Những Tác Phẩm Sử Thi Hay Nhất Nên đọc
Có thể bạn quan tâm
Sử thi là những tác phẩm tự sự dân gian có quy mô lớn, sử dụng ngôn ngữ có vần, nhịp, xây dựng những hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng để kể về một hay nhiều biến cố lớn diễn ra trong đời sống cộng đồng của cư dân thời cổ đại. Sử thi thường nảy sinh và tồn tại trong đời sống của các dân tộc ít người, không chỉ với tư cách một tác phẩm nghệ thuật mà còn là pho tượng lịch sử, cuốn sách bách khoa toàn thư của dân tộc đó. Mang tính rộng lớn và phổ quát, đặc biệt thể hiện đời sống tinh thần của các dân tộc một cách trọn vẹn, sử thi trở thành những di sản văn hóa, để mọi người có thể tìm hiểu chúng như một phần máu thịt của một dân tộc. Sau đây là những sử thi hay nhất mọi người nên đọc.
1. Đăm Săn
Dam Săn hay Đăm Săn là một người anh hùng trong sử thi "Bài ca chàng Đăm Săn" của người Êđê ở Tây Nguyên. Là nhân vật chính trong trường ca, sử thi Bài ca về chàng Đăm Săn. Bộ sử thi dài Đăm Săn (2077 câu), thể hiện nét lịch sử văn hóa của người đồng bào Tây Nguyên. Do sự can thiệp của Trời, Đăm Săn phải khuất phục trước sức mạnh của tập tục hôn nhân nối dây và lấy hai chị em Hơ Nhị và Hơ Bhị. Đăm Săn tiếp tục có những hành động chống lại cuộc hôn nhân, chàng chặt cây smuk, cây sinh ra Hơ Nhị và Hơ Bhị. Do vậy, Hơ Nhị và Hơ Bhị đã hai lần chết. Khi vợ chết, Đăm Săn lại khóc thương và xin thần linh cho vợ chàng sống lại. Đăm Săn đã lập nên nhiều kì tích. Trong đó, kì tích lẫy lừng hơn cả là những chiến công đánh thắng hai tù trưởng Mtao Grư và Mtao Mxây, hai tù trưởng đã cướp vợ chàng.
Sử thi thể hiện tinh thần quật cường không bao giờ ngủ quên chiến thắng của dân làng Tây Nguyên, với những phong tục tập quán gắn liền với dân tộc nơi đây.
2. Mahabharata
là một trong hai tác phẩm sử thi bằng tiếng Phạn vĩ đại nhất của Ấn Độ cổ đại, tác phẩm còn lại là Ramayana. Nội dung của tác phẩm nói về cuộc chiến giữa hai nhóm anh em họ trong cuộc chiến tranh Kurukshetra và số phận của các hoàng tử Kaurava và Pandava cùng những hậu nhân của họ.
Tác phẩm này cũng chứa những tài liệu về triết học và sự tôn sùng, chẳng hạn như cuộc thảo luận về bốn "mục đích của cuộc sống”, Mahabharata là bài thiên trường ca nhất được biết đến và đã được mô tả là "bài thơ dài nhất từng được viết". Phiên bản dài nhất của nó bao gồm hơn 100.000 loka hoặc hơn 200.000 câu thơ riêng lẻ (mỗi shloka là 2 câu) và các đoạn văn xuôi dài. Với tổng số khoảng 1.8 triệu chữ, tác phẩm đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với nền văn học thế giới, một tác phẩm khổng lồ theo đúng nghĩa đen.
3. Ramayana
Ramayana được cho là sáng tác bởi Valmiki và được viết bằng văn vần vào khoảng thế kỷ thứ 3-4 TCN, sau bộ Mahabharata nhưng lại kể về chuyện xảy ra trước thời đại của Mahabharata. Sử thi này gồm 24.000 câu thơ đôi, tức 48.000 dòng thơ, chưa bằng 1/4 khối lượng dòng thơ của bộ Mahabharata nhưng bố cục chặt chẽ hơn. Chủ đề của tác phẩm là câu chuyện tình duyên giữa hoàng tử Rama và người vợ chung thủy Sita. Ramayana ngợi ca chiến công và đề cao đạo đức của hoàng tử Rama, ca ngợi mối tình chung thuỷ của nàng Sita, đồng thời phản ánh sự phát triển của xã hội người Arian. Tuy là một tác phẩm ca ngợi đẳng cấp quý tộc vũ sĩ nhưng đã khắc họa được những gương mặt có tâm hồn trong sáng. Rama là nhân vật lý tưởng kiểu mẫu của đạo Hindu, tác phẩm phản ánh hiện thực khách quan cũng như con người trong thời kì này.
4. Con cháu Mon Mân
Sử thi Con cháu Mon Mân được xây dựng dựa trên các chủ đề và mô típ của kho tàng thần thoại và văn học truyền miệng của các dân tộc trên đất nước Việt Nam. Tác giả đã hợp nhất và lắp ghép thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, thơ ca dân gian của các dân tộc vào cốt truyện do mình sáng tạo nên. Sự khác biệt về văn hóa được diễn giải qua cách nhìn sự kiện của các nhân vật chính, đại diện cho các dân tộc riêng biệt. Các nhân vật chính của Con cháu Mon Mân là đàn ông. Người phụ nữ trong sử thi này chỉ có vai trò phụ, vai trò của người chịu đựng. Tuy nhiên họ cũng có những ảnh hưởng không nhỏ đến nội dung, mạch chảy của sử thi. Giữ vững những đặc trưng trong các tác phẩm sử thi, tác phẩm thể hiện đời sống văn hóa phong phú và rõ ràng, đặc biệt là vấn đề trọng nam khinh nữ ngày xưa.
5. Đẻ đất đẻ nước
“Đẻ đất đẻ nước” là sử thi thần thoại của dân tộc Mường cư trú ở tỉnh Hòa Bình và miền tây tỉnh Thanh Hóa. Sử thi này theo bản sưu tầm của Hoàng An Nhân dài 8503 câu văn vần kể lại các sự tích, sự việc ở trần gian từ khi hình thành vũ trụ cho đến lúc bản mường được ổn định, đó là lúc lang Cun Cần lên ngôi vua. Đẻ đất đẻ nước kể lại những sự việc ở trần gian từ khi khai thiên lập địa, khi vũ trụ còn là một khối hỗn mang, đến khi bản mường được ổn định. Người Mường đã giải thích thế giới theo tư duy thần thoại, tư duy hồn nhiên của con người ở thời bình minh của lịch sử loài người. Đẻ đất đẻ nước là sự hệ thống hoá các thần thoại và truyền thuyết của dân tộc Mường, vì thế tầm vóc của nó rất đồ sộ. Tác phẩm có vai trò quan trọng đối với đời sống tinh thần của người Mường.
Sử thi là thể loại văn học khá khó để tiếp cận bởi tầm vóc đồ sộ của nó, tuy nhiên, lại thể hiện chân thực nhất đời sống văn hóa và tinh thần của người dân, thậm chí là cả đất nước. Tìm hiểu sử thi, ta có thể hiểu văn hóa của một dân tộc trong một thời kì nhất định, đó là lý do vì sao các tác phẩm sử thi vẫn con nguyên vẹn giá trị và trở thành di sản của đất nước.
Xem thêm:
- Truyện cổ tích về các nhân vật anh hùng
- Những truyện cổ tích thần kỳ hay và ý nghĩa
- Những câu chuyện cổ tích hay nhất về mẹ
Từ khóa » Sử Thi Của Việt Nam
-
Sử Thi Các Dân Tộc Việt Nam – Wikipedia Tiếng Việt
-
Thể Loại:Sử Thi Việt Nam – Wikipedia Tiếng Việt
-
Tìm Hiểu Về Sử Thi Việt Nam - Dehoctot.
-
Các Tác Phẩm Sử Thi Việt Nam
-
Dàn ý: Giới Thiệu Sử Thi Dân Gian Việt Nam. - Bài Kiểm Tra
-
Sử Thi Giữ đất Của Người Việt - Báo Biên Phòng
-
Sử Thi Giữ đất Của Người Việt - Báo Biên Phòng
-
Công Bố Bộ Sử Thi Lớn Nhất Việt Nam - Vietravel
-
Sử Thi Trong Văn Học Việt Nam
-
Công Bố Bộ Sử Thi Lớn Nhất Việt Nam
-
16 Tác Phẩm đầu Tiên Trong 75 Tác Phẩm Sử Thi Tây Nguyên đã Ra Mắt ...
-
Công Bố 16 Tác Phẩm Sử Thi Tây Nguyên - VnExpress Giải Trí
-
Tinh Thần Sử Thi Của Văn Học Việt Nam - Báo Quân đội Nhân Dân