Những Tờ Báo Làm Nên Tên Tuổi Nhà Báo - Chủ Tịch Hồ Chí Minh

Tờ báo cách mạng đầu tiên do Bác sáng lập là Le Paria (Người cùng khổ). Đây là cơ quan ngôn luận của Hội Liên hiệp Thuộc địa – tổ chức được Bác (lấy tên Nguyễn Ái Quốc) cùng một số chính khách thành lập. Le Paria thực thi tinh thần giải phóng con người, số đầu tiên xuất bản ngày 01/4/1922. Nguyễn Ái Quốc trở thành trụ cột của tờ báo khi vừa là chủ nhiệm đồng thời là chủ bút, hoạ sĩ biếm họa, thợ rửa ảnh, thủ quỹ, phát hành, bán báo...

anh-minh-hoa-1655453094.jpg
Tờ báo Le Paria (Người cùng khổ).

Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc bí mật về Quảng Châu (Trung Quốc), tổ chức huấn luyện cán bộ cách mạng, thành lập Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội báo. Tại đây, Người sáng lập báo Thanh Niên là cơ quan ngôn luận, số đầu tiên ra ngày 21/6/1925.

bao-thanh-nien-100329-160620-97-1655453094.jpg
Tờ báo Thanh Niên

Tháng 12/1926, Bác lập ra báo Công nông cho giai cấp công nhân và nông dân Việt Nam. Tháng 2/1927, Bác sáng lập tờ báo Lính kách mệnh dành cho đội ngũ chiến sĩ cách mạng. Mùa thu năm 1928, Nguyễn Ái Quốc bí mật đến Thái Lan, Người góp ý đổi tên báo Đồng Thanh của Việt kiều thành tờ Thân Ái. Nguyễn Ái Quốc cũng tham gia viết bài và chỉ đạo tờ báo này.

Ngay trong năm 1930, khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, Bác sáng lập tạp chí Đỏ (số đầu tiên xuất bản ngày 5-8-1930), đồng thời là người chỉ đạo và cộng tác viên mật thiết của các tờ báo Búa liềm, Tranh đấu, Tiếng nói của chúng ta... với nhiều bút danh khác nhau

tap-chi-do-1655453094.jpg
Tạp chí đỏ

.Đầu năm 1941, sau khi về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng, Nguyễn Ái Quốc chỉ đạo thành lập Mặt trận Việt Minh và sáng lập báo "Việt Nam độc lập" ở căn cứ địa Việt Bắc. Báo Việt Nam độc lập đã góp phần đẩy mạnh tuyên truyền cổ động, tổ chức nhân dân vào các đoàn thể cứu quốc trong Mặt trận Việt Minh để chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền.

bao-viet-nam-doc-lap-10-12-01-857-1655453094.jpg
Tờ báo Việt Nam độc lập

Năm 1942, Người chỉ đạo thành lập báo Cứu quốc để đẩy mạnh tuyên truyền cổ động, tổ chức nhân dân vào các đoàn thể cứu quốc trong Mặt trận Việt Minh nhằm chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền.

bao-cuu-quoc-so-dac-biet-ve-chien-thang-dien-bien-phu-1655453094.jpg
Tờ báo cứu quốc

Suốt hơn nửa thế kỷ gắn bó với báo chí, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại một sự nghiệp đồ sộ: Trên 2.000 bài viết với hàng trăm bút danh khác nhau đăng ở nhiều tờ báo trong và ngoài nước, bằng tiếng Việt, Pháp, Hán, Nga, Anh..., với chủ đề đa dạng, sinh động, văn phong vừa độc đáo vừa gần gũi, dễ hiểu, luôn chiếm được sự mến mộ của bạn đọc. Bác đã gắn liền với sự ra đời 9 tờ báo: “Người Cùng Khổ” (1922); “Quốc tế Nông dân” (1924); “Thanh Niên” (1925); “Công Nông” (1925); “Lính Kách Mệnh” (1927); “Việt Nam Tiền Phong” (1927); “Thân Ái” (1928); “Đỏ” (1929); “Việt Nam Độc Lập” (1941); “Cứu Quốc” (1942). 

Là người khai sinh, thực hiện, định hướng, bảo trợ, phát triển nền báo chí cách mạng Việt Nam, Bác cũng chính là người đưa ra các tư tưởng, phương pháp báo chí mới mẻ, tiến bộ mà phù hợp với phong trào báo chí cách mạng, báo chí hiện đại trên thế giới.

Từ khóa » Tờ Báo Lính Cách Mệnh