Những Nét Cơ Bản Của Phương Pháp Biện Chứng – Phần Cuối
Có thể bạn quan tâm
Sự thống nhất của phương hướng thực tiễn và nhận thức trong phương pháp biện chứng còn được quy định bởi một điều là sự nhận thức không phải được thực hiện bên ngoài thực tiễn, mà trên cơ sở thực tiễn, đòi hỏi không phải quan sát hiện thực một cách thụ động, mà phải tích cực tác động lên nó. Nếu vậy thì phương pháp nhận thức khoa học nhất quán – mà phương pháp biện chứng mác-xít chính là như thế – phải có khả năng định hướng con người trong việc thực hiện những hoạt động tư duy thuần túy và cả những hành động nhằm thay đổi đối tượng được nhận thức, tức là trong cách hành động cải tạo – đối tượng.
G. Cli-ma-sép-xki cũng lưu ý tới vấn đề này: “… trong chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử có sự thống nhất giữa lý thuyết phép biện chứng và thực tiễn được hiểu theo chủ nghĩa duy vật. Điều đó không những tạo cơ sở để giải thích phép biện chứng kháhc quan của quá trình lịch sử, mà còn giúp xây dựng luận cứ cho sứ mạng lịch sử của giai cấp công nhân”. Ông viết tiếp: “Phương pháp biện chứng là phương pháp nhận thức và biến đổi hiện thực. Nếu chỉ xem đó là phương pháp nhận thức có tính khoa học – lý luận thì tức là đã hạn chế và thu hẹp bản chất và chức năng của nó rất nhiều. Chính sự thống nhất giữa nhận thức và biến đổi (trước hết trong lĩnh vực xã hội) là một yếu tố biến phương pháp biện chứng duy vật thành một phương pháp mới về chất so với tất cả các phương pháp của các khoa học cụ thể và giúp biểu thị một cách rõ ràng hơn nội dung triết học – thế giới quan của phương pháp này”.
Đặc trưng quan trọng nhất của phương pháp biện chứng là tính phương hướng cách mạng – phê phán của nó. Phương pháp này hướng con người phát hiện ra những mâu thuẫn trong đối tượng đang được nghiên cứu, xác định những khuynh hướng của những thay đổi diễn ra trong đó, xác định những hướng phát triển và tính đến tất cả những điều đó trong hoạt động thực tiễn và cải tạo – đối tượng của nó. Phương pháp này hướng con người cả vào việc xem xét thực tiễn không chỉ trên quan điểm hiện trạng của nó, mà cả từ giác độ tình trạng tương lai, và đồng thời tiến hành đấu tranh nhằm thay đổi hiện trạng của sự vật nếu như về mặt lịch sử nó đã lỗi thời, tích cực tạo điều kiện để những hình thái mới, hoàn thiện hơn xuất hiện và phát triển. Nói cách khác, phương pháp biện chứng để con người có thái độ phê phán đối với hiện thực, thấy sự tất yếu phải cải tạo nó bằng con đường cách mạng.
Bản chất cách mạng – phê phán của phương pháp biện chứng cũng có tác động tới cả các chức năng của triết học, và các chức năng ấy cũng thay đổi một cách cơ bản. Nếu chức năng chính của triết học trước Mác là giải thích thế giới, thì chức năng của triết học mác-xít không chỉ là giải thích thế giới, mà còn là cải tạo thế giới bằng cách mạng: “Các nhà triết học đã chỉ giải thích thế giới bằng nhiều cách khác nhau, vấn đề là cải tạo thế giới”.
Phương hướng phê phán của phương pháp biện chứng còn biểu hiện cả đối với hoạt động nhận thức nữa. Yêu cầu quan trọng nhất của phương pháp biện chứng khi soạn thảo bất kỳ một lý thuyết mới nào hay khi đưa ra một luận điểm mới là phải phê phán nghiêm túc, có luận cứ những lý thuyết hiện có, những luận điểm đã được khẳng định trước đó. Một thí dụ điển hình trong việc thực hiện yêu cầu này của phương pháp biện chứng, đó là việc C. Mác soạn thảo lý thuyết kinh tế của chủ nghĩa tư bản, trong đó phần phê phán chiếm vị trí to lớn và có ảnh hưởng quan trọng tới việc hiểu phần khẳng định của lý thuyết. Không phải ngẫu nhiên cuốn “Tư bản” còn có một tên phụ là “Phê phán khoa kinh tế chính trị”.
Khi chỉ ra phương hướng phê phán của phương pháp biện chứng như một đặc trưng quan trọng nhất của nó, chúng ta không được tuyệt đối hóa nó, đặt nó đối lập với những nét khác của phương pháp này, thí dụ như với đặc trưng là: nhiệm vụ chính của phương pháp không hcỉ là phê phán, mà là tìm ra bản chất của đối tượng đang được nghiên cứu, thực chất của nó và dựa vào hiểu biết đó để hoạt động nhằm cải tạo đối tượng vì lợi ích của con người và xã hội.
Phương hướng cách mạng – phê phán của phương pháp biện chứng hoàn toàn phù hợp với lợi ích của giai cấp vô sản, giai cấp có nhiệm vụ hoàn thành sứ mạng lịch sử là cải tạo xã hội tư bản chủ nghĩa thành xã hội cộng sản chủ nghĩa. Do vậy, giai cấp vô sản sử dụng phương pháp biện chứng như một vũ khí sắc bén trong cuộc đấu tranh giai cấp với giai cấp tư sản, trong việc đề ra cương lĩnh và hình thức cải tạo xã hội bằng cách mạng. Nhấn mạnh mối liên hệ giữa triết học biện chứng duy vật và sứ mạng lịch sử của giai cấp vô sản, C. Mác viết: “Cũng như triết học tìm thấy ở giai cấp vô sản vũ khí vật chất của mình, giai cấp vô sản lại tìm thấy ở triết học vũ khí tinh thần của mình…” Và chính ở đây biểu thị tính đảng của phương pháp biện chứng, mối liên hệ tất yếu của nó với giai cấp vô sản, một giai cấp quan tâm tới sự phát triển và áp dụng nhất quán phương pháp này vào hoạt động khoa học – lý luận, và hoạt động cách mạng cải tạo – đối tượng.
Tính đảng của phương pháp biện chứng không loại trừ, mà ngược lại đòi hỏi phải có tính khoa học nhất quán, có mối liên hệ hữu cơ với phép biện hcứng, với các quy luật phổ biến đang hoạt động trong tự nhiên, trong xã hội và tư duy con người. Những yêu cầu của phương pháp này phản ánh chính những quy luật phổ quát đó, và nhờ vậy mà phương pháp biện chứng có thể áp dụng được để nhận thức và cải tạo bất kỳ lĩnh vực nào của hiện thực, vì thế có thể áp dụng thành công trong bất kỳ khoa học nào, trong bất kỳ hoạt động cải tạo – đối tượng nào.
Thế nhưng, một vài tác giả do tuyệt đối hóa mối liên hệ của phương pháp biện chứng với cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư sản, lại hạn chế việc sử dụng phương pháp này chỉ trong lĩnh vực đấu tranh giai cấp, và chính vì vậy, họ đã biến phương pháp này từ một phương pháp phổ quát thành một phương pháp riêng đặc thù. Các tác giả đó lập luận như sau: phép biện chứng duy vật liên hệ hữu cơ với cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản, nó xuất hiện và bộc lộ trong cuộc đấu tranh này, do vậy chỉ có thể áp dụng được nó như một phương pháp trong lĩnh vực xã hội, trong lĩnh vực nhận thức xã hội và cải tạo đời sống xã hội trên cơ sở xã hội chủ nghĩa. Như nhà lý luận người Pháp E. Ba-li-ba-rơ viết: “Tôi đưa ra một định đề sau: không thể xác định được phép biện chứng duy vật (mác-xít) nếu không biết (tức là không nghiên cứu kỹ) những đặc điểm của toàn bộ lịch sử của phép biện chứng ấy. Nhưng lại không thể xác định được lịch sử này nếu không thấy rằng phép biện chứng duy vật có thái độ hai mặt đối với đấu tranh giai cấp. Một mặt, phép biện chứng này có đối tượng trước hết (nếu không nói là duy nhất) là đấu tranh giai cấp (tôi muốn nói rằng cho đến nay phép biện chứng đã có, và bây giờ đang có trước hết đối tượng này, còn bây giờ chưa thể nói gì về tương lai); mặt khác, bản thân phép biện chứng là sản phẩm, hay đúng hơn, là một hình thái đặc biệt của đấu tranh giai cấp… mà hình thái ấy trong những điều kiện lịch sử phát triển và phát triển của mình chỉ có thể là hình thái vô sản”. Ở một chỗ khác ông viết: “… phép biện chứng duy vật đã…, và đang không có đối tượng (phân tích) khác, ngoài đấu tranh giai cấp, và chính xác hơn là ngoài đấu tranh giai cấp đang đặt giai cấp tư sản đối lập với giai cấp vô sản. Phép biện chứng đó có đối tượng thực sự của mình là tương quan tình hình cụ thể của cuộc đấu tranh giai cấp này với khuynh hướng chung của nó…”
Song, đối tượng của phép biện chứng duy vật không chỉ là đấu tranh giai cấp, và không chỉ là xã hội, mà cả tự nhiên (hữu sinh và vô sinh), đồng thời cả nhận thức, tư duy. Chính từ những lĩnh vực ấy phép biện chứng đã rút ra những quy luật của nó. Trong tác phẩm “Biện chứng của tự nhiên” Ph. Ăng-ghen nhấn mạnh: “… Vậy là từ trong lịch sử của giới tự nhiên và lịch sử của xã hội loài người mà người ta đã rút ra được các quy luật của biện chứng. Những quy luật không phải là cái gì khác ngoài những quy luật chung nhất của hai giai đoạn phát triển lịch sử ấy cũng như là bản thân tư duy”.
Trong luận điểm cho rằng phép biện chứng duy vật là hình thái đấu tranh giai cấp, rõ ràng người ta đã lẫn lộn giữa mặt khách quan với mặt chủ quan của phép biện chứng, giữa phép biện chứng như là tổng hòa các quy luật phổ biến hoạt động trong hiện thực khách quan với phép biện chứng như là khoa học về các quy luật này. Ngay trong bản thân mặt chủ quan cũng có sự lẫn lộn giữa phép biện chứng như một lý thuyết – hệ thống các hình tượng (khái niệm) lý tưởng phản ánh những quy luật phổ biến của hiện thực, những thuộc tính và mối liên hệ phổ biến – với phép biện chứng như một phương pháp – tổng hòa các yêu cầu đối với chủ thể tư duy và hành động được xây dựng trên cơ sở lý thuyết, trên cơ sở những quy luật phổ biến, những tính quy luật biện chứng đã nhận thức được.
Còn về mặt thứ nhất – tức là sự biểu hiện của các quy luật biện chứng trong hiện thực khách quan, thì đối với vấn đề này có thể nói rằng đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư sản đúng là một hình thức biểu hiện của phép biện chứng, nhưng không phải là hình thức duy nhất. Theo nghĩa này có thể xem xét bất kỳ quá trình nào diễn ra trong tự nhiên, trong xã hội và trong nhận thức.
Đối với mặt thứ hai của phép biện chứng – tức là hiểu nó như một khoa học về các quy luật phổ biến ta có thể nói rằng phép biện chứng có mang tính giai cấp và bởi lẽ nó biểu thị và luận chứng lợi ích của giai cấp vô sản, nên nó thường hiện diện với tư cách là hình thức phản ánh cuộc đấu tranh giai cấp và tìm hiểu cuộc đấu tranh đó về mặt lý luận.
Cuối cùng, về phép biện chứng như là phương pháp nhận thức và cải tạo hiện thực bằng cách mạng.
Mặc dù phương pháp biện chứng phục vụ giai cấp vô sản và là vũ khí sắc bén trong cuộc đấu tranh với giai cấp tư sản nhằm thay đổi chế độ xã hội, nhưng không vì thế mà nó mất đi tính phổ quát và phổ biến của nó. Khi phản ánh các yêu cầu của nó những quy luật phổ biến của hiện thực, phương pháp này có thể áp dụng được cả trong nhận thức và trong cải tạo bất kỳ lĩnh vực nào của hiện thực.
Cần phải thấy mối liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau của các nguyên tắc và yêu cầu của phương pháp nhận thức biện chứng như là một trong những đặc điểm của nó. Do những nguyên tắc của phương pháp biện chứng phản ánh những quy luật phổ biến của hiện thực, những thuộc tính và quan hệ phổ biến, nhưng những thuộc tính và quan hệ này trong các tạo thể vật chất lại không tồn tại tách rời nhau, mà nằm trong mối liên hệ và phụ thuộc qua lại tất yếu, nghiêm ngặt, đồng thời trong quá trình nhận thức chúng không phải được bộc lộ ngay một lúc, mà theo một trình tự nhất định, do vậy cả những nguyên tắc của phương pháp biện chứng cũng không thể được áp dụng một cách tách biệt nhau, không liên hệ với những nguyên tắc khác. Sự áp dụng như thế chắc chắn mâu thuẫn với bản chất của phương pháp biện chứng chiếm một vị trí quy định nghiêm ngặt, nằm trong mối quan hệ tất yếu với tất cả các nguyên tắc khác và chỉ có thể được áp dụng có hiệu quả nếu tính đến những quan hệ này, cũng như tính đến quy luật của sự phát triển của nhận thức và của hoạt động thực tiễn, những tính quy luật quy định trình tự áp dụng các nguyên tắc phương pháp luận.
Vậy là, phương pháp biện chứng không đơn thuần là tổng hòa, mà là hệ thống các nguyên tắc, yêu cầu liên hệ qua lại và phụ thuộc lẫn nhau, quy định một trình tự nghiêm ngặt trong việc thực hiện các hành động nhằm nhận thức và cải tạo đối tượng.
TH: T.Giang – SCDRC
Nguồn tham khảo: A. Sép-tu-lin – Phương pháp nhận thức biện chứng – NXB ST 1989.
Chia sẻ:
Có liên quan
Từ khóa » đặc Trưng Của Phương Pháp Luận Biện Chứng Là
-
Đặc Trưng Cơ Bản Của Phép Biện Chứng Cổ đại Là Gì?
-
Đặc Trưng Cơ Bản Của Phép Biện Chứng Cổ đại Là Gì? - Toploigiai
-
Khái Niệm Và đặc Trưng Của Phép Biện Chứng Duy Vật - Web Bases
-
đâu Là đặc điểm Của Phương Pháp Biện Chứng? - Thả Rông
-
Phương Pháp Siêu Hình Là Gì? Phương Pháp Biện Chứng Là Gì?
-
Chủ Nghĩa Duy Vật Biện Chứng – Wikipedia Tiếng Việt
-
Biện Chứng – Wikipedia Tiếng Việt
-
Biện Chứng Là Gì? Phép Biện Chứng Là Gì? Có Những Hình Thức Lịch ...
-
Phương Pháp, Phương Pháp Luận Và Vai Trò Của Phương Pháp Luận ...
-
Phương Pháp Biện Chứng Và Siêu Hình Là Gì? Sự đối Lập Của Chúng
-
Những Nét Cơ Bản Của Phương Pháp Biện Chứng – Phần I
-
Phân Tích Lịch Sử Phát Triển Của Biện Chứng; Bàn Luận Về Siêu Hình ...
-
Nguyên Tắc Của Phương Pháp Luận Của Chủ Nghĩa Duy Vật Biện ...
-
Phủ định Biện Chứng Là Gì? Các đặc điểm Cơ Bản Của Phủ định Biện ...