Những Tác Hại đáng Sợ Của Dọc Mùng - 24H
Có thể bạn quan tâm
Mang lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe nhưng dọc mùng lại là chất độc hại với những người có bệnh đặc thù trong người.
Dọc mùng hay môn thơm (miền Nam gọi bạc hà) là loại rau được ưa thích vào mùa hè, dùng để nấu canh chua hay ăn kèm giảm ngán khi ăn nhiều thực phẩm giàu đạm, mỡ.
Cứ 100g dọc mùng có chứa 95g nước, 0,25g protein, 3,8g carbohydrat (bột đường), 0,5 chất xơ, 25mg phốt pho, 300mg kali, 48mg canxi, 16mg magiê, 0,03mg đồng, 0,4mg sắt, 0,012mg B1, 0,013mg B2, 0,013mg PP, 3mg sinh tố C và cho 14Kcalo. Giàu sinh tố vi lượng như vậy nên dọc mùng rất tốt cho người thừa cân muốn giảm cân.
Theo Đông y, dọc mùng có vị nhạt, tính mát và hơi có độc và thường được dùng để thanh nhiệt giải khát. Đặc biệt, dọc mùng giàu chất xơ có tác dụng thẩm thấu chất béo và cholesterol cũng như cản trở chất được hấp thu vào ở trong ruột.
Thân, lá của cây dọc mùng có tác dụng làm tiêu đờm, tiêu ứ, giảm ho đờm khó thở, tiêu ứ, trừ giun... Củ rễ của cây bạc hà đem phơi khô tán thành bột có thể dùng để trị ghẻ lở, dị ứng ngoài da...
Tuy nhiên nếu không được chế biến và dùng đúng cách, dọc mùng cũng mang lại nhiều ảnh hưởng không tốt đến cho sức khỏe.
Điều thường thấy nhất là dọc mùng có chứa các chất gây ngứa cho cơ thể, nên nếu chế biến không thật kỹ sẽ khiến người ăn thấy ngứa họng, khó chịu.
Để tránh điều này cần lột vỏ dọc mùng và rửa thật sạch rồi ngâm trong nước muối khoảng 15 phút cho đến khi thấy dọc mùng mềm ra, dùng tay bóp kiệt nước rồi rửa cho sạch là được. Để đảm bảo bạn có thể trần qua nước sôi.
Dân gian có lưu truyền mẹo tránh ngứa khi nấu dọc mùng là không được dùng các vật dụng bằng tre (đũa tre chẳng hạn) chạm vào nồi canh dọc mùng. Khi nào nấu xong múc ra bát để ăn, lúc đó mới được đùng đũa gắp.
Nhưng so với tác hại sau thì việc hơi gây ngứa cũng chưa phải là điều tệ nhất. Theo các nghiên cứu khoa học cho thấy, người ăn nhiều dọc mùng làm tăng acid uric trong máu khoảng 15% hơn so với những người không ăn. Một số trường hợp xuất hiện triệu chứng của bệnh gout, sưng nóng các khớp sau một bữa ăn canh chua dọc mùng.
Người đang có lượng acid uric trong máu trong khoảng 6,5 đến 7,5 mg/l trở lại bình thường sau 2 tuần không ăn canh chua dọc mùng mà không cần dùng thuốc. Chính vì thế, người mắc bệnh gút và khớp nên kiêng ăn dọc mùng (đặc biệt là dọc mùng muối chua) để tránh tình trạng bệnh trở nặng thêm.
Nguồn: [Link nguồn]
Tác hại của sở thích ăn cay bị nhiều người coi nhẹĂn quá nhiều đồ cay trong thời gian dài gây bỏng, lở miệng, nổi mụn nhọt, đi tiêu có cảm giác nóng hậu môn, nóng rát...
Bấm xem >>Từ khóa » Tác Hại Của Dọc Mùng Nấu Canh Chua
-
Lợi Và Hại Khi ăn Dọc Mùng Ai Cũng Cần Biết | VOV.VN
-
Tác Hại Của Dọc Mùng Khi Nấu Canh Chua - Anphar
-
Lợi Và Hại Khi ăn Dọc Mùng Ai Cũng Cần Biết
-
Sự Nguy Hiểm đáng Sợ Của DỌC MÙNG Khi Dùng để Nấu Canh Chua
-
3 Tác Hại đáng Sợ Của Cây Bạc Hà (dọc Mùng) - Tuổi Trẻ Online
-
Những Tác Hại ít Biết Của Dọc Mùng
-
Tác Hại Của Dọc Mùng Khi Nấu Canh Chua | Sức Khỏe - Báo Xây Dựng
-
Tác Hại Của Cây Dọc Mùng Khi Dùng Nấu Canh Chua | QUE HUONG TIVI
-
Tác Hại Khôn Lường Của Dọc Mùng Khi Nấu Canh Chua - Webtretho
-
Nguy Hiểm Chết Người Sau Khi ăn Dọc Mùng - Webtretho
-
Tác Hại đáng Sợ Của Dọc Mùng Vơi Bệnh Gout
-
Những Tác Dụng Của Cây Bạc Hà Nấu Canh Chua, 3 Tác Hại Đáng ...
-
Dọc Mùng Và Những Tác Dụng Tuyệt Vời Cho Sức Khỏe
-
Tác Hại Không Ngờ Của Dọc Mùng Trong Món Canh Chua