NHỮNG LOẠI HÌNH TRÍ THÔNG MINH CỦA CON NGƯỜI

Trước đây, các nhà nghiên cứu tâm lý học đã đưa ra nhận định: Trí thông minh của con người chính là sự phối hợp các năng lực như khả năng quan sát, khả năng của trí nhớ, sức suy nghĩ, óc tưởng tượng … để làm thành một kết cấu hữu hiệu. Trên cơ sở này, đến năm 1983, nhà khoa học Howard Gardner đã khởi xướng thuyết đa trí thông minh.

Theo đó mỗi cá nhân khi sinh ra đã sở hữu đến 8 loại hình thông minh khác nhau. Học thuyết này không chỉ giúp mỗi người tự tin hơn vào khả năng của bản thân mà còn làm thay đổi sâu sắc phương pháp học tập của trẻ em trên toàn thế giới.

I. Tiêu chuẩn để một năng lực trở thành một loại trí thông minh

Lý thuyết của Howard có ảnh hưởng lớn trong lĩnh vực giáo dục. Trong môi trường này, học thuyết Trí Thông Minh đa dạng đã mở cửa cho các nghiên cứu sâu hơn và hướng mọi người đến những suy nghĩ đa dạng khi nhắc đến trí thông minh. Nhà khoa học này đã thiết lập được các yêu cầu cần thiết mà mỗi loại trí thông minh phải đạt được để được nhận định là một loại trí thông minh.

Có 4 tiêu chuẩn được đặt ra là:

  • Tiêu chuẩn 1: Mỗi loại trí thông minh có khả năng được biểu tượng hoá.
  • Tiêu chuẩn 2: Mỗi loại trí thông minh đều có một lịch sử phát triển riêng.
  • Tiêu chuẩn 3: Mỗi loại trí thông minh đều sẽ tổn thương khi có các tác động đến những vùng đặc trưng riêng biệt của nó trong não bộ con người.
  • Tiêu chuẩn 4: Mỗi loại trí thông minh có những nền tảng giá trị văn hoá riêng của nó.

II. Có những loại trí thông minh nào?

Tại thời điểm nghiên cứu, nhà khoa học Gardner đã chỉ ra rằng, trí thông minh của con người được chia thành 9 loại hình thông minh là:

  • Thông minh ngôn ngữ
  • Thông minh logic – toán học
  • Thông minh thể chất
  • Thông minh về không gian
  • Thông minh về giao tiếp xã hội
  • Thông minh nội tâm
  • Thông minh âm nhạc
  • Thông minh thiên nhiên
  • Thông minh hiện sinh

Mỗi loại hình trí thông minh có một biểu hiện riêng

III. Đặc điểm của từng loại trí thông minh

1. Trí thông minh logic – toán học

Đây là vùng não đảm nhận nhiêm vụ với những con số phép tính mang tính trừu tượng, quy nạp, lập luận, logic,… Những người sở hữu loại hình trí thông minh này thường xuất sắc ở trong những môn học mang tính tư duy cao như: toán học, cờ vua, các môn liên quan tới máy tính. Bên cạnh đó, đây còn là vùng nhận dạng mẫu tư duy khoa học và khả năng để thực hiện các phép tính phức tạp.

Đặc điểm:

– Thích chơi các trò chơi liên quan đến các con số, trò chơi ghép hình, giải quyết vấn đề, làm các thử nghiệm/thí nghiệm.

– Có kỹ năng lập luận tốt và biết đặt các câu hỏi có tính logic.

– Thích các trật tự và những chỉ dẫn tuần tự từng bước.

Gợi ý cho các bậc cha mẹ và giáo viên:

– Hãy để cho trẻ được làm các thí nghiệm/ thử nghiệm.

– Hãy nhờ con bạn giúp bạn bỏ các bánh bạn làm vào lò nướng hoặc tạo ra các màu sơn mới bằng cách trộn các màu sơn có sẵn.

– Chỉ cho con bạn cách sử dụng máy tính

– Yêu cầu con bạn giúp bạn xếp đặt bàn ăn, sắp xếp quần áo hoặc sắp xếp ngăn bàn.

– Chơi các loại cờ như cờ vua, cờ tướng, carô, …

– Yêu cầu trẻ giải các bài toán mẫu cho lớp xem.

2. Trí thông minh ngôn ngữ, lời nói

Thể hiện cụ thể ở lời nói và ngôn ngữ. Nhóm những cá nhân sở hữu loại hình thông minh này thường nổi bật ở khả năng nói, viết, kể chuyện, và ghi nhớ các sự kiện… Họ có xu hướng học tốt nhất bằng cách đọc, ghi chú, lắng nghe và qua thảo luận. Đặc biệt, những người này còn có khả năng sử dụng ngôn ngữ để giải thích, giảng dạy và thuyết phục người khác.

Đặc điểm:

– Nhạy cảm với ngữ nghĩa, nhịp điệu, âm thanh của các từ.

– Bé thích thú với việc kể chuyện và viết lách.

– Thích đọc, thơ ca, truyện cười và thích thú khi chơi với các trò đố chữ, giải đáp các câu đố, …

Gợi ý cho các bậc cha mẹ và giáo viên:

– Hãy cùng đọc với con của bạn.

– Hãy lắng nghe con của bạn một cách chăm chú về những câu hỏi, mối bận tâm, những trải nghiệm của chúng.

– Khuyến khích con bạn kể cho bạn nghe những câu chuyện mà chúng vừa đọc hoặc chia sẻ với bạn những gì chúng vừa viết ra (một máy thu âm sẽ là một phương tiện rất hữu ích).

– Cho trẻ cơ hội tham viếng các thư viện công cộng hoặc các nhà sách.

– Cho trẻ tham gia viết báo tường của lớp.

3. Trí thông minh thị giác, hình ảnh

Những người có trí thông minh không gian nổi bật thường rất giỏi trong việc hình dung. Họ sở hữu một trí nhớ thị giác rất tốt và thường có khuynh hướng thiên về nghệ thuật. Bên cạnh đó, họ còn có cảm giác rất tốt về phương hướng, có sự phối hợp tay và mắt rất tốt.

Đặc điểm:

– Thích tạo ra các hoa văn, hình vẽ và cần có sự kích thích về thị giác.

– Bé hay mơ mộng.

– Có năng khiếu về nghệ thuật.

Gợi ý cho các bậc cha mẹ và giáo viên:

– Cho phép trẻ sáng tạo với các mẫu nghệ thuật, thủ công.

– Thầy cô có thể nhờ bé phụ làm những mẫu thủ công cho lớp, tham gia việc trang trí báo tường, …

– Cho trẻ các cơ hội để giải quyết các câu đố hoặc phát minh .

– Để trẻ tự thiết kế một góc vui chơi của riêng mình trong phòng của chúng.

– Tham quan các bảo tàng nghệ thuật.

– Cho trẻ sử dụng một máy chụp hình để chụp hình các thành viên trong gia đình, bạn bè của trẻ.

– Cung cấp cho bé các công cụ nghệ thuật khác nhau như bút chì, sơn, bút đánh dấu.

4. Trí thông minh vận động

Đây là vùng chuyên biệt dành cho những chuyển động của cơ thể. Những người sở hữu trí thông minh này thường học tốt nhất khi thể chất làm một cái gì đó. Nhóm người có trí thông minh vận động cơ thể, họ thực hiện được các kỹ năng cần đến sự khéo léo, độ dẻo dai. Nghề nghiệp phù hợp bao gồm: vận động viên, vũ công, diễn viên, diễn viên hài, nhà xây dựng, và thợ thủ công… Người thông minh vận động thường rất khéo léo, dẻo dai

Đặc điểm:

– Bé khỏe mạnh và năng động.

– Thích đóng kịch, khiêu vũ, thể hiện bản thân với những hành động và chuyển động của cơ thể (hip hop, …).

– Học tập thông qua các chuyển động của cơ thể và thông qua việc chạm vào và cảm giác về sự vật.

– Sử dụng các chuyển động, cử chỉ, điệu bộ và các biểu hiện cơ thể để học hỏi và giải quyết vấn đề.

Gợi ý cho các bậc cha mẹ và giáo viên:

– Cho trẻ tham gia vào các hoạt động khiêu vũ, đóng kịch, thể thao.

– Cung cấp các hoạt động thực nghiệm lôi cuốn.

– Đi bộ, chạy bộ, chơi tennis, đạp xe,…cùng gia đình.

– Giáo viên thể dục có thể nhờ trẻ làm các động tác thể dục mẫu cho cả lớp.

5. Trí thông minh tương tác, giao tiếp

Hầu hết những người có trí thông minh này đều là những người hướng ngoại và luôn nhạy cảm với những tâm trạng, cảm xúc và họ có khả năng hợp tác, làm việc với người khác rất tốt. Những người này có khả năng giao tiếp tốt và dễ dàng đồng cảm với người khác.

Đặc điểm:

– Trẻ là người thích giao tiếp xã hội.

– Có thể “đọc” được các cảm xúc và cách cư xử của người khác.

– Là nhà lãnh đạo xuất sắc và thích tham gia đội nhóm.

– Có thể giúp đỡ bạn cùng tuổi và làm việc hợp tác với những người khác.

Gợi ý cho các bậc cha mẹ và giáo viên:

– Chơi những trò chơi gia đình.

– Khuyến khích con bạn tham gia vào các hoạt động nhóm.

– Khuyến khích thảo luận và giải quyết vấn đề.

– Giao cho trẻ vai trò quản lý nhóm khi chia nhóm học tập trong lớp.

6. Trí thông minh nội tâm

Những người có trí thông minh này đều là những người hướng nội và thích làm mọi thứ một mình. Những người sở hữu trí thông minh này luôn có ý thức tự giác cao và có khả năng hiểu được cảm xúc, mục tiêu của bản thân.

Đặc điểm:

– Thích làm việc độc lập

– Biết tự động viên, khuyến khích bản thân và thích các hoạt động một mình.

– Thường tách ra và không đi theo xu hướng của đám đông.

– Có khả năng hiểu cảm xúc, động lực và tâm trạng của mình.

Gợi ý cho các bậc cha mẹ và giáo viên:

– Cho trẻ có thời gian làm việc và chơi một mình.

– Yêu cầu trẻ hãy tạo ra vài thứ gì đó cho toàn gia đình để trẻ có cơ hội làm việc mình thích.

– Khuyến khích trẻ lưu giữ nhật ký hoặc các ghi chép hàng ngày.

7. Trí thông minh thiên nhiên

Loại hình này bao gồm việc quan sát sâu sắc về môi trường tự nhiên xung quanh và có khả năng để phân loại những thứ khác nhau tốt. Người có trí thông minh thiên nhiên thường có kỹ năng sắc bén về cảm giác, âm thanh, mùi, vị và xúc giác.

Đặc điểm:

– Thích quan sát – Tò mò về mọi thứ xung quanh – Thích ứng nhanh chóng và dễ dàng với môi trường mới Gợi ý cho các bậc cha mẹ và giáo viên: – Cho trẻ quan sát các tiến trình từ khi sinh ra đến khi lớn lên của cây cỏ – Cùng trẻ quan sát, đánh giá, phân tích và dự đoán về một sự vật, hiện tượng trong cuộc sống hàng ngày

8. Trí thông minh âm nhạc

Những người này thường rất nhạy với âm thanh, nhịp điệu, và âm vực. Họ có khả năng vượt trội với âm nhạc, trình độ thẩm âm tốt và có thể tự sáng tác, ca hát.

Đặc điểm:

– Thích chơi các nhạc cụ, thích hát hò, gõ trống

– Thích các âm thanh như giọng nói, âm thanh tự nhiên, âm thanh từ nhạc cụ.

– Học dễ dàng hơn nếu có bật nhạc hoặc có các vật gì đó gõ nhịp.

Gợi ý cho các bậc cha mẹ và giáo viên:

– Cho phép con bạn lựa chọn các bản nhạc tại cửa hàng bán băng đĩa nhạc.

– Khuyến khích trẻ hát theo hoặc vỗ tay theo nhịp điệu một bản nhạc.

– Nếu có thể, cho trẻ tham gia vào các buổi học âm nhạc.

– Cho trẻ có cơ hội được đi tham dự các buổi trình diễn âm nhạc hay hòa nhạc.

– Nhờ bé cùng tham gia và hướng dẫn các bạn trong lớp hát một bài, hoặc tham gia đội văn nghệ.

Từ khóa » Các Loại Hình Trí Thông Minh Theo Thuyết Học Tập đa Trí Tuệ Của Howard Gardner