Sự Khác Nhau Giữa Cú Mèo Và Cú Lợn 2022 - Con Vật

Từ lâu, tiếng kêu của cú mèo hay cú lợn đã bị mặc định là mang lại xui xẻo, là tiếng gọi vong hồn từ một nơi xa thẳm. Người viết bài này cũng từng nghĩ chim cú gắn với điềm gở, cho đến một ngày…

Lần theo dấu vết

Từ nhỏ, tôi đã được nghe kể nhiều câu chuyện liên quan đến tiếng kêu trong đêm của cú, những câu chuyện mà vừa háo hức muốn nghe vừa nổi gai ốc vì sợ. Tập tính ăn thịt sống của cú, cùng tiếng kêu oang oang vào buổi tối, đặc biệt lúc khuya khoắt là những cơ sở để nhiều người quan niệm cú báo điềm gở. Cho đến khi bước vào địa hạt điểu học (nghiên cứu loài chim), tôi có nhiều điều kiện để tìm hiểu về loài này. Sách vở và cứ liệu khoa học tôi có dịp tiếp cận cùng với sự tò mò đã giúp tôi vững tin đi tìm lời giải oan cho tiếng kêu chim cú.

Sự khác nhau giữa cú mèo và cú lợn

Cú vọ

Thật ra, cú mèo và cú lợn là hai loài khác nhau. Chúng cũng thuộc hai họ riêng biệt, chỉ giống nhau về thời gian hoạt động, tập tính săn bắt mồi ban đêm và sống ở các khu vực làng mạc, bìa rừng, một số ít ở thành thị. Trời chập choạng tối là lúc chúng đi kiếm ăn. Thức ăn ưa thích của các loài này chủ yếu là chuột, chim và côn trùng. Chim cú thường làm tổ trong các hốc cây, đôi khi trên nóc nhà. Con non thường được cả bố và mẹ chăm sóc, đến khi trưởng thành chúng tự tách khỏi bố mẹ và tạo cho mình cuộc sống riêng. Thường, chúng ít thay đổi khu vực kiếm ăn và nơi làm tổ, chỉ khi có sự xáo trộn chúng mới bỏ đi nơi khác.

Vào mùa sinh sản, tiếng kêu của chúng vang vọng khắp nơi, có thể vang xa trong vòng bán kính một cây số, chủ yếu để gọi bạn tình và khẳng định nơi chúng đang sống. Những con có tiếng kêu to và thanh thường dễ hấp dẫn bạn tình hơn. Chúng kêu suốt đêm, cho đến khi có bạn tình mới dần bớt lại. Ngoài ra, tiếng kêu của chúng còn báo hiệu một buổi tối kiếm ăn bắt đầu, nhưng tiếng kêu này ngắn hơn so với vào mùa sinh sản. Và còn tiếng kêu đói của con non khi bố mẹ chưa kịp mang mồi về.

Sự khác nhau giữa cú mèo và cú lợn

Cú mèo

Bản án bất công

Chẳng những không phải là loài mang lại sự đen đủi, cú còn đóng vai trò là “thiên địch” trong việc săn bắt chuột, loài gặm nhấm phá hoại mùa màng, nông sản của người dân… Thế mà vì mang tội báo điềm gở, cú đã bị con người xua đuổi, phá đi môi trường sống. Một số người còn lợi dụng điều đó để săn bắn. Do vậy ,ngày nay số lượng cá thể của các loài này đang giảm dần. Một số loài đã được đưa vào Sách đỏ Việt Nam cũng như Sách đỏ thế giới IUCN, và nằm trong nghị địnhl 32 về việc cấm buôn bán động vật hoang dã.

Mỗi loài được sinh ra không chỉ mang giá trị đa dạng sinh học nói riêng mà chúng còn liên quan đến cả hệ sinh thái, trong đó có con người. Hệ sinh thái này nếu thay đổi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến loài người chúng ta, do vậy cần công bằng trả lại môi trường sống vốn có của chúng. Không thể vì sự mê tín của một số người mà kết án tử loài này.

Sự khác nhau giữa cú mèo và cú lợn

Cú lợn

Cú vọ (Glaucidium cuculoides): Cú vọ thuộc họ Strigidae. Việt Nam có 15 loài thuộc họ này. Kích thước 20 – 23cm. Khác với cú mèo, cú vọ không có tai vểnh lên và toàn bộ cơ thể có màu nâu nhạt. Đôi mắt màu vàng và dưới bụng có các vùng lông trắng, đỏ nhạt. Thức ăn chủ yếu là chuột và côn trùng nhỏ. Sống trong các khu rừng thường xanh, rừng thưa cây họ dầu và phân bố hầu hết khắp cả nước.

Cú mèo khoang cổ (Otus lettia): Cú mèo thuộc họ Strigidae. Ở Việt Nam có 15 loài thuộc họ này. Kích thước khoảng 23cm, toàn bộ cơ thể cú có màu nâu nhạt và phía dưới bụng lấm tấm đen. Đôi mắt tròn to, đen và tai có mào vểnh lên. Thức ăn chủ yếu là chuột, chim và côn trùng. Làm tổ trong các hốc cây và phân bố khắp cả nước. Số lượng cá thể còn tương đối, nhưng chủ yếu ở trong rừng.

Cú lợn lưng xám (Tyto alba): Cú lợn thuộc họ Tytonidae. Ở Việt Nam có ba loài thuộc họ này. Kích thước 34 – 36cm, mặt nhìn giống lợn nhà và tiếng kêu rất đặc trưng: “éc éc” như tiếng lợn. Trên lưng có màu nâu xám, mặt có màu trắng và dưới bụng có các chấm đen. Chúng làm tổ trong hốc cây và một số ít trên nóc nhà. Loài này chủ yếu sống ở khu vực thành thị và phân bố đều trong cả nước. Hiện nay, số lượng cá thể loài này giảm dần, ít gặp ở thành thị hơn so với khoảng năm năm trước.

Từ khóa » Các Loại Cú Mèo ở Việt Nam