Những Lỗi Thường Gặp Trong Sử Dụng Tiếng Việt, Thực Hành Sửa Lỗi
Có thể bạn quan tâm
- Trang Chủ
- Đăng ký
- Đăng nhập
- Upload
- Liên hệ
A. Mục tiêu bài học. Giúp HS
- Kiến thức: nắm được các yêu cầu cơ bản về sử dụng tiếng Việt trong hành văn và giao tiếp. Biết được nguyên nhân các lổi thường mắc phải trong sử dụng tiếng Việt, cách chữa cơ bản
- Kĩ năng: nhận diện và chữa lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu, đoạn văn
- Tư tưởng, thái độ: nghiêm túc sửa chữa, ghi chép cẩn thận
B. Phương pháp: thực hành chữa lổi, vấn đáp
C. Tiến trình dạy học.
1. Ổn định lớp – kiểm diện HS
2. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra sự chuẩn bị của HS qua sự dặn dò tiết trước của GV
3. Bài mới:
8 trang minh_thuy 40218 1 Download Bạn đang xem tài liệu "Những lỗi thường gặp trong sử dụng tiếng Việt, thực hành sửa lỗi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trênNHỮNG LỖI THƯỜNG GẶP TRONG SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT, THỰC HÀNH SỬA LỖI (4 tiết) A. Mục tiêu bài học. Giúp HS - Kiến thức: nắm được các yêu cầu cơ bản về sử dụng tiếng Việt trong hành văn và giao tiếp. Biết được nguyên nhân các lổi thường mắc phải trong sử dụng tiếng Việt, cách chữa cơ bản - Kĩ năng: nhận diện và chữa lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu, đoạn văn - Tư tưởng, thái độ: nghiêm túc sửa chữa, ghi chép cẩn thận B. Phương pháp: thực hành chữa lổi, vấn đáp C. Tiến trình dạy học. 1. Ổn định lớp – kiểm diện HS 2. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra sự chuẩn bị của HS qua sự dặn dò tiết trước của GV 3. Bài mới: I. Những yêu cầu chung khi sử dụng tiếng Việt. A. Yêu cầu về việc dùng từ. 1. Sử dụng từ đúng ngữ âm. - Cần hướng tới chuẩn phát âm, cần phát âm theo ngôn ngữ toàn dân. - Ở các vùng miền còn có sự nhầm lẫn giữa các âm sau: + Người Bắc Bộ cần phân biệt các phụ âm: L và n ví dụ: Làm sao " nàm sao. S và x Sử dụng " xử dụng. Tr và ch Cổ truyền " cổ chuyền. Tr và gi Trời " giời. + Người Nam Bộ cần phân biệt các âm sau: V và d . Ví dụ: Về " dề. + Người Trung Bộ cần phân biệt các âm sau: Iê và i. Ví dụ: Lúa chiêm" lúa chim. Tìm kiếm" tiềm kím. T và c Son sắt" son sắc. N và ng Nồng nàn" nồng nàng. Ô và ao Cửa sổ" cửa sảo. - Cần dùng từ đúng âm: Đúng âm Không đúng âm. Thuỷ mặc Thuỷ mạc. Cảm khái Cảm khoái. Bạc mệnh Bạt mạng. Ê Dùng từ đúng âm giúp người đọc người nghe, hiểu đúng ý nghĩa người nói muốn truyền đạt. 2. Sử dụng từ đúng nghĩa. Ví dụ: Từ được dùng sai nghĩa: 2.1 Cô ấy đẹp dã man. 2.2 Anh ấy giữ thái độ bàng quang. 2.3 Sân cảnh ở phía sau. 2.4 Chụp ảnh lấy liền sau 5 phút. Sửa lỗi: (Học sinh sửa những từ được dùng sai). Ê Muốn dùng từ đúng nghĩa phải chú ý quan hệ ngữ nghĩa và ngữ pháp của các từ khi kết hợp với nhau. Kết hợp phải đúng về quan hệ ngữ pháp tiếng Việt. + Quy tắc tính từ đứng sau danh từ: Ví dụ: Bảng đen, ngựa trắng ª Đúng. Đen bảng, trắng ngựa ª Sai. + Quan hệ ngữ pháp của từ trong tiếng Việt được thể hiện ở việc sắp xếp trật tự từ và sử dụng các hư từ. Ví dụ: a. Bàn ba (Chỉ vị trí: Bàn ở vị trí số 3). Ba bàn (Chỉ số lượng: Có 3 bàn) ª ý nghĩa thay đổi. b. Nói về anh Nói với anh ª Cùng 1 từ nhưng khi kết hợp với các hư từ khác nhau nên nghĩa khác nhau. 3. Sử dụng từ đúng phong cách. - Xác định rõ nhân vật giao tiếp là ai để lựa chọn cách diễn đạt sao cho phù hợp. - Xác định hoàn cảnh giao tiếp để dùng từ cho phù hợp. - Cần xác định mục đích giao tiếp để dùng từ đúng phong cách. Ví dụ: - Nguyễn Du kg theo Tây Sơn. - Ôi! Định lí mới khó làm sao! (HS chỉ những chỗ dùng từ sai phong cách và sửa lỗi) B. Yêu cầu về viết câu. - Câu tiếng Việt phân chia theo cấu trúc gồm có: + Câu đơn. + Câu ghép. - Các thành phần trong câu gồm có: + Chủ ngữ. + Vị ngữ. + Thành phần phụ. - Câu tiếng Việt phân chia theo mục đích phát ngôn gồm có: + Câu kể. + Câu hỏi. + Câu cảm. + Câu cầu khiến. Ê Cần viết câu đúng ngữ pháp tiếng Việt. C. Yêu cầu dựng đoạn. - Cần dựng đoạn liên kết, mạch lạc. II. Một số lỗi thường gặp khi sử dụng tiếng Việt, những cách sửa lỗi cơ bản. A. Lỗi chính tả 1. Nguyên nhân: - Không phân biệt được dấu hỏi (?) hay dấu (~). - Không phân biệt được t hay c. - Không phân biệt gi hay d. - Không phân biệt được n hay ng. - Viết hoa không đúng quy định. Ê Do không nắm chắc quy tắc sử dụng chữ viết tiếng Việt. Do phát âm không chính xác, nên viết sai chính tả. 2. Cách sửa lỗi. Cần nắm vững quy tắc viết chính tả tiếng Việt. a, Để viết đúng dấu hỏi, dấu ngã. Cần nhớ các quy tắc sau: a1. Luật bổng trầm. Tiếng Việt có 6 thanh, chia thành 2 nhóm: - Thanh bổng gồm: Thanh không (-), thanh hỏi (?), thanh sắc (/) . - Thanh trầm gồm: Thanh huyền (\), thanh ngã (~), thanh nặng (). Luật bổng trầm chỉ áp dụng cho từ láy. à Gặp một từ láy, không biết viết dấu hỏi hay dấu ngã, ta viết dấu ngã nếu một trong hai tiếng của từ láy đó mang thanh ngã hoặc thanh ngang. Ví dụ: Bão bùng, bẽ bàng, bầu bĩnh, dãi dầu, dòng dõi, hãi hùng, kĩ càng, lỡ làng, loã lồ, mĩ miều, não nùng, rõ ràng. Ngoại lệ: Bền bỉ, hoài huỷ, hồ hởi, niềm nở, nài nỉ, mình mẩy, phỉnh phờ, vỏn vẹn. à Gặp một từ láy, không biết viết dấu hỏi hay dấu ngã, ta viết dấu hỏi nếu một trong hai tiếng của từ láy đó mang thanh sắc hoặc thanh ngang. Ví dụ: Bảnh bao, đảm đang, lẻ loi, mê mẩn, lửng lơ, nỉ non, ngẩn ngơ, quanh quẩn, thơ thẩn, tỉ tê, trong trẻo, ủ ê, bướng bỉnh, đắt đỏ, gắt gỏng, hất hủi, hối hả, khấp khởi, nhảm nhí, rẻ rúng, sáng sủa. Ngoại lệ: Khe khẽ, ngoan ngoãn, nông nỗi, se sẽ. à Gặp từ láy điệp vần ta viết dấu ngã nếu một trong hai tiếng của từ láy mang dấu ngã, ta viết dấu hỏi nếu một trong hai tiếng của từ láy mang dấu hỏi. Ví dụ: Bẽn lẽn, lẽo đẽo, lễ mễ, lỗ chỗ, lõm bõm. Bủn rủn, đủng đỉnh, lảo đảo, lỏng lẻo, lỉnh kỉnh. Ê Cần căn cứ vào các thanh đã biết (Thanh không dấu, thanh huyền) để viết các thanh chưa biết rõ (Thanh hỏi, thanh ngã). a2. Luật: “Mình nên nhớ viết liền dấu ngã”. Luật: “ Mình nên nhớ viết liền dấu ngã” chỉ áp dụng cho từ Hán- Việt. à Gặp một từ Hán- Việt, không biết viết dấu hỏi hay dấu ngã, ta viết dấu ngã nếu từ ấy có phụ âm đầu là: M, N, Nh, V, D, Ng/ngh. Ví dụ: M: Mãn khoá, mãnh hổ, mẫu số, miễn phí. N: Truy nã, trí não, nỗ lực, nữ nhi. Nh: Nhã nhặn, nhãn hiệu, nhẫn nại, ô nhiễm. V: Vãn cảnh, vĩnh viễn, vĩ tuyến, vũ lực. L: Lãnh đạo, lãng mạn, lão thành, lễ độ. D: Dã man, dĩ nhiên, bồi dưỡng, diễn đạt. Ng/ngh: Bản ngã, ngôn ngữ, tín ngưỡng. a3. Luật hát ghép. à Gặp các từ có phụ âm đầu: Ch, ph, th, kh ta viết dấu hỏi. Ví dụ: Ch: Chủ trương, chỉnh đốn. Kh: Khủng khiếp, khẳng định. Th: Thủ lĩnh, thỉnh giảng. Ph: Phản đối, phủ nhận. Ngoại lệ: Phẫu thuật. a4, Cần nhớ những từ dấu ngã có tần số xuất hiện cao. 13 từ sau có tần dấu ngã xuất hiện cao: Chỗ, cũng (Cũng vậy), đã (Đã rồi), giữ, giữa, lẽ (Lí lẽ), mãi (Mãi mãi), những, sẽ, vẫn (Vẫn còn). b. Viết đúng gi, d. b1. Mẹo “Dưỡng dục, giảm giá”. à Gặp từ Hán- Việt có thanh ngã hoặc thanh nặng thì viết d (Dưỡng dục), có thanh hỏi hoặc thanh sắc thì viết gi (Giảm giá). Ví dụ: Dã man, dạ hội, diện tích. Tác giả, giải thích, giới thiệu. b2. Mẹo “Dân gian”. à Gặp từ Hán- Việt không có dấu thanh, nguyên âm chính không phải là a thì ta viết d (Dân), còn nguyên âm chính là a thì ta viết gi (Gian). Ví dụ: Di dân, diêm sinh, do thám, dung dịch. Gia đình, giang sơn, giam cầm. Ngoại lệ: Ca dao, danh dự. b3. Mẹo “ Lở dở”. à Đối với từ láy, d đi với l, gi không đi với l. Ví dụ: Lim dim, líu díu, lò dò. b4. Mẹo “Dễ dàng, giữ gìn”. à Với từ láy d đi với d (Dễ dàng), gi đi với gi (Giữ gìn). Ví dụ: Dễ dãi, dạn dĩ, dầm dề. Giặc giã, giòn giã, giần giật. c. Viết đúng t, c. c1, Đối với từ láy n đi với t, ng đi với c: Ví dụ: San sát, man mát, chan chát, thoăn thoắt, ngan ngát. Răng rắc, vằng vặc, biêng biếc, phăng phắc. c2, Cần ghi nhớ những từ chỉ xuất hiện với âm cuối là t: Ví dụ: Ưu việt, địa hạt, trấn át, bền chặt, trau chuốt, âm xát, tóm tắt. c3, Cần ghi nhớ những từ xuất hiện với âm cuối là c: Ví dụ: Công việc, chim hạc, gian ác, rời rạc, bệ rạc, xác đáng, xác suất, xác lập, âm tắc, quy tắc. d. Viết đúng các phụ âm đầu (G, ng, ngh, c, k, q). d1, Quy tắc i, e, ê. - Chữ G (ghi âm gờ) sẽ được thêm h vào khi nguyên âm đi sau là i, iê, e, ê. Ví dụ: ghi, ghim, ghìm, ghiền, ghê, ghế, ghen, ghét, ghèn. - Các nguyên âm còn lại đi với g không có h. Ví dụ: ga, gà, gã, gặm, gắp, gặp, gẫm, gấc, gật, gõ, gói, gọi, gỗ, gớm, gửi, gù. Lưu ý: G trong gì, gìn, giã, giết, giêng, giếng... không phải mang âm “gờ” mà là âm “giờ”. - Chữ Ng ghi âm “ngờ” sẽ được thêm h khi nguyên âm đi sau nó là i, iê, ê, e. Ví dụ: nghi, nghỉ, nghĩ, nghiện, nghiệp, nghiên, nghề, nghênh, nghếch, nghe, nghẹn, nghẹt... - Các nguyên âm còn lại đi với ng không có h. Ví dụ: ngà, ngang, ngắm, ngất, ngó, ngọng, ngốn, ngờ, ngủ, ngữ, ngước. d2. Để ghi âm /cờ/ ta có 3 chữ cái, đó là: c, k, q. Ta viết k khi nguyên âm đi sau là i, ia, iê ê, e. Các nguyên âm khác đi sau thì viết c, khi có âm đệm thì viết q. Ví dụ: K: kí, kia, kiếm, kiến, kê, kể, kết, kè, kẻ, kén. C: cá, can, cắp, cân, có, còm, con, cô, cơ, cụ, của, củi, cuốc. Q: qua, quang, quắc, quê, quên, quyệt, quệt, quy, quyên, quyết. e. Viết đúng i, y. Để ghi âm /i/, tiếng Việt ta có hai chữ cái là I và Y. Bộ giáo dục (năm 1984) có quy định như sau: - Nếu không có sự thay đổi về âm hay nghĩa (Trừ trường hợp Y đi sau âm đệm), thì thay Y bằng I. Ví dụ: hi sinh, kỉ niệm, lí luận, thẩm mĩ , kĩ thuật. Các từ: huy chương, sơn thủy, quý báu, thuỷ chungviết y. - Nếu âm đứng một mình hay ở đầu một từ thì viết bằng Y. Ví dụ: ý nghĩa, y tế, ỷ lại, yêu thương, yên ổn. B. Lỗi về câu 1, Lỗi về cấu tạo ngữ pháp. a, Thiếu thành phần câu, vế câu. + Thiếu chủ ngữ. Ví dụ: Qua nhân vật chị Dậu cho ta thấy rõ những đức tính cao đẹp đó. Cách sửa:- Thêm chủ ngữ - Tạo chủ ngữ. Ê Qua nhân vật chị Dậu, tác giả cho ta thấy rõ những đức tính cao đẹp đó (Cách thứ 2, ta có thể bỏ từ qua để tạo chủ ngữ cho câu). + Thiếu vị ngữ. Ví dụ: Nguyễn Đình Chiểu, nhà thi sĩ mù yêu nước của dân tộc Việt Nam. Cách sửa: - Thêm vị ngữ - Tạo vị ngữ từ thành phần sẵn có trong câu. Ê Nguyễn Đình Chiểu, nhà thi sĩ mù, yêu nước của dân tộc Việt Nam đã viết tác phẩm Lục Vân Tiên (Cách thứ 2, ta có thêm từ là vào để biến thành phần phụ thành vị ngữ). + Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ. Ví dụ: Để có cơ hội nhận được việc làm như ý trong tương lai, ngay từ bây giờ, khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Cách sửa: - Thêm chủ ngữ và vị ngữ. Ê Để có được việc làm như ý trong tương lai, ngay bây giờ, khi còn ngồi trên ghế nhà trường, học sinh cần phải tích cực học tập. + Lỗi do thiếu vế câu ghép. Ví dụ: Vì tương lai con em của chúng ta. Cách sửa: - Tạo thêm vế cho câu ghép. Ê Vì tương lai con em nên chúng ta phải ra sức phấn đấu. b. Lỗi do sắp xếp sai trật tự các thành phần trong câu. Ví dụ: Vì sương tan nên mặt trời mọc. Cách sửa: - Sắp xếp lai trật tự các vế trong câu cho hợp lí. Ê Vì mặt trời mọc nên sương tan. c. Lỗi sử dụng sai dấu câu. Ví dụ: Bố cháu có gởi pin đài lên cho ông không. Cách sửa: - Dùng dấu câu cho hợp lí. Ê Bố cháu có gởi pin đài lên cho ông không? 2, Lỗi về nghĩa. a. Câu mơ hồ về nghĩa. Ví dụ: Bộ đội đánh đồn giặc chết như rạ. Cách sửa: - Tránh viết những câu mơ hồ về nghĩa. Ê Bộ đội đánh đồn, giặc chết như rạ. b. Các vế trong câu chưa có sự liên kết về nghĩa. Ví dụ: Trong thanh niên nói chung và trong bóng đá nói riêng, chúng ta đã đạt được những thành tựu đáng kể. Cách sửa: - Cần tạo sự liên kết về nghĩa trong câu. Ê Trong thể thao nói chung và trong bóng đá nói riêng, chúng ta đã đạt được những thành tựu đáng kể. C Lỗi đoạn văn 1. Lỗi nội dung a. Triển khai lạc chủ đề: Ví dụ: (1) Trong ca dao Việt Nam, những bài về tình yêu nam nữ là những bài nhiều hơn tất cả. (2) Họ yêu gia đình, yêu cái tổ ấm cùng nhau chung sống, yêu nơi chôn nhau cắt rốn. (3) Họ yêu người làng, người nước yêu từ cảnh ruộng đồng đến công việc trong xóm, trong làng. (4) Tình yêu đó nồng nhiệt và sâu sắc. Phân tích: Câu (1) là câu chủ đề nói về tình yêu lứa đôi, các câu (2), (3), (4) không nói về tình yêu lứa đôi. Ê Đoạn văn triển khai ý lạc chủ đề. Cách sửa: Đặt đoạn văn vào văn bản, xem xét mối quan hệ với đoạn trước và đoạn sau nó để quyết định cách sửa. - Giữ lại câu chủ đề, viết lại các câu triển khai để làm sáng rõ câu chủ đề. - Viết lại câu chủ đề mới. b. Thiếu ý: Ví dụ: Cư dân Văn Lang rất yêu ca hát, nhảy múa. Họ hát trong những đêm trăng hoặc ngày hội. Họ còn hát trong lúc chèo thuyền, săn bắn. Những nhạc cụ đệm cho những điệu hát thường là trống đồng, khèn, sáo, cồng. Các câu (2), (3),(4) mới đề cập ý 1 câu (1) chưa đề cập ý 2. Ê Đoạn văn triển khai thiếu ý. Cách sửa: - Cần phát hiện nội dung thiếu hụt, thêm vào đoạn văn một số câu để bổ sung nội dung thiếu hụt đó. c. Lỗi lặp ý. Ví dụ: (Lấy ví dụ trực tiếp từ bài làm của HS). Biểu hiện lỗi: Đoạn văn có nhiều câu trình bày lặp đi lặp lại 1 ý. Cách sửa: - Cần bỏ bớt những câu lặp, thêm vào một số câu mà đoạn văn còn thiếu. d. Lỗi mâu thuẫn ý. Ví dụ: (Lấy ví dụ trực tiếp từ bài làm của HS). Biểu hiện lỗi: - Đoạn văn có các câu chứa các ý trái ngược, mâu thuẫn với nhau. Cách sửa: - Cần loại bỏ những câu có ý mâu thuẫn, sửa các câu còn lại để các ý phù hợp với nhau. 2. Lỗi hình thức a. Lỗi do thiếu hoặc dùng sai phương tiện liên kết hình thức. - Đáng lẽ phải dùng phương tiện liên kết này người viết lại sử dụng phương tiên liên kết khác. Cách sửa: - Bỏ phương tiện được dùng sai, thay vào đó bằng phương tiện liên kết phù hợp. b. Lỗi do tách, gộp đoạn không hợp lí. Cách sửa: - Cần tách và gộp đoạn cho hợp lí. 4. Củng cố: nắm chắc các nội dung bài học, nhận ra lỗi và biết cách sửa chữa 5. Dặn dò: về nhà tập viết một đoạn văn, sau đó cả bài văn có bố cục 3 phần không bị mắc lỗi D. Rút kinh nghiệm: Câu hỏi và bài tập Tìm lỗi chính tả trong các dòng sau. Hãy chữa lại các lỗi đó Không gian xung quoanh bỗng nhiên trở nên yên tĩnh lạ thường Ông đã về hiu cách đây năm năm Không được uống riệu Sau mỗi kỳ nghỉ hè ai cũng mong đến ngày tịu trường Tôi muốn bổ xung vài ý Cuộc giao liu đã thành công hơn cả mong đợi Chữa các lỗi viết hoa trong các dòng sau: Chiến thắng Điện biên phủ là niềm tự hào của quân đội nhân dân Việt nam b Hà nội là thủ đô của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam./.
Tài liệu đính kèm:
- nhung loi thuong gap khi su dung tieng Viet.doc
- Giáo án môn Ngữ văn lớp 11 - Tiết 37: Hai đứa trẻ
Lượt xem: 2560 Lượt tải: 1
- Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 18: Đọc văn Lẽ ghét thương (trích Lục Vân Tiên) - Nguyễn Đình Chiểu
Lượt xem: 1455 Lượt tải: 0
- Giáo án môn Ngữ văn 11 - Gian lận thi cử chỉ là biểu hiện dễ thấy của một nền văn hoá có vấn đề Phạm Thanh Hùng
Lượt xem: 1434 Lượt tải: 0
- Giáo án môn Ngữ văn 11 - Bài viết số 1 - Trả bài
Lượt xem: 2954 Lượt tải: 3
- Bài giảng Ngữ văn 11 tiết 42 Đọc văn: Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)
Lượt xem: 4963 Lượt tải: 1
- Giáo án Ngữ văn Lớp 11 - Học kì I
Lượt xem: 429 Lượt tải: 0
- Giáo án Ngữ văn 11 tiết 33: Tìm hiểu thêm về thành ngữ điển cố ( t2 )
Lượt xem: 1511 Lượt tải: 0
- Giáo án môn Ngữ văn lớp 11 tiết 82, 83: Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử
Lượt xem: 30385 Lượt tải: 1
- Giáo án Ngữ văn 11 nâng cao tiết 89 đến 119
Lượt xem: 3168 Lượt tải: 4
- Giáo án môn Ngữ văn 11 - Tiết 89 - Hướng dẫn đọc thêm (Lai Tân) - Hồ Chí Minh nhớ đång – Tố Hữu
Lượt xem: 1578 Lượt tải: 1
Copyright © 2024 Lop11.com - Giáo án điện tử lớp 11, Thư viện giáo án hay, Luận văn
Từ khóa » Trình Bày Các Biểu Hiện Lỗi Chính Tả Thường Gặp
-
Đặc Biệt Sai Chính Tả Rất Dễ Bị Lây, Khi Bạn đọc Phải Một Từ Bị Viết Sai Trong Một Thời Gian Dài, Chính Bạn Có Thể Bị Nhiễm Và Viết Sai Theo. ... Kiểm Tra Lỗi Chính Tả Thường Gặp.
-
Một Số Lỗi Chính Tả Thường Gặp Trong Tiếng Việt Và Hướng ... - Ohay TV
-
Một Số Lỗi Chính Tả Thường Gặp Trong Tiếng Việt Và Hướng ...
-
Các Lỗi Sai Chính Tả Thường Gặp Trong Tiếng Việt Và Cách Khắc Phục
-
Các Lỗi Chính Tả Thường Gặp Trong Tiếng Việt Nguyên Nhân Và Giải Pháp
-
[PDF] Một Số Giải Pháp Khắc Phục Lỗi Chính Tả Của Người Sử Dụng Tiếng Việt
-
Tìm Hiểu Một Số Lỗi Chính Tả Thường Gặp ở Học Sinh Lớp 5, Trường ...
-
Tieng Việt Thực Hành - Tài Liệu Text - 123doc
-
11 Cặp Từ Dễ Gây Nhầm Lẫn Và Các Lỗi Chính Tả Thường Dùng Sai Trong ...
-
NhỮng LỖi ChÍnh TẢ ThƯỜng GẶp Ở HỌc Sinh TiỂu HỌc - Xemtailieu
-
Nêu Các Biểu Hiện Lỗi Chính Tả Thường Gặp? - Tiếng Việt Đại Học - Lazi
-
Các Lỗi Thường Gặp Khi Soạn Văn Bản - Office Saigon
-
Các Lỗi Sai Thường Gặp Trong Văn Bản Hành Chính - Luật Sư X
-
Một Số Lỗi Chính Tả Thường Gặp Trong Tiếng Việt ...