 vị trí làm việc:

ký hiệu van 3/2
Ký hiệu van 3/2

Hay van phân phối 5/2 với hai vị trí làm việc và 5 cửa van gồm: 1 cửa vào, 2 cửa làm việc, 2 cửa xả.

ký hiệu van phân phối 5/2
Ký hiệu van phân phối 5/2

Van thủy lực 4/3 điều khiển bằng điện từ sẽ có ký hiệu van để thể hiện 4 cửa van và 3 vị trí làm việc như sau:

ký hiệu van phân phối 4/3
Ký hiệu van phân phối 4/3

Tìm hiểu thêm: Giải thích ký hiệu van phân phối thủy lực khí nén

Các ký hiệu bơm thủy lực, motor thủy lực

Ký hiệu của bơm thủy lực trong bản vẽ mạch thủy lực sẽ là hình tròn có 1 tam giác màu đen hướng ra ngoài.

ký hiệu bơm thủy lực
Ký hiệu bơm thủy lực

Còn riêng đối với động cơ thủy lực thì tương tự như bơm nhưng tam giác màu đen lại hướng vào trong:

ký hiệu động cơ thủy lực
Ký hiệu động cơ thủy lực

Ngoài ra, trong hệ thống dầu, nhớt, chất lỏng thủy lực còn sử dụng bơm có điều chỉnh lưu lượng. Và nó có ký hiệu bơm thủy lực gồm hình tròn và mũi tên chéo đi qua tâm như sau:

ký hiệu bơm thủy lực 2 chiều có điều chỉnh
Ký hiệu bơm thủy lực 2 chiều có điều chỉnh

Bên cạnh đó, motor hay bơm thủy lực có thể chạy chế độ thuận nghịch. Điều đó có nghĩa là động cơ có thể chạy chế độ bơm và ngược lại bơm có thể hoạt động như một động cơ.

Ký hiệu bơm thủy lực thuận nghịch
Ký hiệu bơm thủy lực thuận nghịch

Tiếp theo là ký hiệu của động cơ điện trong bản vẽ thủy lực như sau:

ký hiệu động cơ điện
Ký hiệu động cơ điện

Và cuối cùng là ký hiệu của động cơ diezen trong mạch thủy lực

ký hiệu động cơ diesen
Ký hiệu động cơ Diesen

Các ký hiệu xi lanh

Xi lanh là chấp hành của hệ thống. Đối với xi lanh đơn, nhìn vào ký hiệu khách hàng có thể biết được 1 cửa khí hoặc 1 cửa dầu.

ký hiệu xi lanh 1 chiều
Ký hiệu xi lanh 1 chiều

Xi lanh kép là khi nhìn vào ký hiệu ta thấy được 2 đường dầu đối với xi lanh thủy lực, 2 đường khí đối với xi lanh khí.

ký hiệu xi lanh tác động kép
Ký hiệu xi lanh tác động kép

Ngoài 2 loại xi lanh trên thì còn có xi lanh khí giảm chấn dùng cho công việc cần vận tốc di chuyển nhanh, thường thì 5% hành trình cuối.

ký hiệu xi lanh có giảm chấn cuối hành trình
Ký hiệu xi lanh có giảm chấn cuối hành trình

Ký hiệu bộ lọc dầu

Lọc dầu đóng vai trò quan trọng khi loại bỏ chất bẩn, nâng cao chất lượng dầu thủy lực cho hệ thống thủy lực. Ký hiệu của bộ lọc trong mạch thủy lực khí nén như sau:

ký hiệu bộ lọc
Ký hiệu bộ lọc

Ký hiệu bộ làm mát dầu

Bộ làm mát dầu giúp hạ nhiệt độ của dầu để hạn chế quá trình nóng máy, oxi hóa dầu và giảm tuổi thọ dầu nhanh chóng:

ký hiệu bộ làm mát dầu thủy lực
Ký hiệu bộ làm mát dầu thủy lực

Ký hiệu bộ sấy nhiệt

Bộ sấy nhiệt không chỉ có chức năng làm khô mà còn làm sạch khí nén. Ký hiệu của bộ sấy nhiệt như sau:

ký hiệu bộ sấy khí
Ký hiệu bộ sấy khí

Ký hiệu đồng hồ đo lưu lượng của dầu

Đồng hồ đo lưu lượng của dầu là thiết bị phụ kiện như cần thiết để người dùng có thể nắm bắt được mức dầu hiện tại trong mạch.

ký hiệu đồng hồ đo lưu lượng
Ký hiệu đồng hồ đo lưu lượng

Ký hiệu công tắc áp suất

Trong bản vẽ mạch khí nén, thủy lực thì công tắc áp suất được ký hiệu như sau:

ký hiệu công tác áp suất
Ký hiệu công tác áp suất

Bản vẽ mạch khí hay mạch thủy lực không quá phức tạp ở ký hiệu phần tử giống như bản vẽ xây dựng hay cơ khí, công trình giao thông mà phức tạp bởi các hệ thống sẽ đi chồng chéo lên nhau.

Nếu các bạn vẫn còn thắc mắc, phân vân về thiết kế, cấu tạo của các thiết bị, hệ thống khí nén và thủy lực hay những ký hiệu, thông số trên bảng vẽ thì đừng chần chờ gì mà liên hệ ngay với đội ngũ kỹ thuật của EMDN. Họ sẽ tư vấn, giải thích, thiết kế những bản vẽ hệ thống khí nén, hệ thống thủy lực và thi công cũng như phân phối những thiết bị đáp ứng yêu cầu kỹ thuật với chất lượng cao và giá thành phải chăng nhất.

Từ khóa » Sơ đồ Xilanh Chính