NHỮNG LOÀI CHIM CÚ KIẾM ĂN TRONG BÓNG ĐÊM

Trăng xưa nay vốn dĩ được loài người rất mến mộ và đã làm tốn bao giấy mực của giới thi nhân, văn sĩ. Trái với con người, chỉ hơn nửa số loài vật là cần đến ánh trăng, số còn lại rất “ghét” trăng và hầu như không xuất hiện trong những đêm trăng tròn vành vạnh !

Những loài không thích chị Hằng đều là thú sống về đêm, chuyên săn mồi trong bóng tối. Nguyên nhân được các nhà khoa học giải thích như sau: phần lớn con mồi của các loài săn đêm đều là loài hoạt động ban ngày, nếu trời quá sáng con mồi sẽ phát hiện được kẻ thù mà bỏ chạy. Thế tại sao những loài sống về đêm có khả năng nhìn thấy con mồi, trong khi nạn nhân của chúng lại không thấy gì trong điều kiện thiếu sáng? Câu trả lời cho bí ẩn này liên quan đến một món quà mà tạo hoá đã ban cho hầu hết các loài động vật sống về đêm, đó là một đôi mắt cực kỳ nhạy sáng. Tuy nhiên, được cái này thì mất cái khác: vì quá nhạy sáng nên chỉ cần một ánh trăng le lói rọi vào cũng làm chúng bị chói loà như khi chúng ta nhìn lên mặt trời!

Đây là chân dung của vài loài thường lẩn tránh chị Hằng

Cú mèo khoang cổ (Otus lettia) – Ảnh: Phùng Bá Thịnh

Cú lợn lưng xám (Tyto alba) – Ảnh: Phùng Bá Thịnh

Cú mèo thuộc họ Strigidae. Ở Việt Nam có 15 loài thuộc họ này. Kích thước khoảng 23cm, toàn bộ cơ thể cú có màu nâu nhạt và phía dưới bụng lấm tấm đen. Đôi mắt tròn to, đen và tai có mào vểnh lên. Thức ăn chủ yếu là chuột, chim và côn trùng. Làm tổ trong các hốc cây và phân bố khắp cả nước. Số lượng cá thể còn tương đối, nhưng chủ yếu ở trong rừng.

Cú lợn thuộc họ Tytonidae. Ở Việt Nam có ba loài thuộc họ này. Kích thước 34 – 36cm, mặt nhìn giống lợn nhà và tiếng kêu rất đặc trưng: “éc éc” như tiếng lợn. Trên lưng có màu nâu xám, mặt có màu trắng và dưới bụng có các chấm đen. Chúng làm tổ trong hốc cây và một số ít trên nóc nhà. Loài này chủ yếu sống ở khu vực thành thị và phân bố đều trong cả nước. Hiện nay, số lượng cá thể loài này giảm dần,

Cú vọ lưng nâu Ninox scutulata Ảnh: Nguyễn Hoài Bão

Trước mắt và trán trắng, các lông tơ có mút đen. Đỉnh đầu, hai bên đầu hai bên và sau cổ nâu đen đều. Lưng, hông, trên đuôi và bao cánh nâu hơi nhạt hơn. Lông vai có vệt trắng rộng. Mép cánh trắng các lông cánh sơ cấp ngoàI cùng nâu có vằn mờ, ở các lông tiếp theo các vằn rõ dần và đồng thời cũng nhiều hơn. Đuôi có vằn nâu đen thẫm và nâu xám nhạt xen kẽ nhau số vằn nâu thẫm là 5. Mút đuôi trắng nhạt. Cằm trắng họng và ngực hung nâu có vệt nâu rộng. Phần còn lạI của mặt bụng trắng với những vệt rộng nâu hung nhạt. Nách và dưới đuôi hung lẫn nâu. Mắt vàng cam. Mỏ đen xanh nhạt, mút mỏ nhạt hơn. Da gốc mỏ lục nhạt. Chân vàng. Ở Việt Nam loài này có ở hầu hết các vùng, những chỗ có nhiều cây cối rậm rạp ở miền núi cũng như miền đồng bằng; ít gặp trong các rừng sâu.

Cú mèo khoang cổ Otus bakkamoena Ảnh: Trần Văn Bằng

Trước mắt, trên mắt và bên trán trắng hay hung nhạt có lấm tấm nâu nhạt, các sợi lông ở mặt có mút đen, phần còn lại ở mặt bụng hung hay nâu nhạt, lấm tấm đen nhạt hay hung có viền nâu thẫm. Đỉnh đầu và gáy nâu hung, phần giữa của mỗi lông nâu thẫm, hai bên có vằn rất mảnh cùng màu. Hai bên đầu và các lông mào tai dài trắng nhạt hay hung nhạt có lấm tấm và vằn nâu thẫm.

Mặt lưng hung vàng có lấm lấm và vằn mảnh nâu nhạt, giữa lông có vệt màu thẫm hơn, phần gốc lông màu xám thẫm, trừ một vòng ở sau cổ có phần gốc lông hung vàng. Lông cánh sơ cấp nâu, phiến lônng ngoài có vằn màu hung nâu. Lông cánh thứ cấp và đuôi có màu gần giống lưng nhưng các vằn ngang nâu và hung vàng, trông rõ ràng hơn. Cằm trắng hay hung nhạt, họng và một đám rộng trước cổ hung vàng có vằn nâu đen nhạt. Phần còn lại của mặt bụng trắng hay hung nâu với vệt hình mũi tên màu nâu đen thẫm ở giữa lông và các vằn lấm tấm màu nâu nhạt ở hai bên lông. Ở Việt Nam loài này khá phổ biến ở các khu rừng Nam bộ, Kontum, Thừa Thiên và Quảng Trị.

Cú vọ (Glaucidium cuculoides) – Ảnh: Phùng Bá Thịnh

Hù lào (Strix leptogrammica) – Ảnh: Nguyễn Hoài Bão

Cú vọ thuộc họ Strigidae. Việt Nam có 15 loài thuộc họ này. Kích thước 20 – 23cm. Khác với cú mèo, cú vọ không có tai vểnh lên và toàn bộ cơ thể có màu nâu nhạt. Đôi mắt màu vàng và dưới bụng có các vùng lông trắng, đỏ nhạt. Thức ăn chủ yếu là chuột và côn trùng nhỏ. Sống trong các khu rừng thường xanh, rừng thưa cây họ dầu và phân bố hầu hết khắp cả nước.

Cú lợn thuộc họ Tytonidae. Chim trưởng thành lông mày trắng nhạt, đôi khi có màu hung. Quanh mắt có vòng đen rộng. Đĩa mặt màu trắng đến hung nâu. Họng trắng. Phần còn lại của bộ lông nhìn chung có vằn ngang màu trắng, nâu và hung nâu rất rõ. Mắt nâu. Mỏ xám. Chân hoàn toàn phủ lông.Nơi sống bị tác động do chiến tranh và các nguyên nhân khác. Số lượng ít và rất khó gặp. Chỉ gặp ở VQG Bạch Mã

Theo: Sinh vật rừng Việt Nam

Tin liên quan

  • NĂM THÂN, TÌM HIỂU CÁC LOÀI LINH TRƯỞNG Ở VIỆT NAM !
  • NỮ HOÀNG THẰN LẰN CHÂN DÀI CỦA VIỆT NAM
  • CHIÊM NGƯỠNG VẺ ĐẸP CỦA NHỮNG LOÀI GÀ
  • CẦY TAI TRẮNG- NINJA CỦA RỪNG GIÀ
  • DƠI NẾP MŨI QUẠ- GÃ KHỔNG LỒ TRONG CÁC LOÀI DƠI MUỖI

Từ khóa » Các Loại Cú Mèo ở Việt Nam