Những Tiêu Chuẩn Thiết Kế Quầy Bar Nhà Hàng Quan Trọng

Quầy bar – khu vực quan trọng không thể thiếu tại mỗi nhà hàng, là nơi tạo nên điểm nhấn thu hút thực khách. Việc chú trọng thiết kế kiểu dáng, kích thước quầy bar không chỉ giúp cho không gian nhà hàng của bạn trở nên nổi bật, mà nó còn giúp nhân viên phục vụ khách hàng dễ dàng và hiệu quả hơn. Sau đây là Những tiêu chuẩn thiết kế quầy bar nhà hàng quan trọng không thể bỏ qua.

Khi thiết kế quầy bar các bạn chú ý đến những ghi nhớ quan trọng sau:

  • Quầy bar phải được thiết kế thoải mái, tiện dụng;
  • Yếu tố tiết kiệm không gian phải lên hàng đầu;
  • Thiết kế phù hợp với tầm với của Bartender;
  • Mẫu quầy bar đẹp chuyên nghiệp và có dấu ấn;
  • Chất liệu lẫn kiểu dáng phải dễ dàng vệ sinh.

1. Tiêu chuẩn thiết kế kích thước quầy bar nhà hàng

Có thể nói kích thước quầy bar có tầm ảnh hưởng rất lớn đem đến sự tiện nghi tối đa cho thực khách và cả nhân viên phục vụ. Vì vậy việc thiết kế quầy bar phải được tính toán vô cùng tỉ mỉ và cẩn thận. Kích thước quầy bar phải lấy tổng thể không gian quán làm chuẩn. Nếu không gian nhà hàng rộng bạn có thể thiết kế những quầy bar lớn, dài và mang tính quy mô. Ngược lại, nếu không gian của bạn khiêm tốn về mặt diện tích nên thiết kế loại quầy bar nhỏ, gọn, thanh lịch và không quá cầu kì, không làm mất đi sự cân bằng trong không gian.

Theo đó, kích thước quầy bar cũng phải lưu tâm đến chiều cao của quầy. Chiều cao của quầy bar phải được thiết kế ngang tầm người phục vụ, giúp họ có cái nhìn bao quát. Khách hàng khi ngồi cũng sẽ cảm nhận được sự vừa vặn, hợp lý, không quá cao cũng không quá thấp.

Chiều cao tiêu chuẩn cho quầy bar nhà hàng
Chiều cao tiêu chuẩn cho quầy bar nhà hàng

– Kích thước chiều dài quầy bar

  • Dù diện tích, không gian nhà hàng có hạn chế thì bạn vẫn phải đảm bảo chiều rộng tối thiểu là 80cm.
  • Tuỳ vào không gian nhà hàng và nhu cầu sử dụng quầy như có nấu nướng tại quầy , pha chế tại quầy không hay chỉ đơn thuần giao tiếp với thực khách. Mà bạn có thể tăng giảm kích thước chiều dài quầy bar

– Kích thước chiều cao quầy bar

  • Quầy bar 1 tầng: Chiều cao lý tưởng cho một quầy bar là khoảng 1m trở xuống. Kích thước được sử dụng phổ biến nhất và phù hợp với vóc dáng người Việt là 0,8-0,85m. Riêng người châu Âu thì kích hước tiêu chuẩn là 0,9-1m.
  • Quầy bar 2 tấng: Tiêu chuẩn chiều cao tổng quầy là 1,1-1,2m.. Khoảng cách 2 tầng quầy cách nhau 30cm. (Nếu nhân viên pha chê, thu ngân hạn chế chiều cao thì cũng phải đảm bảo tối thiểu khoảng cách 2 tầng là 25cm).

– Kích thước về độ sâu của mặt quầy bar

Về mặt kích thước, các bạn cũng nên quan tâm đến độ sâu của mặt quầy bar, nên dựa vào chức năng của mỗi quầy bar để quyết định kích thước chuẩn. Thông thường, độ sâu mặt quầy bar ít nhất phải đạt 40-60 cm.

– Kích thước ghế bar

Những chiếc ghế bar nên chọn loại dành cho một người ngồi, cao, thanh mảnh, nhỏ nhắn, có lưng tựa và có thể điều chỉnh chiều cao để phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau. Nên chọn loại ghế có thể di chuyển được. Khi xếp ghế các nên chú ý đến khoảng khách giữa ghế với mặt bàn, 25cm là kích thước chuẩn nhất.

2. Tiêu chuẩn thiết kế kiểu dáng quầy bar nhà hàng

Có rất nhiều kiểu dáng quầy bar mang đến không gian ấn tượng, sáng tạo và bắt mắt khách hàng ngay từ cái nhìn đầu tiên. Nhưng kiểu dáng được tin dùng và phổ biến nhất là kiểu theo hình dạng chữ: L, C, U, O.

  • Kiểu dáng quầy bar chữ L

    Đây là kiểu dáng cơ bản nhất trong thiết kế quầy bar nhà hàng. Với lối thiết kế 2 mặt linh hoạt, mang đến sự phù hợp với mọi không gian, đặc biệt là không gian nhà hàng khiêm tốn.

  • Kiểu dáng quầy bar chữ C

    Quầy bar nhà hàng kiểu chữ C
    Quầy bar nhà hàng kiểu chữ C

    Đây là một trong những thiết kế thông dụng phù hợp với nhà hàng có không gian nhỏ. Thiết kế này phù hợp với nhiều không gian. Nhờ đường cong mềm mại của C bao trọn lấy bộ phận pha chế tạo nên một không gian ấm cúng, dễ chịu, cũng không kém phần chuyên nghiệp.

  • Kiểu dáng quầy bar chữ U

    Quầy bar nhà hàng kiểu chữ U
    Quầy bar nhà hàng kiểu chữ U

    Có 2 kiểu chữ U, một là quầy bar chữ U mềm mại, hai là quầy bar chữ U góc cạnh. Kiểu quầy này khá mất diện tích, nhưng tận dụng được nhiều ghế xung quanh quầy.

  • Kiểu dáng quầy bar chữ O

    Quầy bar nhà hàng kiểu chữ O
    Quầy bar nhà hàng kiểu chữ O

    Kiểu quầy bar này không phổ biến và phù hợp với không gian nhà hàng rộng rãi. Thường được đặt ở vị trí trung tâm để gây sự chú ý của khách hàng. Ngoài ra với thiết kế dạng tròn, nhân viên dễ dàng phục vụ khách hàng xung quanh.

  • Kiểu hình chữ nhật

    Quầy bar thiết kế đơn giản
    Quầy bar hình chữ nhật, thiết kế đơn giản

    Đây cũng là một kiểu quầy bar phổ biến. Thiết kế này không làm tốn diện tích lại vô cùng đơ giản. Tuy nhiên, kiểu này dễ bị mờ nhạt, khó gây ấn tượng với khách hàng. Vi vậy, để thu hút khách bạn nên kết hợp ánh sáng cũng như chất liệu sáng tạo thêm cho quầy của mình.

  • Một số kiểu sáng tạo khác

    Quầy bar sáng tạo
    Quầy bar sáng tạo, ấn tượng

Xem thêm: Mẫu quầy bar nhà hàng đẹp, độc đáo, giá siêu rẻ 

3. Tiêu chuẩn thiết kế chất liệu quầy bar nhà hàng

Mặt quầy bar là nơi thường xuyên tiếp xúc với rượu, nơi các bartender thực hiện các động tác phức tạp với dụng cụ, khó tránh khỏi va đập,… Nên cần phải được làm bằng chất liệu chống thấm nước, chịu được tác động mạnh và dễ dàng lau dọn. Do đó, những chất liệu như đá nhân tạo, đá granite, gỗ laminate,… là những chất liệu thích hợp làm mặt bàn quầy bar

Quầy bar QB27 đẹp sang trọng cho những quán bar đẳng cấp

Không gian sau quầy bar _ tủ chứa rượu là khung nền tạo điểm nhấn quan trọng cho không gian. Vì vậy, khi thiết kế cần đặt những đồ vật độc đáo, các loại rượu, đồ uống,… Để chịu được sức nặng của những vật trên, thì không gian sau quầy này nên được gia cố bằng gỗ, vừa đem đến tính thẩm mỹ, vừa chắc chắn.

Ngoài ra mặt trước quầy, bạn có thể tự do sáng tạo thiết kế “Mặt tiền” sao cho thu hút nhất. Bằng cách sử dụng đa dạng chất liệu như: tre, gỗ, đá, gạch,… và kết hợp chúng hài hoà với ánh sáng, không gian nhà hàng của bạn.

4. Tiêu chuẩn thiết kế về sắp xếp quầy bar nhà hàng

Sắp xếp theo tần suất sử dụng

Những vật dụng thường xuyên sử dụng như dao, muỗng hoặc những dụng cụ pha chế phải để ở những kệ thấp, ngay tầm mắt và dễ lấy. Còn những loại ít sử dụng thì để ở nơi cao nhưng vẫn đảm bảo trong tầm với của bartender.

Sắp xếp theo các nhóm tương đồng nhau

Những nguyên liệu, dụng cụ có hình dáng, kích thước, công dụng và cách sử dụng tương tự nhau phân vào một nhóm và xếp chúng ở gần nhau. Sắp xếp hợp lý, ngăn nắp sẽ giúp nhân viên dễ dàng tìm thấy và tiết kiệm được thời gian.

Sắp xếp không gian sau quầy

Không gian sau quầy bar là khu vực khách hàng tập trung ánh nhìn nhiều nhất. Vì vậy, khi thiết kế cần lưu ý những điều sau: Phía trên trang trí bằng những đồ vật độc đáo cùng kiểu thiết kế kiến trúc lạ mắt. Phía dưới là nơi tiện lợi vừa tầm với của nhân viên nên trưng bày các loại rượu, đồ uống, giúp họ dễ dàng thao tác và phục vụ đồ uống.

Trên đây là những tiêu chuẩn thiết kế quầy bar nhà hàng mà Nội thất Mộc Style đúc kết lại sau 4 năm lắp đặt và thiết kế. Mong rằng bài viết này sẽ đem đến cho bạn những thông tin bổ ích, giúp bạn có cái nhìn và hiểu biết chính xác về quầy bar. Ngoài ra, nếu bạn còn có khúc mắc và muốn chọn cho mình mẫu thiết kế quầy bar hợp lý, giá rẻ nhất, hãy liên hệ trực tiếp cho Nội thất Mộc Style, chúng tôi sẽ giúp bạn tư vấn và thiết kế mẫu quầy bar đẹp và thu hút nhất.

Liên hệ tư vấn đo đạc và thiết kế miễn phí: 0965.382.399/0965.207.468

Nội thất Mộc Style – Xưởng sản xuất bàn ghế cafe, nhà hàng uy tín, chuyên nghiệp

Xem thêm: Quầy bar gỗ, Mẫu quầy bar nhà hàng đẹp, độc đáo, giá siêu rẻ 

Từ khóa » Sơ đồ Quầy Bar