Những Nhầm Lẫn Sai Sót Này đã Gây Ra Khó Khăn Phiền Toái Cho Việc ...
Có thể bạn quan tâm
TÌM HIỂU VỀ MỘT SỐ MÃ CHỮ NÔMVIẾT KHÔNG ĐÚNG QUY CÁCH THÔNG THƯỜNG
NGUYỄN TÁ NHÍ
PGS.TS. Viện Nghiên cứu Hán Nôm
Viết sai in sai là hiện tượng khá phổ biến trong văn bản Hán Nôm, đặc biệt là trong văn bản Nôm. Hầu như trong bất kể văn bản Nôm nào, chúng ta cũng có thể tìm thấy hiện tượng sai sót nhầm lẫn. Nhiều văn bản viết sai in sai hết sức nghiêm trọng, như cuốn Khuyến hiếu thư in năm Tự Đức 14 (1861) chỉ vẻn vẹn có 26 trang với 2912 mã chữ mà đã có tới 71 trường hợp in sai.
Những nhầm lẫn sai sót này đã gây ra khó khăn phiền toái cho việc phiên âm, chú thích, công bố văn bản. Người phiên âm thường phải bỏ nhiều công sức để tìm tòi phát hiện và đính chính sửa chữa, cố gắng cân nhắc từng chữ, xét đoán từng câu, vạch ra những nguyên nhân gây ra nhầm lẫn để đủ sức thuyết phục người đọc. Song thảng hoặc vấn đề này chưa thật được coi trọng, có khi người phiên âm sửa chữa văn bản cho “hợp lý” mà không kèm theo lời giải thích nào cả. Thông thường mỗi khi gặp phải mã chữ khó lý giải, nếu chỉ đơn thuần căn cứ vào mặt chữ thì “đọc âm không thông, luận nghĩa không rõ” người phiên âm bèn liên tưởng đến một mã chữ khác có hình dáng gần giống mà “đọc thông âm, luận rõ nghĩa” và hạ bút viết: “Chữ này ngờ là lầm với chữ X hay Y... vì hai chữ viết gần giống nhau”.
Viết sai do hình dáng của mã chữ giống nhau chỉ là một trong nhiều nguyên nhân. Vì vậy trong mọi trường hợp đều quy là do có hình dáng gần giống nhau gây ra thì chưa thật thỏa đáng, thậm chí còn khiên cưỡng nữa. Vậy làm thế nào để xử lý tốt những sai lầm trong văn bản Nôm.
Sai lầm trong các văn bản chữ Hán, văn bản chữ Nôm hay bất kì một loại văn bản khác, cũng đều do một số nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan giống nhau gây ra. Thí dụ như sai lầm khi viết do mã chữ có hình dáng giống nhau, âm đọc giống nhau hoặc mã chữ ghi các từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa...
Chữ Hán là loại chữ vuông đã được định hình từ rất sớm, nên trước khi muốn viết một chữ gì người viết thường đã hình dung được đầy đủ hình dáng cấu tạo của nó như thế nào rồi. Nhưng đối với chữ Nôm không phải hoàn toàn nhưthế, do dường như là chưa được quy phạm, có những mã chữ chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian hoặc không gian nhất định, khi thay đổi thời gian hoặc không gian thì khả năng giao tiếp của mã chữ đó mất đi. Nói cách khác là, để ghi lại một từ diễn đạt một khái niệm, người ta có thể dùng nhiều mã chữ Nôm cấu tạo theo những cách thức khác nhau. Người viết chỉ cần tuân thủ theo một số quy tắc tạo chữ nhất định, rồi có thể tùy theo sở thích mà đặt ra mã chữ để ghi. Người thì thích dùng luôn chữ Hán đọc chệch âm, người lại thích dùng các bộ trong chữ Hán ghép lại. Người này hay dùng bộ chữ Hán này làm phần chỉ âm, người kia lại hay dùng bộ chữ Hán kia làm bộ phận chỉ âm. Vì vậy có những mã chữ có tới hàng chục cách viết khác nhau. Thí dụ như mã “trở” diễn tả khái niệm “đi ngược lại hướng đi ban đầu”, được ghi bằng các mã chữ:
- Dùng bộ Lã làm phần chỉ âm, gồm:
1. 吕 lã (không có phần chỉ nghĩa), hay yếu tố phụ khác.
2. lã, có dấu cá nháy mách bảo đừng đọc theo âm Hán Việt nữa.
3. lã, có bộ Túc là chân chỉ ý di động bằng chân.
4. lã, có chữ Phản, chỉ ý quay lại.
- Dùng chữ Trở ghi âm
5. 阻 trở, (mượn chữ Hán đọc đúng âm, không mượn nghĩa).
6. trở, có bộ túc là chân, chỉ nghĩa.
7. trở, có bộ túc, chữ trở đã lược bớt bộ phụ ở giữa.
- Có cấu tạo đặc biệt, cả hai bộ phận chỉ nghĩa (đây là một loại sai lầm khác đặc biệt, phần dưới chúng tôi sẽ trình bày rõ hơn).
8. túc và phản đều chỉ ý đi lại.
Nhiều khi viết đến đâu thì đặt chữ ra đến đấy, thậm chí có trường hợp trước khi viết, người viết không sao hình dung nổi mã chữ Nôm đó nên viết như thế nào?
Chính vì những lẽ đó chúng ta thấy xuất hiện trong các văn bản Nôm một số mã chữ Nôm khá đặc biệt, ít thấy hoặc không thể thấy được trong các loại hình văn bản khác(1). Chúng tôi tạm gọi đó là những mã chữ Nôm không chuẩn.
1. Hai bộ phận cấu thành một đơn vị tác động lẫn nhau
Người viết chữ Nôm thường là không thể sử dụng hoàn toàn những chữ Nôm có sẵn mà còn phải tự sáng chế ra mã chữ mới để ghi. Có khi do đòi hỏi gấp gáp cần mau chóng đặt ra mã chữ, người viết không đủ thời gian để lựa chọn dùng bộ phận nào cho thích hợp, nên đã để cho hai bộ phận cấu thành một đơn vị tác động lẫn nhau, chi phối lẫn nhau, gây ra nhầm lẫn.
1.1. Một mã chữ có hai bộ phận gần giống nhau đã viết lầm thành cùng một bộ phận. Thí dụ:
- Mã chữ chữ gồm chữ tự và chữ trữ, đã bị viết thành mã có hai chữ tự , hoặc thành mã có hai chữ trữ đặc biệt có khi lại được viết thành mã gồm hai chữ thủ .
- Mã chữ đen 顛 mượn từ chữ Hán điên, gồm bộ chân và bộ hiệt, nhưng có khi viết thành mã có hai bộ chân , có khi viết thành mã có hai bộ hiệt .
- Mã chữ gót , gồm bộ túc và bộ cốt đã được viết thành mã chữ gồm cả hai bộ cốt .
- Mã chữ hơn 欣 mượn từ chữ Hán hân, gồm bộ cân và bộ khiếm đã được viết thành mã chữ gồm hai bộ khiếm .
1.2. Hai mã chữ ghi từ song âm.
Khi đặt ra mã chữ mới, người viết có khuynh hướng cố tìm bộ phận chỉ nghĩa thật sát với nghĩa của từ, cho nên có khi cũng vẫn từ chỉ chung khái niệm, song sắc thái có cần phân biệt thêm tí chút, thì lập tức bộ phận chỉ nghĩa cũng thay đổi theo cho phù hợp. Thí dụ từ soi chỉ khái niệm “chiếu dọi, suy xét”, khi soi bằng đuốc lửa thì dùng bộ hỏa:
- 燭 Đuốc cửu trùng rạng soi rỡ rỡ
Sân Đường Ngu quân tử mười phân. (Ngũ luân ký)
- Khi phải soi bằng ánh sáng thì được dùng bộ quang.
Thấu soi sự lý tường minh
Khánh Sơn là hiệu, tiên sinh đức tài. (Hiếu Kinh lập bản)
Đến khi phải dùng mắt mới soi được thì được thay bằng bộ mục
Thứ chương mười bảy lần coi
Sự quân dường ấy mắt soi lòng bền. (Hiếu Kinh lập bản)
Trong từ song âm được ghi bằng hai mã chữ, mã thứ nhất được cấu tạo hoàn chỉnh thì nó lập tức chi phối mã thứ hai, khiến cho mã thứ hai mang theo phần chỉ nghĩa giống nó. Thí dụ từ khắp chỉ khái niệm không gian bao trùm, bản thân nó khó có thể dùng mã chữ Nôm nào có phần chỉ nghĩa thật thích hợp, nên nó thường bị mã chữ đứng trước nó chi phối.
- Trong từ bụi khắp , nó dùng bộ thủ mang ý đất cát, bụi bậm.
Má hồng trơ tráo pháp trường.
Phong trần bụi khắp tuyết sương tồi tàn. (Hương Sơn quan thế âm chân kinh)
- Trong từ mưa khắp 湄 泣, nó vẫn để nguyên bộ thủy ở chữ khắp để giữ ý nước mưa:
Thiên hoa mưa khắp vừa tan
Đất trên rải rác sen vàng giăng ra. (Hương Sơn quan thế âm chân kinh)
Ngược lại khi mã thứ hai có phần chỉ nghĩa rõ ràng đầy đủ, nó tác động trở lại mã chữ thứ nhất, để mã này có cũng phần chỉ nghĩa như nó. Thí dụ:
- Từ đứt dây được ghi bằng mã:
Ai làm cho dạ sư sầu
Cho ruột sư héo cho bầu đứt dây. (Nam giao cổ kim lý hạng ca dao chú giải)
Mã dây có bộ mịch chỉ dây dợ, mã đứt chỉ khái niệm vật thể tách rời nhau, ở đây chịu tác động của mã dây mà cũng mang theo bộ mịch.
- Từ vò tơ được ghi bằng hai mã: 紆 絲
Ruột tằm chín khúc vò tơ
Thương chàng nên nỗi tương tư đêm ngày. (Ngọc Hoa cổ tích truyện)
Mã tơ nguyên dùng chữ Hán ti, có bộ mịch chỉ ý, mã vò ghi từ chỉ động tác dùng tay, nên thường có bộ thủ, nhưng ở đây chịu tác động của mã tơ, nên đã có bộ mịch.
- Từ hái cúc được ghi bằng mã 菊
Hái cúc ương sen hương bén áo
Tầm mai đạp nguyệt tuyết xâm khăn. (Nguyễn Trãi - Quốc âm thi tập)
Mã cúc mượn từ chữ Hán cúc, có bộ thảo chỉ cây cỏ. Mà hái ghi từ chỉ động tác làm việc bằng tay, thông thường phải dùng bộ thủ làm phần chỉ ý, song ở đây lại bị mã cúc chi phối nên đã mang bộ thảo.
Đặc biệt với loại từ song âm có cấu trúc bền vững thì hai mã chữ ghi từ này ảnh hưởng lẫn nhau cũng rõ rệt hơn. Thí dụ từ ngẩn ngơ được ghi bằng hai mã cận ngư 堇 魚 hoặc cấn ngư 艮 魚, hai mã này có thêm các bộ phận cấu thành thay đổi theo nhau rất đồng bộ:
- Đơn thuần có hai phận cận, ngư:堇 魚
Tăng sư nghe lọt ngẩn ngơ
Sư già sợ tội mới thưa chúa rằng. (Hương Sơn quan thế âm chân kinh)
- Bộ phận cận, ngư đều có thêm nhân đứng 僅
Dương Từ đi tới sông Châu
Ngẩn ngơ nào biết bến đâu đưa mình. (Dương Từ Hà Mậu)
- Đơn thuần có hai bộ phận cấn, ngư 艮魚
Càng nhìn càng nổi say sưa
Bâng khuâng mặt ngọc ngẩn ngơ tinh thần. (Chàng Chuối tân truyện)
- Bộ phận cấn ngư đều kèm theo bộ khẩu
Trên voi trông thấy chúa Thao
Ngẩn ngơ mặt ngọc khát khao lòng vàng. (Chúa Thao cổ truyện)
- Bộ phận cấn ngư đều có đánh dấu nháy ?
Dắt tay theo lớp mây đưa
Thiếp nhìn dặng núi ngẩn ngơ nỗi nhà. (Chinh phụ ngâm khúc)
Lối đặt chữ như đã trình bày ở phần trên đã tạo ra một số chữ Nôm có cấu tạo sai khá đặc biệt.
1.3. Phần chỉ nghĩa trong mã chữ Nôm thứ hai không phù hợp do ảnh hưởng của mã thứ nhất mượn từ chữ Hán. Từ song âm được ghi bằng hai mã chữ, một mã mượn từ chữ Hán, một mã là chữ Nôm tự tạo. Mã mượn từ chữ Hán chỉ mượn về hai mặt hình và âm, còn nội dung khái niệm của từ mà mã chữ Hán đó ghi không có quan hệ gì đến từ Nôm cả. Nói cách khác bộ thủ chỉ nghĩa trong mã chữ Hán đó không liên quan đến nội dung khái niệm của từ Nôm song âm cả. Nhưng khi tạo ra mã chữ thứ hai, người viết lại máy móc sử dụng luôn phần chỉ nghĩa của mã chữ Hán làm phần chỉ nghĩa của mã chữ Nôm thứ hai. Thí dụ:
- Mã chữ ê ghi từ ủ ê 塢
Họ Hà thấy vậy ủ ê
Rằng xin gắn bó lọn bề thủy chung. (Dương Từ Hà Mậu)
Chữ ủ cũng có bộ thủ như ở mã ê. Mã ủ mượn từ chữ Hán ổ nghĩa là gò đống, bộ thổ chỉ khái niệm đất đai. Trong từ song âm ủ ê, chỉ trạng thái tâm lý buồn phiền, bộ thổ không hề gắn gì với trạng thái tâm lý này cả, song ở mã chữ Nôm thứ hai ê lại thấy bộ thổ làm phần chỉ nghĩa.
- Mã chữ ghét ghi từ yêu ghét 腰
Khiến thị quan nộp vật giá cái quý cái tiện để xem dân chưng thuở yêu ghét. (Lễ ký đại toàn tiết yếu diễn nghĩa)
Chữ ghét cũng có bộ nhục như ở mã yêu. Chữ yêu mượn từ chữ Hán yêu là lưng, chỉ một bộ phận của cơ thể, ở góc độ chữ Hán, bộ nhục trong chữ yêu là hợp lý. Khi mượn làm chữ Nôm thì bộ nhục ở đây không gắn gì với nội dung khái niệm của từ Nôm yêu ghét nữa. Vì vậy bộ nhục trong mã chữ ghét cũng phản ảnh việc rập khuôn máy móc.
- Mã chữ phang ghi từ phô phang 鋪
Vào đền bái tạ tung hô
Tính quen thổ mộc chẳng phô phang mà. (Chàng Chuối tân truyện)
Chữ phang cũng có bộ kim như ở mã phô. Phô là mã mượn từ chữ Hán phô, bộ kim dùng để chỉ khái niệm trưng bày, đặt ra. So với nghĩa của từ phô phang, bộ kim không hề có liên quan tới, song khi đặt ra mã phang, người viết lại chịu ảnh hưởng của mã phô đằng trước mà ghi cho mã phang bộ phận chỉ ý kim.
Các mã chữ gần trong xa gần 賒 , lùng trong lạ lùng cũng đều do cách đặt chữ như vậy gây ra. Nhưng chúng đã được nhiều người chấp nhận và trở nên thông dụng, ít ai còn để ý là chúng đã được tạo ra không đúng nguyên tắc nữa. Riêng mã “lùng” còn được viết là:
Trời đất xây nên khéo lạ lùng
Ông chồng đã vậy lại bà chồng (Thi văn tạp sao)
Khi ghi từ lạnh lùng, chịu tác động của lạnh, nó đã mang theo bộ chấm băng (hoặc chấm thủy).
- Mã lạ còn có cách viết khác là , và đặc biệt có khi lại được viết là Lạ lùng cảnh vắng am thanh Tiếng đâu tụng niệm rành rành bên sau. (Hương Sơn quan thế âm chân kinh)
Bộ xước trong mã lạ này hoàn toàn không có liên quan gì đến khái niệm lạ lùng cả, song có thể là từ mã lạ (có quai xước) đã sản định ra mã lùng (có quai xước), chính mã lùng có quai xước này đã tác động trở lại và tạo ra mã lạ mới.
1.4. Bộ phận chỉ nghĩa của mã chữ thứ hai không phù hợp, do chịu tác động của mã chữ Nôm thứ nhất.
Thường là mã chữ Nôm thứ nhất được cấu tạo hợp lý, gồm một bộ phận chỉ âm và một bộ phận chỉ nghĩa. Thông thường phần chỉ nghĩa được viết trước, nghĩa là nó thường nằm ở bên trái hoặc phía trên của mã chữ. Song đôi khi do đảm bảo thế chữ hài hòa cân đối, mã chữ có nét mác hay nét móc câu vòng ra tạo nên một khoảng trống cần có bộ phận khác lấp vào đó. Và thế là nó đã đảo lộn trật tự bình thường, phần chỉ âm lại đứng ở bên trái của mã chữ. Mã chữ thứ hai được tạo ra ghi một từ đồng nghĩa với từ mà mã thứ nhất ghi, người viết đã lầm tưởng bộ phận chỉ âm đảo vị trí thông thường trong mã thứ nhất này là bộ phận chỉ nghĩa, nên đã dùng làm bộ phận chỉ nghĩa cho mã chữ thứ hai. Thí dụ:
- Mã loi ghi trong từ song âm lẻ loi: Người về trướng gấm no đôiTa nằm chiếu rách lẻ loi một mình. (Nam giao cổ kim lý hạng ca dao chú giải)
Đã dùng bộ lễ như ở mã lẻ. Lẻ, loi là từ đồng nghĩa, chỉ khái niệm đơn độc. Trong mã chữ lẻ, bộ phận lễ chỉ âm đọc, bộ phận chích chỉ nghĩa, nhưng bộ lễ lại đảo vị trí nằm sang bên trái của mã chữ, nên ở mã loi đã rập khuôn và tạo ra mã chữ không có bộ phận nào chỉ nghĩa, gồm (lễ, lôi).
Hoặc có khi bộ phận chỉ âm của mã chữ thứ nhất là bộ thủ chỉ nghĩa trong chữ Hán, nên nhiều khi theo thói quen, nó cũng được đặt ở bên trái mã chữ, và chính vì thế nó đã ảnh hưởng mã chữ thứ hai. Thí dụ:
- Mã nần ghi từ nợ nần, được viết là: (nữ + nan)
Chồng con là cái nợ nần
Thà rằng ở vậy nuôi thân béo tròn.
(Nam giao cổ kim lý hạng ca dao chú giải)hay là 嫀 (nữ + tần)
Như ai dầu có nợ nần
Ta thề thay giả ngươi ăn cũng đành
(Hương Sơn quan thế âm chân kinh)
Cả hai cách viết đều dùng bộ nữ như ở mã nợ. Mã nợ dùng bộ nữ làm phần chỉ âm, bộ phận trái 債 làm phần chỉ nghĩa, song bộ nữ lại viết sang bên trái mã chữ, khiến cho người viết tưởng đây là phần chỉ nghĩa, nên đã dùng luôn làm phần chỉ nghĩa cho mã thứ hai, nên đã tạo ra chữ không có phần chỉ nghĩa, (nữ + nan), 嫀 (nữ + tần).
Có khi từ song âm cấu tạo bằng cách ghép hai từ trái nghĩa, hoặc là nhóm từ cấu tạo bằng cách ghép hai từ không phải đồng nghĩa. Hai mã chữ Nôm ghi từ này thì mã thứ nhất cấu tạo đúng, mã thứ hai vẫn rập theo mã thứ nhất, nên cùng tạo ra chữ Nôm có cấu trúc đặc biệt. Thí dụ
- Mã trai trong từ gái trai:
Gái trai ăn ở gót câu
Ấy là những kẻ cơ cầu nhà ta (Hành tham quan gia huấn)
Chữ trai cũng có bộ nữ như mã gái. Bộ nữ trong mã gái là chỉ đàn bà, phụ nữ, đáng ra phải đối lập với phần chỉ nghĩa trong mã trai, song lại được dùng để tạo mã trai(2).
- Mã hồng ghi từ má hồng: ??? 牤 月工
Tương tư trách kẻ tư thông
Tuyên Khương trách kẻ má hồng xem trơ (Thi Thư dịch)
Chữ hồng cũng có bộ nhục như ở mã má. Má là bộ phận trong cơ thể, nên mã chữ dùng bộ nhục làm phần chỉ nghĩa, song hồng là từ chỉ màu sắc, thế mà mã chữ lại cũng dùng bộ nhục.
2. Từ hai mã chữ thông dụng tạo thành mã chữ thứ ba không đúng quy cách
Do chưa được quy phạm nên người viết có thể dùng hai hoặc nhiều mã chữ cấu tạo theo cách thức khác nhau để ghi một từ. Có khi mã chữ dùng cùng một bộ phận chỉ âm và thay đổi bộ phận chỉ nghĩa. Thí dụ mã lấy dùng bộ lễ ghi âm được viết là:
(lễ + dĩ)
(lễ + thủ)
(lễ + bán đầu vi)
Có khi bộ phận chỉ nghĩa giống nhau, bộ phận chỉ âm lại khác nhau, thí dụ mã cửa có bộ môn chỉ nghĩa, được viết là:
(cử + môn)
(cự + môn)
Các mã chữ này cùng được nhiều người chấp nhận và sử dụng rộng rãi, nhiều khi nó cũng song song tồn tại trong một khoảng thời gian, vì vậy nó dễ khiến cho người viết nhầm phần này của mã này với phần kia của mã kia mà đặt ra một mã chữ mới có cấu tạo đặc biệt.
2.1. Cả hai bộ phận của mã chữ đều dùng để ghi âm đọc. Thí dụ:
- Mã ngủ ???
Miên phòng: Buồng ngủ (Đại Nam quốc ngữ)
Nếu không có phần chữ Hán kèm theo, thì nghĩa và âm đọc của từ mà mã chữ ghi cũng khó xác định nổi. Cả hai bộ phận của mã chữ là ngũ và ngọ đều dùng để ghi âm ngủ. Thông thường mã chữ ngủ được viết theo hai cách: (mục + ngũ), ( mục + ngọ), đều dùng bộ mục làm bộ phận chỉ nghĩa, nhưng người viết ở đây đã bị cả hai mã chữ chi phối, nên khi viết đã quên đi bộ phận chỉ nghĩa, mà viết bằng cả hai bộ phận chỉ âm.
- Mã cữ:
Ngày xanh đã dễ đâu rằng
Luống thay cữ gió tuần trăng hỡi người. (Hoa Tiên)
Gồm có bộ phận cử và cự đều dùng để ghi âm đọc cữ, không có bộ phận chỉ nghĩa. Đúng là cữ và cự thường hay được dùng để ghi âm cữ, nhưng nó thường dùng bộ nguyệt hoặc nhật chỉ khái niệm thời gian làm bộ phận chỉ nghĩa. Ở đây người viết do biết được các cách viết này, nên khi viết vội vàng đã bỏ mất bộ phận chỉ nghĩa mà dùng cả hai bộ phận cùng chỉ âm đọc.
- Mã 午舉(ngọ + cử) dùng để ghi tên người trong tấm bia đá ở xã Lai Tổng, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Ở đây không có phần nghĩa Hán kèm theo, lại không có cả văn cảnh để xác định âm đọc và nghĩa nữa. Bản thân cấu tạo của chữ cũng có một gợi ý gì để phân biệt phần chỉ âm với phần chỉ nghĩa? Bộ phận ngọ thường dùng để ghi các từ ngõ, ngủ..., bộ phận cử thường dùng để ghi các từ cửa, cữ... Chúng tôi thấy từ cửa và ngõ chứa nội dung khái niệm gần giống nhau, chúng đều là những bộ phận ở phía trước của một ngôi nhà, hơn nữa lại có từ ghép cửa ngõ, mã chữ Nôm để ghi chúng đều dùng bộ môn làm phần chỉ nghĩa: ngõ (ngọ + môn), cửa (cử + môn), vì vậy chúng tôi cho rằng hai mã chữ cửa, ngõ này đã tạo ra mã chữ có cấu tạo khác như trên. Nếu dự đoán này đúng thì mã này nên đọc như thế nào? Trước đây cha ông ta vẫn có thói quen đặt tên bằng những từ bình dị gần gũi... Song tên là Ngõ thì vẫn thường gặp, còn tên là Cửa thì thật chưa thấy ai, nên chúng tôi tạm đọc là Ngõ.
2.2. Cả hai bộ phận của mã chữ đều chỉ nghĩa(3)
- Mã chữ trông (mục + vọng)
Trông vời trời bể mênh mang
Đem thân băng tuyết gửi hàm giao long. (Hoa Tiên)
Gồm bộ mục và bộ phận vọng, đều có gắn với khái niệm xem nhìn cả. Chữ trông có rất nhiều cách viết, trong đó có hai cách khá thông dụng là (long + mục), (long + vọng), dùng bộ phận long để ghi âm đọc. Chính hai mã chữ thông dụng này đã tác động đến người viết và khiến cho người ta viết thành mã chữ có cả hai bộ phận đều chỉ nghĩa.
- Mã trông (mục + vọng) này được xã hội chấp nhận, nên được sử dụng khá phổ biến trong các văn bản Nôm.
- Mã đi (túc + khứ):
Rày khi ai phải duyên ai
Dầu gột chẳng sạch dẫu mài chẳng đi. (Hữu ké truyện)
Gồm có bộ túc và chữ khứ, đều gắn với khái niệm di chuyển vị trí. Từ đi thường hay viết bằng hai mã có bộ đa làm phần chỉ âm (khứ + đa), (túc + đa). Hai mã này cũng rất thông dụng, nên khi viết người ta vội vàng đã quên mất phần chỉ âm đọc, mà viết cả hai phần chỉ nghĩa.
- Mã chữ chín (cửu + thục)
Chẳng chua cũng thể là chanh
Chẳng ngọt cũng thể cam sành chín cây. (An Nam phong thổ thoại
Gồm có bộ cửu (số chín) và bộ phận thục (quả chín), vốn đều là bộ phận chỉ người ở hai mã chữ chín ghi hai từ chín khác nhau có bộ phận chỉ âm là 㐱 chẩn. Người viết đã lẫn lộn các bộ phận trong hai mã chữ này mà viết thành mã chín gồm bộ cửu và bộ phận thục.
3. Chữ Nôm tạo ta nhầm lẫn với chữ Hán đồng nghĩa
Tiếng Việt phát triển, từ thuần Việt thay thế dần cho các từ Hán Việt, vì vậy đòi hỏi cần phải đặt ra những mã chữ Nôm mới để ghi. Có khi trong cùng một giai đoạn nhất định từ thuần Việt và từ Hán Việt chứa cùng một nội dung khái niệm, đều song song tồn tại. Vì vậy trong khi vừa viết vừa đặt chữ, đến một từ nào đấy, người viết chưa kịp đặt ra chữ Nôm, lại dùng luôn chữ Hán có sẵn để ghi.
3.1. Nhầm tưởng giữa âm đọc và nghĩa của từ Hán Việt, nên dùng luôn chữ Hán làm bộ phận chỉ âm trong chữ Nôm. Đây có thể là do lối giảng giải chữ Hán ngày xưa trong các loại sách giáo khoa như Tam tự kinh giải âm, đã khắc sâu vào trong trí nhớ người học về âm và nghĩa của từ. Thí dụ:
- Mã chữ đuổi (túc + trục)
Xin khúc đuôi
Tha hồ mà đuổi. (Nam giao cổ kim lý hạng ca dao chú giải)
Có bộ túc là chân chỉ ý dùng chân để đuổi, song lại dùng phần trục làm âm đọc. Người viết tưởng lầm chữ trục có âm đọc là đuổi.
- Mã trải (thủ sóc + lịch)
Ông già đã trải mùi đời
Không nên tham muốn thói người lợi danh. (Lý hạng ca dao)
Có bộ thủ và chữ lịch đều chỉ ý kinh qua từng trải. Riêng bộ thủ sóc dùng làm phần chỉ nghĩa cho từ từng trải, có lẽ đã mô phỏng. Theo chữ 扯 chải (thủ sóc + chỉ) trong từ chải đầu, người viết lại tưởng chữ lịch có âm đọc là trải.
- Mã chữ (hòa + cốc):
Gồm có bộ hòa và bộ cốc, gần giống hình dáng của mã góc (mộc + cốc). Trong cuốn Thanh Hóa quan phong do Nguyễn Văn Tiếu phiên âm chú thích xuất bản ở Sài Gòn 1973, có phần chữ Nôm kèm theo viết là gốc nhưng ở phần phiên âm, soạn giả phiên là ống:
Con chuột mắc bẫy vì ống tre
Già đẽo ra đòn xóc
Chồng đi lính vợ ở nhà khóc tỉ tỉ.
Trời ơi sinh giặc làm chi
Để cho chồng thiếp phải đi chiến trường.
Chưa kể viết là gốc mà lại tùy tiện phiên là ống, ngay việc viết là gốc cũng có vấn đề. Có thể người viết đã vô tình viết mất nét, hoặc do không lý giải nổi mã chữ kỳ lạ này nên đã sửa đi theo ý mình. Bản Thanh Hóa quan phong của Viện Nghiên cứu Hán Nôm, kí hiệu VHv.1370, viết rõ ràng là (hòa + cốc). Nhưng dù thế nào đi nữa việc phiên là gốc thì giảng nghĩa vẫn không rõ. Nếu để là “Con chuột mắc bẫy vì gốc tre già, đẽo ra đòn xóc...” thì chỉ được ý gốc tre già đẽo ra đòn xóc là hợp lôgíc, còn không biết là con chuột mắc bẫy vì cái gì cả ? Còn nếu hiểu là “Con chuột mắc bẩy vì gốc tre già, đẽo ra đòn xóc”, thì chỉ được ý trên, con chuột có thể vì tham ăn mà mắc vào gốc tre già không ra được, hoặc gốc tre già đem dùng làm bẫy bẫy chuột, song lại không biết lấy gì để đẽo ra đòn xóc nữa.
Mấu chốt của vấn đề vẫn là ở mã chữ . Chúng tôi cho rằng đây cũng là trường hợp nhầm lẫn giữa âm đọc và nghĩa của từ Hán Việt. Từ cốc, dùng để chỉ chung các giống cây lương thực, và cũng dùng riêng để chỉ thóc. Người viết đã lầm tưởng từ cốc có âm đọc là thóc nên đã dùng làm bộ phận chỉ âm cho mã chữ. Vì vậy mà, nên đọc là thóc, bộ hòa là phần chỉ nghĩa, bộ phận cốc dùng để chỉ âm đọc, và bài ca dao đó nên hiểu là:
Con chuột mắc bẫy vì thóc
Tre già đẽo ra đòn xóc
Chồng đi lính vợ ở nhà khóc tỉ ti.
Trời ơi sinh giặc làm chi
Để cho chồng thiếp phải đi chiến trường. (Thanh Hóa quan phong)
3.2. Tưởng chữ Hán đó có âm đọc như thế nên dùng luôn chữ Hán thay cho chữ Nôm.
Cũng như trường hợp trên, người viết đã lầm lẫn nghĩa và âm đọc của từ Hán Việt, nên nhiều khi viết luôn chữ Hán thay cho chữ Nôm ghi từ chỉ cùng khái niệm. Có người cho rằng đây là trường hợp đọc theo nghĩa của từ. Nhưng nếu như có một quy tắc đặt chữ Nôm là “dùng mã chữ Hán để ghi và đọc theo nghĩa của từ” thì gây khó khăn nhiều cho người đọc, người đọc sẽ lẫn lộn không hiểu khi nào đọc theo âm, khi nào đọc theo nghĩa thì có nhiều trường hợp không thể lý giải được.
Một là trong cùng một văn bản, có khi viết bằng mã chữ Nôm, có khi lại viết bằng mã chữ Hán đọc theo âm Nôm. Thí dụ như từ thổi trong sách Nam giao cổ kim lý hạng ca dao chú giải, khi thì được viết là suy:
Chồng hen lại lấy vợ hen
Đêm nằm kéo cử như kèn thổi đôi,
khi thì được viết là 栧(khẩu + thoái)
Khi vui non nước cũng vui
Khi buồn dẫu thổi kèn đôi cũng buồn,
hoặc là 穦(khẩu + thôi)
Tiếc thay hạt gạo tám xoan
Thổi nồi đồng điếu mà chan nước cà.
Hai là, có khi nghĩa của từ Hán Việt đó đã hoàn toàn tách biệt khỏi từ Nôm. Đây là trường hợp chỉ mượn âm đọc của chữ Hán để ghi từ Nôm. Song người viết lại tưởng nghĩa của từ đó là âm đọc của nó. Thí dụ như từ Hán Việt 恃 thị mang nghĩa là trông cậy nhờ vả, song người viết lại tưởng nó có âm đọc là cậy, nên đã dùng để ghi từ Nôm cậy chỉ khái niệm dùng tay để tách một vật thể này khỏi một vật thể khác.
Ra đường người ngỡ ông Chiêu
Về nhà móng tay mỏ sẻ cậy niêu đã mòn.
(Nam giao cổ kim lý hạng ca dao chú giải)
4. Tạo ra một số chữ Nôm có cấu tạo chồng chéo
Do hiện tượng ngữ âm biến đổi theo thời gian, nên sau một thời gian nhất định có những mã chữ không thể ghi đúng âm đọc của người đương thời nữa, vì vậy đã xuất hiện một hiện tượng chua âm mới. Thí dụ như phụ âm m ghi từ Hán Việt đời Tần Hán, sang đến đời Đường Tống đã chuyển thành phụ âm v, nên các mã chữ (vũ), (vũ), (vụ), không thể ghi được các từ múa, mưa, mùa nữa, nên người viết đã chua thêm các âm mỗ, mi, mậu.
múa (vũ + mỗ)
mưa (vũ + mi)
mùa (vụ + mậu)
Song hiện tượng này đã bị lạm dụng, nhiều mã chữ bản thân nó đã chỉ đầy đủ nội dung khái niệm của từ nó ghi, hoặc đã cho một âm đọc gần đúng, việc đưa thêm vào một bộ phận chỉ nghĩa mới hoặc bộ phận chỉ âm mới chỉ có tác dụng là mách bảo người đọc loại trừ khả năng đọc theo âm Hán Việt, hoặc ghi đúng âm của từ. Nhưng mã chữ thì lại phức tạp lên rất nhiều, người ta như có cảm giác rằng lợi bất cập hại.
4. 1. Đưa thêm phần chỉ nghĩa.
Phần chỉ nghĩa này thường là bộ thủ hoặc chữ Hán chỉ cùng nội dung với phần chỉ âm. Đây thường là chữ Nôm có niên đại ra đời muộn. Thí dụ:
- Mã chữ đời (thế + đại), bộ phận chỉ âm đại cũng chỉ cùng nội dung khái niệm như phần chỉ nghĩa thế.
- Mã chữ “báu” (ngọc + bảo), bộ phận chỉ âm bảo cũng đã chỉ những vật quý giá giống như bộ phận chỉ nghĩa ngọc.
- Mã chữ than (hỏa + thán), bản thân bộ phận chỉ âm thán, đã có bộ hỏa rồi, nhưng người viết vẫn đưa thêm bộ phận chỉ nghĩa hỏa nữa vào.
- Mã xưa (cổ + sơ), bộ phận sơ cũng chứa đựng nội dung ban đầu, khởi thủy, cổ xưa như ở bộ phận chỉ nghĩa cổ.
4. 2. Chua thêm âm đọc mới.
Nếu như không chua thêm âm đọc mới thì bản thân mã chữ cũng tồn tại được. Nói cách khác là riêng “phần chỉ nghĩa” của mã chữ đã cho một âm đọc gần đúng, ít gây lầm lẫn. Thí dụ:
- Mã chữ quan (quán + quan), ghi từ quan (tiền), bản thân bộ phận quán cũng đủ để đọc là quan rồi.
- Mã chữ từ (tự + từ), bộ phận tự vừa chỉ nghĩa vừa chỉ âm, trong bất kể văn cảnh nào trong văn Nôm, bản thân nó đã đủ để đọc là từ mà không sợ lầm lẫn.
- Mã chữ thỏ (thố + thỏ), bộ phận thố chỉ nghĩa con thỏ, cũng đủ khả năng ghi âm thỏ.
Chua thêm âm đọc mới, đưa thêm một bộ phận chỉ nghĩa cũng đều nhằm mục đích giới hạn cho mã chữ Nôm một âm đọc đúng tránh gây lầm lẫn. Song đối với những mã chữ bản thân đã đủ điều kiện tồn tại, không cần thiết phải đưa thêm vào thành phần mới mà cứ đưa vào thì chỉ làm cho cấu tạo của mã chữ phiền phức nặng nề thêm, có khi còn khó lý giải nữa. Thí dụ:
- Mã chữ tro (hỏa + chu + dấu nháy)
Đường đài bỗng hóa bụi tro
Lăng viên chúa ngụy gần đò Chương giang (Đường thi tuyệt cú)
Bộ phận chu dùng để ghi âm đọc tro, bộ hỏa dùng để chỉ nghĩa. Chỉ hai bộ phận này hợp lại đã ghi được âm tro, người đọc khó có thể đọc lầm thành âm khác nữa. Nhưng ở đây người viết lại thêm dấu nháy. Chúng ta đã biết rằng dấu nháy chỉ có tác dụng mách bảo người đọc đừng đọc theo âm Hán Việt của mã chữ Hán mượn ghi từ Nôm. Song ở đây đã là mã chữ Nôm một trăm phần trăm (gồm bộ phận chỉ âm và bộ phận chỉ ý) thì việc đưa dấu nháy vào là không cần thiết, vì không có nó người ta đã phải đọc khác âm Hán Việt rồi, đành rằng loại chữ Nôm cấu tạo theo kiểu ghép âm ý cũng có khi đọc đúng âm Hán Việt của phần ghi âm, nhưng trường hợp này rất hiếm.
Trên đây là tìm hiểu những chữ Nôm có cấu tạo khác thường, cùng có thể có những cách lý giải khác về các trường hợp này, ví dụ các chữ đuổi , trải có thể hiểu là ghép hai thành tố cùng biểu thị ý nghĩa, giống như cách hội ý trong chữ Hán. Dù phân tích theo cách nào, chúng ta cũng nên biết trong cấu trúc chữ Nôm còn có nhiều chữ được tạo ra không giống với quy cách chung. Nhận biết được điều này sẽ giúp cho chúng ta nhanh chóng tìm ra âm đọc của chữ, để có thể đọc đúng, hiểu đúng văn bản của người xưa.
Chú thích:
(1) Ở đây chúng tôi chỉ nêu lên một số sai lầm có tính chất đặc thù, còn các loại nguyên nhân khác giống như văn bản khác, thì tạm thời chưa đề cập đến.
(2) Ở mã trai, ngoài việc máy móc dùng bộ nữ như ở mã gái, bộ phận nam của mã chữ cũng có vấn đề, đây có thể là do hiện tượng lầm lẫn giữa âm đọc và nghĩa của chữ Hán, phần dưới chúng tôi sẽ bàn đến kỹ hơn.
(3) Phần này cũng có thể lý giải là do nhầm giữa âm đọc và nghĩa của chữ Hán dùng làm phần chỉ âm trong chữ Nôm. Song chúng tôi thấy chúng cũng hay dùng làm phần chỉ nghĩa, và nhất là thấy có cả hai mã chữ ghi cùng một khái niệm đó song song tồn tại, nên xếp thêm vào loại này.
Tài liệu tham khảo:
1. Đào Duy Anh: Chữ Nôm, nguồn gốc cấu tạo và diễn biến, Nxb. KHXH, H. 1975.
2. Lê Văn Quán: Nghiên cứu về chữ Nôm, Nxb. KHXH, H. 1981.
3. Nguyễn Tài Cẩn: Một số vấn đề về chữ Nôm, Nxb. Đại học và Trung học chuyên nghiệp, 1985.
4. Trần Xuân Ngọc Lan: Chỉ nam ngọc âm giải nghĩa, Nxb. KHXH, H. 1985.
5. Nguyễn Ngọc San: Thử tìm hiểu mô hình hình thanh trong cấu trúc chữ Nôm, Tạp chí Hán Nôm, số 1/1986.
6. Kiều Thu Hoạch: Truyện Nôm - Nguồn gốc và bản chất thể loại, Nxb. KHXH, H. 1993.
7. Hoàng Thị Ngọ: Chữ Nôm và tiếng Việt qua văn bản Phật thuyết đại báo phụ mẫu ân trọng kinh, Nxb. KHXH, H. 1998.
8. Lã Minh Hằng: Các phương thức biểu nghĩa trong cấu trúc chữ Nôm Việt, Nxb. KHXH, H. 2004.
9. Nguyễn Thị Lâm: Chữ Nôm và tiếng Việt qua văn bản Thiên Nam ngữ lục, Nxb. KHXH, H. 2006.
10. Từ điển tiếng Việt, Nxb. KHXH, H. 1980.
11. Di sản Hán Nôm Việt Nam - Thư mục đề yếu, Nxb. KHXH, H. 1993.
12. Lý hạng ca dao, VNv.303.
13. Đường thi trích dịch, VNv.156.
14. Hữu ké truyện, AB.72.
15. Hiếu kinh lập bài, AB.266.
16. Nhân sinh tối bảo thi, A.1560.
17. Thi kinh giải âm, AB.149.
18. Thiên Nam ngữ lục, AB.478./.
(Tạp chí Hán Nôm, Sô 4 (77) 2006; Tr.22-32)
Từ khóa » Cách Viết Chữ Hiếu Hán Nôm
-
Chữ Hiếu - Con ở Dưới, Cha Mẹ Trên Lưng
-
Tra Từ: Hiếu - Từ điển Hán Nôm
-
Tra Từ: Hiếu - Từ điển Hán Nôm
-
Cách Viết, Từ Ghép Của Hán Tự HIẾU 孝 Trang 13-Từ Điển Anh Nhật ...
-
Hiếu Chữ Nôm Là Gì? - Từ điển Số
-
Về Cấu Tạo Của Chữ Hiếu, Các... - Chiết Tự Chữ Hán | Facebook
-
Chữ Hiếu (孝) - Đạo Phật Ngày Nay
-
Chữ Hiếu Trong Tiếng Trung 孝 Xiào
-
Bài 10: Chiết Tự, Suy Tư Từ HIẾU - TRUNG | Hán - Nôm Công Giáo
-
Hiếu - Wiktionary Tiếng Việt
-
Vì Sao Nên Dạy Chữ Hán Cho Học Sinh Phổ Thông?
-
Nguyễn đại Cồ Việt - Viện Nghiên Cứu Hán Nôm
-
Phân Biệt Khái Niệm Chữ Hán, Chữ Nôm Và Chữ Quốc Ngữ
-
Tự Học Chữ Hán Nôm để Hiểu Văn Hóa Truyền Thống