Thuyết đa Trí Tuệ (đa Năng Lực) Của Howard Gardner - Webtretho
Có thể bạn quan tâm
Phải chăng một cô bé không thể giải một bài toán thầy giáo đưa ra là một cô bé kém thông minh? Ngày nay nhà trường chúng ta đang đào tạo, đánh giá tất cả học sinh theo một cách thức giống nhau có phải là cách ưu việt nhất? Liệu sự thông minh của một người có phải chỉ được đo bằng chỉ số IQ mà thôi ? 40 học sinh trong lớp là 40 cá thể có thiên hướng trí tuệ như nhau? *Thuyết đa trí tuệ (đa năng lực) của Howard GardnerNăm 1983, tiến sĩ Howard Gardner – một nhà tâm lý học nổi tiếng của Đại học Harvard- đã xuất bản một cuốn sách có nhan đề “Frames of Mind” (tạm dịch “Cơ cấu của trí tuệ”), trong đó ông công bố các nghiên cứu và lý thuyết của mình về sự đa dạng của trí thông minh (Theory of Multiple Intelligences ).Theo Gardner, trí thông minh (intelligence) được ông quan niệm như sau “là khả năng giải quyết các vấn đề hoặc tạo ra các sản phẩm mà các giải pháp hay sản phẩm này có giá trị trong một hay nhiều môi trường văn hóa” (the ability to solve problems, or to create products, that are valued within one or more cultural settings) và trí thông minh cũng không thể chỉ được đo lường duy nhất qua chỉ số IQ.Sau đây là 7 loại trí thông minh mà Gardner đã đề nghị tại thời điểm đó:Trí thông minh về toán học/logic (mathematical/logical): những người có trí thông minh này có thiên hướng học tập thông qua các lập luận logic, thích toán học, lập trình, chơi xếp hình,…Trí thông minh về ngôn ngữ/lời nói (verbal/linguistic): những người có trí thông minh này có thiên hướng học tập thông qua việc nói và viết, thích đọc, chơi ô chữ,…Trí thông minh về thị giác/không gian (visual/spatial): những người có trí thông minh này có thiên hướng học tập thông qua hình ảnh, đồ vật, sử dụng tốt bản đồ và định hướng tốt trong không gian,…chúng ta không nên nghĩ rằng trí thông minh này chỉ gắn với thị giác vì Gardner tin rằng đối với các trẻ em khiếm thị thì trí thông minh về không gian này cũng phát triển.Trí thông minh về vận động (bodily/kinesthetic): những người có trí thông minh này có thiên hướng học tập thông qua cách vận động và sử dụng động tác, cảm thấy thích thú khi vận động cơ thể, chơi thể thao… Trí thông minh về âm nhạc/giai điệu (musical/rhythmic): những người có trí thông minh này có thiên hướng học tập thông qua các giai điệu, âm nhạc, thích chơi nhạc cụ, hát, đọc truyền cảm các tác phẩm,…Trí thông minh hướng ngoại (interpersonal): những người sở hữu trí thông minh này có thiên hướng học tập thông qua sử dụng các kỹ năng xã hội, giao tiếp, hợp tác làm việc với người khác, thích gặp gỡ và trò chuyện, có khả năng thông hiểu người khác,… Trí thông minh hướng nội (intrapersonal): những người có trí thông minh này có thiên hướng học tập thông qua tình cảm, cảm giác, điều khiển và làm chủ tốt việc học của mình, hiểu rõ các suy nghĩ của bản thân, từ đó có thể hiểu được cảm xúc, tình cảm của người khác,…Vào năm 1996, Gardner có bổ sung thêm 2 loại trí thông minh mà ông và đồng nghiệp đang nghiên cứu:Trí thông minh hướng về thiên nhiên (naturalist): người có khả năng học tập thông qua hệ thống sắp xếp, phân loại, yêu thích thiên nhiên, các hoạt động ngoài trời,…Trí thông minh về sự tồn tại (existential): người có khả năng học tập thông qua việc thấy bức tranh tổng thể, thông qua những câu hỏi như “Tại sao chúng ta tồn tại ở đây?”, “Vai trò của tôi trong thế giới này là gì?”, “Vai trò của tôi trong gia đình, nhà trường và cộng đồng là gì?”. Loại trí tuệ này tìm kiếm sự kết nối giữa những kiến thức mới học với các ứng dụng, các kiến thức trong thực tế.Lý thuyết của Gardner đã chỉ ra rằng mỗi người trong chúng ta đều tồn tại một vài kiểu thông minh trên, tuy nhiên, sẽ có kiểu thông minh trội hơn trong mỗi người. Bên cạnh đó, Gardner đã chỉ ra rằng trong trường học thông thường chỉ đánh giá một học sinh thông qua 2 loại trí thông minh là trí thông minh về ngôn ngữ và trí thông minh về logic/toán học, và điều này là không chính xác. Trường học đã bỏ rơi các em có thiên hướng học tập thông qua âm nhạc, vận động, thị giác, giao tiếp…đồng thời lèo lái tất cả mọi học sinh đi theo cùng một con đường và cùng chịu chung một sự đánh giá và phán xét. Nhiều học sinh đã có thể học tập tốt hơn nếu chúng được tiếp thu kiến thức bằng chính thế mạnh của chúng.Thuyết đa trí tuệ đã mang lại một cái nhìn nhân bản và cần thiết nhằm kêu gọi nhà trường và giáo viên coi trọng sự đa dạng về trí tuệ ở mỗi học sinh: mỗi loại trí tuệ đều quan trọng và mỗi học sinh đều có ít nhiều khả năng theo nhiều khuynh hướng khác nhau. Nhà trường phải là nơi giúp đỡ, khơi gợi tiềm năng, tạo điều kiện học tập theo các hướng khác nhau cho các chủ nhân tương lai của xã hội. Làm được điều đó, chúng ta sẽ giúp mỗi học sinh tỏa sáng và thành công trong cuộc sống của chúng.*Những gợi ý để phát triển trẻ theo Thuyết đa trí tuệ Mỗi người trong chúng ta đều có cá tính, sở thích, thị hiếu khác nhau, trẻ em cũng thế. Và do đó, chúng cũng sẽ có cách học khác nhau. Giáo viên và các bậc phụ huynh cần hiểu biết và đánh giá đúng những sự khác biệt này. Thông qua quan sát, các bậc cha mẹ, thầy cô có thể biết được con mình, học trò mình có dạng nổi trội về mặt nào theo Lý thuyết đa trí tuệ và chúng ta có thể phát triển các hoạt động phù hợp để phát triển khả năng của đứa bé.Bé là người có thể học tập thông qua ngôn ngữ / lời nói - Nhạy cảm với ngữ nghĩa, nhịp điệu, âm thanh của các từ.- Bé thích thú với việc kể chuyện và viết lách.- Thích đọc, thơ ca, truyện cười và thích thú khi chơi với các trò đố chữ, giải đáp các câu đố, … +Gợi ý cho các bậc cha mẹ và giáo viên- Hãy cùng đọc với con của bạn.- Hãy lắng nghe con của bạn một cách chăm chú về những câu hỏi, mối bận tâm, những trải nghiệm của chúng.- Khuyến khích con bạn kể cho bạn nghe những câu chuyện mà chúng vừa đọc hoặc chia sẻ với bạn những gì chúng vừa viết ra (một máy thu âm sẽ là một phương tiện rất hữu ích).- Cho trẻ cơ hội tham viếng các thư viện công cộng hoặc các nhà sách.- Cho trẻ tham gia viết báo tường của lớp.Bé là người có thể học tập thông qua phân tích logic / toán học (logical)- Thích chơi các trò chơi liên quan đến các con số, trò chơi ghép hình, giải quyết vấn đề, làm các thử nghiệm/thí nghiệm. - Có kỹ năng lập luận tốt và biết đặt các câu hỏi có tính logic. - Thích các trật tự và những chỉ dẫn tuần tự từng bước. + Gợi ý cho các bậc cha mẹ và giáo viên- Hãy để cho trẻ được làm các thí nghiệm/ thử nghiệm. - Hãy nhờ con bạn giúp bạn bỏ các bánh bạn làm vào lò nướng hoặc tạo ra các màu sơn mới bằng cách trộn các màu sơn có sẵn. - Chỉ cho con bạn cách sử dụng máy tính (calculator) - Yêu cầu con bạn giúp bạn xếp đặt bàn ăn, sắp xếp quần áo hoặc sắp xếp ngăn bàn. - Chơi các loại cờ như cờ vua, cờ tướng, carô, …- Yêu cầu trẻ giải các bài toán mẫu cho lớp xem.Bé là người có thể học tập thông qua thị giác / hình ảnh (visual)- Thích tạo ra các hoa văn, hình vẽ và cần có sự kích thích về thị giác. - Bé hay mơ mộng.- Có năng khiếu về nghệ thuật.+ Gợi ý cho các bậc cha mẹ và giáo viên- Cho phép trẻ sáng tạo với các mẫu nghệ thuật, thủ công. - Thầy cô có thể nhờ bé phụ làm những mẫu thủ công cho lớp, tham gia việc trang trí báo tường, …- Cho trẻ các cơ hội để giải quyết các câu đố hoặc phát minh .- Để trẻ tự thiết kế một góc vui chơi của riêng mình trong phòng của chúng.- Tham quan các bảo tàng nghệ thuật. - Cho trẻ sử dụng một máy chụp hình để chụp hình các thành viên trong gia đình, bạn bè của trẻ. - Cung cấp cho bé các công cụ nghệ thuật khác nhau như bút chì, sơn, bút đánh dấu. Bé là người có thể học tập thông qua âm nhạc (musical)- Thích chơi các nhạc cụ, thích hát hò, gõ trống - Thích các âm thanh như giọng nói, âm thanh tự nhiên, âm thanh từ nhạc cụ.- Học dễ dàng hơn nếu có bật nhạc hoặc có các vật gì đó gõ nhịp. +Gợi ý cho các bậc cha mẹ và giáo viên- Cho phép con bạn lựa chọn các bản nhạc tại cửa hàng bán băng đĩa nhạc. - Khuyến khích trẻ hát theo hoặc vỗ tay theo nhịp điệu một bản nhạc. - Nếu có thể, cho trẻ tham gia vào các buổi học âm nhạc. - Cho trẻ có cơ hội được đi tham dự các buổi trình diễn âm nhạc hay hòa nhạc.- Nhờ bé cùng tham gia và hướng dẫn các bạn trong lớp hát một bài, hoặc tham gia đội văn nghệ. Bé là người có thể học tập thông qua vận động (physical)- Bé khỏe mạnh và năng động. - Thích đóng kịch, khiêu vũ, thể hiện bản thân với những hành động và chuyển động của cơ thể (hip hop, …). - Học tập thông qua các chuyển động của cơ thể và thông qua việc chạm vào và cảm giác về sự vật. - Sử dụng các chuyển động, cử chỉ, điệu bộ và các biểu hiện cơ thể để học hỏi và giải quyết vấn đề. + Gợi ý cho các bậc cha mẹ và giáo viên- Cho trẻ tham gia vào các hoạt động khiêu vũ, đóng kịch, thể thao. - Cung cấp các hoạt động thực nghiệm lôi cuốn. - Đi bộ, chạy bộ, chơi tennis, đạp xe,…cùng gia đình.- Giáo viên thể dục có thể nhờ trẻ làm các động tác thể dục mẫu cho cả lớp. Bé là người có thể học tập thông qua hoạt động hướng ngoại (extrovert)- Trẻ là người thích giao tiếp xã hội.- Có thể “đọc” được các cảm xúc và cách cư xử của người khác. - Là nhà lãnh đạo xuất sắc và thích tham gia đội nhóm. - Có thể giúp đỡ bạn cùng tuổi và làm việc hợp tác với những người khác. + Gợi ý cho các bậc cha mẹ và giáo viên- Chơi những trò chơi gia đình. - Khuyến khích con bạn tham gia vào các hoạt động nhóm. - Khuyến khích thảo luận và giải quyết vấn đề.- Giao cho trẻ vai trò quản lý nhóm khi chia nhóm học tập trong lớp. Bé là người có thể học tập thông qua hoạt động hướng nội (introvert)- Thích làm việc độc lập - Biết tự động viên, khuyến khích bản thân và thích các hoạt động một mình. - Thường tách ra và không đi theo xu hướng của đám đông.- Có khả năng hiểu cảm xúc, động lực và tâm trạng của mình.+ Gợi ý cho các bậc cha mẹ và giáo viên- Cho trẻ có thời gian làm việc và chơi một mình. - Yêu cầu trẻ hãy tạo ra vài thứ gì đó cho toàn gia đình để trẻ có cơ hội làm việc mình thích. - Khuyến khích trẻ lưu giữ nhật ký hoặc các ghi chép hàng ngày. Do đó, để có thể giúp mỗi trẻ em phát triển theo đúng thế mạnh của chúng, phụ huynh và giáo viên cần nhìn thấy và hiểu được các cách thức theo đó trẻ sẽ học tốt nhất. Các nhà giáo dục cũng cần cố gắng cung cấp một môi trường học tập mà mọi trẻ em cảm thấy thích thú và thành công.http://www.giaovien.net/content/view/447/104/
Từ khóa » Các Loại Hình Trí Thông Minh Theo Thuyết Học Tập đa Trí Tuệ Của Howard Gardner
-
8 LOẠI TRÍ THÔNG MINH ĐA DẠNG CỦA HOWARD GARDNER
-
[Thuyết Đa Trí Tuệ] 9 Loại Trí Thông Minh - Howard Gardner
-
HỌC THUYẾT ĐA TRÍ TUỆ CỦA GIÁO SƯ HOWARD GARDNER
-
Thuyết đa Trí Tuệ Của Howard Gardner
-
[ToMo] Thuyết Đa Trí Tuệ Của Gardner Và 8 Loại Trí Thông Minh ...
-
8 Loại Hình Thông Minh Là Gì? Bạn Sở Hữu Loại Trí Tuệ Nào? - Glints
-
8 Loại Trí Thông Minh Và Bạn Sở Hữu Trí Thông Minh Nào
-
Phân Tích Các Loại Hình Trí Thông Minh Theo Thuyết Học Tập đa Trí Tuệ ...
-
Vận Dụng Thuyết đa Trí Tuệ Của Howard Gardner Vào Giáo Dục Trẻ Em
-
Lý Thuyết Về Sự đa Trí Tuệ Của Gardner - Phạm Thống Nhất
-
[PDF] Vận Dụng Lí Thuyết đa Trí Tuệ Của H. Gardner Trong đánh
-
NHỮNG LOẠI HÌNH TRÍ THÔNG MINH CỦA CON NGƯỜI
-
12 Cách ứng Dụng Thuyết đa Trí Tuệ Vào Giảng Dạy - Human Online