Những Nét Cơ Bản Của Phương Pháp Biện Chứng – Phần I
Có thể bạn quan tâm
Trong sách báo triết học Liên Xô thường thấy một số tác giả tách riêng lý thuyết chủ nghĩa duy vật và phương pháp biện chứng như những phần riêng biệt của triết học Mác – Lênin. Các tác giả phân chia như vậy thường đưa học thuyết Mác về vật chất và ý thức, việc phân tích hai mặt của vấn đề cơ bản của triết học vào phần lý thuyết, còn trong phần phương pháp biện chứng thì đưa học thuyết về các quy luật và phạm trù cơ bản của phép biện chứng.
Trong học thuyết triết học Mác – Lênin, chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng liên hệ qua lại hữu cơ với nhau. Ở đây lý luận triết học thể hiện dưới dạng hệ thống các quan điểm đối với thế giới, cho ta một cách hiểu thống nhất về những hiện tượng xảy ra trong thế giới, xác định vị trí của con người ở đó. Lý luận này được đề ra không chỉ trên cơ sở giải quyết một cách khoa học vấn đề mối tương quan giữa vật chất và ý thức, mà còn trên cơ sở nghiên cứu những hình thức phổ biến của tồn tại, những thuộc tính và mối liên hệ phổ biến của thực tiễn khách quan, và trên cơ sở nhận thức những quy luật phổ biến hoạt động trong tự nhiên, trong xã hội và trong tư duy con người. Còn nếu đưa học thuyết về các quy luật phổ biến của thực tiễn khỏi lý thuyết triết học, thì sẽ làm cho nó nghèo nàn đi rất nhiều, làm mất tính cơ sở và tính khoa học nhất quán của nó. Vấn đề là ở chỗ không có phép biện chứng với tư cách là lý thuyết chung của sự phát triển, không có những quy luật do phép biện chứng nghiên cứu, thì chúng ta không thể luận cứ một cách khoa học cho tính có sau của ý thức được, không thể chỉ ra rằng ý thức là kết quả phát triển của vật chất, và xuất hiện trong các tạo thể vật chất được tổ chức theo một kiểu thích hợp. Đồng thời, ta cũng không thể phát hiện được cơ chế phản ánh của thực tiễn khách quan trong ý thức, tức là không thể đề ra được lý luận nhận thức. Mặt khác, không thể loại trừ học thuyết về tính quy luật của mối liên hệ qua lại của vật chất và ý thức cũng như lý luận của sự nhận thức ra khỏi phép biện chứng. Không có cách hiểu duy vật về mối tương quan giữa vật chất và ý thức, không có lý luận của sự nhận thức như sự phản ánh tích cực, sáng tạo của thực tiễn trong ý thức con người, thì không thể nghiên cứu được một học thuyết khoa học về các quy luật phổ biến của thực tiễn và về phương pháp nhận thức biện chứng.
Không phải ngẫu nhiên C. Mác khi chỉ ra sự khác biệt về chất của phương pháp biện chứng của mình với phương pháp biện hcứng của Hê-ghen trước hết nhấn mạnh mối liên hệ của nó với việc giải quyết theo quan điểm duy vật vấn đề cơ bản của triết học. C. Mác viết: “Phương pháp biện chứng của tôi không những khác phương pháp của Hê-ghen về cơ bản, mà còn đối lập hẳn với phương pháp ấy nữa. Đối với Hê-ghen, quá trình tư duy – mà ông ta thậm chí còn biến thành một chủ thể độc lập dưới cái tên gọi ý niệm – chính là vị thần sáng tạo ra hiện thực, và hiện thực này chẳng qua chỉ là biểu hiện bên ngoài của tư duy mà thôi. Đối với tôi thì trái lại, ý niệm chẳng qua chỉ là vật chất được đem chuyển vào trong đầu óc con người và được cải biến đi ở trong đó”. Và ở một chỗ khác Mác viết: “… phương pháp nghiên cứu của tôi không giống phương pháp của Hê-ghen, bởi lẽ tôi là nhà duy vật, còn Hê-ghen là nhà duy tâm. Phép biện chứng của Hê-ghen là hình thức cơ bản của bất kỳ phép biện chứng nào, nhưng chỉ sau khi giải phóng nó khỏi hình thức thần bí của mình, và đó chính là cái khác biệt giữa phép biện chứng của Hê-ghen với phương pháp của tôi”.
Nhiều tác giả khác cũng nhấn mạnh mối liên hệ tất yếu giữa phương pháp nhận thức bei65n chứng với việc giải quyết duy vật vấn đề cơ bản của triết học. Chẳng hạn, về vấn đề này I.X. Na-rơ-xki đã viết: “Phương pháp biện chứng của Mác là phương pháp duy vật, và nó có thể trở thành phương pháp biến đổi và cải tạo thực tiễn chính bởi lẽ nó xa lạ với mọi sự tự biện định trước và bảo đảm phản ánh đúng đắn hiện thực khách quan”. “Khi chúng ta nói tới ý nghĩa phương pháp lậun của các quy luật và phạm trù của phép biện chứng, – I.Đ. An-đrê-ép nhấn mạnh, – thì không phải hcúng ta nói tới phép biện chứng nói chung (mà thực ra không có), mà chính là nói tới phép biện chứng duy vật. Chúng ta đều biết rằng Mác đã nhận thấy sự khác biệt cơ bản của phương pháp duy vật biện chứng với phương pháp biện chứng của Hê-ghen, và thậm chí còn nhìn thấy cả sự đối lập trực tiếp giữa chúng chính trong việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết học”.
Một vài tác giả có tính đến tình hình này và cho rằng nên gọi phương pháp của Mác đúng hơn là phương pháp biện chứng duy vật, chứ không chỉ đơn thuần là phương pháp biện chứng.
Khi loại trừ phép biện chứng ra khỏi lý luận về chủ nghĩa duy vật, học thuyết về các thuộc tính và mối liên hệ phổ biến của thực tiễn, về các quy luật phổ biến hoạt động trong tự nhiên, trong xã hội và tư duy đã bị đồng nhất với phương pháp biện chứng. Do đó phương pháp ở đây được hiểu không phải là những nguyên tắc định hướng con người trong hoạt động nhận thức và thực tiễn của họ – những nguyên tắc được hình thành trên cơ sở các quy luật phổ biến của thực tiễn, mà lại được hiểu chính là các quy luật ấy, là học thuyết về chúng. Nhưng học thuyết về các quy luật hoạt động trong lĩnh vực nào đó của thực tiễn, như đã nêu trên, không phải là phương pháp, mà là lý thuyết. Vậy là, do không xem phương pháp biện chứng như tổng hòa các nguyên tắc, các yêu cầu đối với chủ thể tư duy hay chủ thể hành động, quy định hình thức hay trình tự hành động nhất định (hành vi) của chủ thể đối với khách thể, các tác giả tán thành quan điểm này đã chia học thuyết triết học Mác – Lênin thống nhất và hoàn chỉnh thành hai lý thuyết tương đối độc lập, tồn tại song song: lý thuyết về chủ nghĩa duy vật và lý thuyết về phép biện chứng. V.I. Lênin đã nhiều lần nhấn mạnh rằng chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng trong chủ nghĩa duy vật biện chứng liên hệ hữu cơ với nhau, và không phải là hai lý thuyết khác nhau mà chỉ là một mà thôi.
Là một phương pháp phổ biến được áp dụng trong bất kỳ lĩnh vực nào của nhận thức và hoạt động thực tiễn, phương pháp biện chứng phản ánh những thuộc tính và liên hệ phổ biến của thực tiễn khách quan. Những yêu cầu và nguyên tắc của phương pháp này được hình thành trên cơ sở các quy luật và phạm trù của phép biện chứng, là kết luận rút ra từ các tính quy luật biện chứng phổ biến và được biểu hiện trong nội dung của chúng. Những nguyên tắc này định hướng một cách đúng đắn cho con người trong hoạt động nhận thức và thực tiễn của họ, tạo điều kiện đi sâu vào bản chất của đối tượng và cải tạo nó theo một mục tiêu nhất định, bởi lẽ những quy luật biện chứng được thể hiện trong các yêu cầu phương pháp luận và hướng quá trình tư duy vào một dòng nhất định được biểu lộ ngay trong đối tượng, và bởi lẽ là ngay trong đối tượng đó cũng có phép biện chứng.
Nhiều nhà triết học phương Tây tuyên bố rằng quan niệm Mác – Lênin về phương pháp biện chứng như sự phản ánh các quy luật phổ biến hoạt động trong tự nhiên, trong xã hội và tư duy, tức là như phép biện chứng khách quan, là một quan niệm có thể hiểu theo hai cách, và do vậy không có giá trị khoa học. Chẳng hạn nhà triết học Pháp V. Ôi-khơ-nhe viết về vấn đề sử dụng phép biện chứng như phương pháp nghiên cứu các hiện tượng xã hội như sau: ở các nhà xã hội học, có một sự lẫn lộn đang bao trùm lên tất cả những gì có liên quan đến ý nghĩa của phép biện chứng. Trước hết, khái niệm biện chứng được dùng trong việc miêu tả cuộc đấu tranh của con người với tự nhiên, sau đó người ta lại gán cho xã hội một cơ cấu biện chứng khách quan, với phép biện chứng lại chỉ có nghĩa là “sự tác động qua lại”, rồi phép biện chứng lại phải là phương pháp. Nói chung không có gì ngạc nhiên khi có ấn tượng rằng phép biện chứng chẳng có một ý nghĩa chính xác nào cả và nó chỉ dùng để xây dựng những luận thuyết cho phép trốn tránh khỏi bất kỳ một sự kiểm tra nào”. Nhà triết học Canada Ma-ri-ô Bun-ghe cũng có những ý kiến tương tự. Theo Bun-ghe, phép biện chứng ở mức độ nào đó có liên hệ với tự nhiên, với thế giới vật chất, mức độ nào đó có liên hệ với tự nhiên, với thế giới vật chất, nếu nó không có quan hệ gì tới hoạt động nhận thức và tư duy. Còn tư duy lại phát triển trên cơ sở của những quy luật của chính mình, những quy luật không có trong thực tiễn khách quan, trong thế giới của các sự vật. Ông viết: “… Phép biện chứng ở mức độ mà nó có thể được xem như thuyết bản thể về các đối tượng vật chất thì không áp dụng được với các đối tượng mang tính khái niệm, và do vậy không phải là sự khái quát của lôgích hình thức… Chúng ta không tìm thấy những kết cấu (khái niệm, phán đoán, lý thuyết) có sẵn trong tự nhiên, mà chúng ta cũng không rút ra những kết cấu ấy từ các đối tượng vật chất: chúng là kết quả của trí tưởng tượng, kết quả của hoạt động sáng tạo của trí tuệ chúng ta và chúng được đặc trưng bởi những quy luật riêng của mình, không áp dụng được với các đối tượng vật chất”.
(còn tiếp)
TH: T.Giang – SCDRC
Nguồn tham khảo: A. Sép-tu-lin – Phương pháp nhận thức biện chứng – NXB ST 1989.
Chia sẻ:
Có liên quan
Từ khóa » đặc Trưng Của Phương Pháp Luận Biện Chứng Là
-
Đặc Trưng Cơ Bản Của Phép Biện Chứng Cổ đại Là Gì?
-
Đặc Trưng Cơ Bản Của Phép Biện Chứng Cổ đại Là Gì? - Toploigiai
-
Khái Niệm Và đặc Trưng Của Phép Biện Chứng Duy Vật - Web Bases
-
đâu Là đặc điểm Của Phương Pháp Biện Chứng? - Thả Rông
-
Phương Pháp Siêu Hình Là Gì? Phương Pháp Biện Chứng Là Gì?
-
Chủ Nghĩa Duy Vật Biện Chứng – Wikipedia Tiếng Việt
-
Biện Chứng – Wikipedia Tiếng Việt
-
Biện Chứng Là Gì? Phép Biện Chứng Là Gì? Có Những Hình Thức Lịch ...
-
Phương Pháp, Phương Pháp Luận Và Vai Trò Của Phương Pháp Luận ...
-
Phương Pháp Biện Chứng Và Siêu Hình Là Gì? Sự đối Lập Của Chúng
-
Những Nét Cơ Bản Của Phương Pháp Biện Chứng – Phần Cuối
-
Phân Tích Lịch Sử Phát Triển Của Biện Chứng; Bàn Luận Về Siêu Hình ...
-
Nguyên Tắc Của Phương Pháp Luận Của Chủ Nghĩa Duy Vật Biện ...
-
Phủ định Biện Chứng Là Gì? Các đặc điểm Cơ Bản Của Phủ định Biện ...