Những Tội Vi Phạm Nghiêm Trọng Về Chức Vụ Cần Lưu ý! - Pháp Trị
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ
- Kiến thức Hình sự
- Những tội vi phạm nghiêm trọng về chức vụ cần lưu ý!
Nội dung bài viết [Ẩn]
- Tội phạm về chức vụ là gì?
- Các loại tội phạm tham nhũng
- Tội tham ô tài sản
- Tội nhận hối lộ
- Lạm quyền trong khi thi hành công vụ
- Tội vi phạm về chức vụ khác
- Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng
- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:
Tội phạm về chức vụ là một trong những loại tội phạm mà Nhà nước ta luôn luôn đấu tranh để loại bỏ nhằm đảm bảo được an ninh trật tự xã hội. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những vấn đề pháp lý liên quan đến nhóm tội phạm về chức vụ đặc biệt kiến thức giúp bạn nhận hiểu được hành vi lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ công vụ vì vụ lợi.
Luật sư Nguyễn Thị Yến - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Tội phạm về chức vụ là gì?
Tội phạm về chức vụ được hiểu là loại tội phạm do người có chức vụ thực hiện trong khi thi hành công vụ đã xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức.
Thuật ngữ người có chức vụ được hiểu là người do bầu cử, do bổ nhiệm hoặc do một hình thức khác, không hưởng lương hoặc có hưởng lương, được giao thực hiện một nhiệm vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ, nhiệm vụ.
Các loại tội phạm tham nhũng
Tội tham ô tài sản
Tội phạm này được quy định tại Điều 353 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, tội tham ô là tội phạm về chức vụ theo đó chúng ta có thể hiểu tội tham ô tài sản có nghĩa là một cá nhân có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ đó để chiếm đoạt tài sản mà mình có nhiệm vụ quản lý có giá trị từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng. Giá trị tài sản dưới 2.000.000 đồng, cá nhân cũng bị truy cứu về tội này khi đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này hoặc đã bị kết án nhưng chưa được xóa án tích về một trong các tội được quy định từ Điều 353 đến Điều 359 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
Khung hình phạt cao nhất mà người lợi dụng chức vụ để tham ô tài sản phải chịu là tử hình.
Mời bạn xem thêm về: Hình phạt tử hình mới nhất
Tội nhận hối lộ
Vậy, hối lộ là gì? Về bản chất, hối lộ là một hành vi vi phạm pháp luật và đạo đức bởi nó là sự mua bán quyền lực. Người nhận hối lộ bắt buộc phải là người nắm giữ quyền lực và lợi dụng chức vụ của mình đã “bán" quyền lực đó cho một chủ thể trong xã hội có nhu cầu để thu lợi bất chính cho mình.
Nhận hối lộ là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận lợi ích vật chất (của hối lộ) do đã hoặc sẽ làm hay không làm một việc có lợi cho bên đưa hoặc theo yêu cầu của bên đưa hối lộ. Do đó nhận hối lộ thuộc nhóm tội phạm về chức vụ.
Lạm quyền trong khi thi hành công vụ
Lạm quyền trong khi thi hành công vụ là gì?
Lạm quyền trong khi thi hành công vụ là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn vì một động cơ cá nhân (ví dụ: vụ lợi) đã vượt quá quyền hạn của mình trong công việc theo quy định của pháp luật làm trái công vụ gây thiệt hại cho lợi ích của nhà nước, lợi ích hợp pháp của công dân, lợi ích của xã hội. Đây là tội phạm thuộc nhóm tội phạm về chức vụ
Ví dụ về hành vi phạm tội lạm quyền trong thi hành công vụ
Theo quy định của pháp luật về xử phạt hành chính, chủ tịch Ủy ban nhân dân xã có thẩm quyền phạt tối đa hai trăm nghìn đồng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện có thẩm quyền phạt tối đa 10 triệu đồng. Nhưng một vị Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã đã tự mình ra quyết định xử phạt hành chính của một công dân với mức phạt 9 triệu đồng. Đây có thể là hành vi lạm quyền trong khi thi hành công vụ vì vụ lợi.
Quy định pháp luật về tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ
Khách thể
Hành vi lạm quyền trong khi thi hành công vụ thuộc nhóm tội phạm về chức vụ đã xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan nhà nước, tổ chức; lợi ích của Nhà nước; quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Mặt khách quan
Người phạm tội này phải có các dấu hiệu sau:
(i) Người phạm tội đã có hành vi làm những việc vượt quá quyền hạn của mình trong khi thi hành công vụ. Nghĩa là người có chức vụ, quyền hạn đã tự ý làm công việc mà việc đó lại thuộc thẩm quyền của cấp cao hơn.
Hành vi nêu trên phải là làm trái công vụ. Nghĩa là việc thực hiện công việc không thuộc thẩm quyền của mình mà thuộc thẩm quyền của cấp cao hơn và cá nhân đó cũng không được giao nhiệm vụ, công vụ đó.
(ii) Hậu quả ở đây là dấu hiệu bắt buộc: hành vi làm trái công vụ được nêu trên phải gây ra một trong những hậu quả: làm thiệt hại cho lợi ích của nhà nước hoặc quyền lợi hợp pháp của tổ chức hoặc cá nhân.
Mặt chủ quan
Lỗi của người phạm tội bắt buộc là lỗi cố ý.
Chủ thể
Là một tội thuộc nhóm tội phạm về chức vụ nên đây là tội phạm có dấu hiệu chủ thể đặc biệt khi phải là người có chức vụ, quyền hạn.
Bạn có thể tìm đọc về tội chống người thi hành công vụ.
Tội vi phạm về chức vụ khác
Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng
Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao gây hậu quả nghiêm trọng.
Bạn có thể tìm đọc các bài viết pháp luật về lĩnh vực hình sự khác.
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:
- Bài viết trong được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
- Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
- Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.
Thu hồi đất sạt lở tại Quảng Ninh: 'dân' kiện 'quan', vì sao?
Bài viết tiếpThiếu trách nhiệm mà gây hậu quả nghiêm trọng có bị xử lý hình sự không?
Luật sư Nguyễn Thị Yến
https://everest.org.vn/luat-su-nguyen-thi-yen/ Luật sư Nguyễn Thị Yến - Phó giám đốc Công ty Luật TNHH Everest. Luật sư Yến có hơn 5 năm trong lĩnh vực hôn nhân gia đình, đất đai, hình sự facebook [#176] Created with Sketch. youtube [#168] Created with Sketch. twitter [#154] Created with Sketch.Bài viết liên quan
THÊM TỪ TÁC GIẢ
Kiến thức Hình sựTội vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công...
Kiến thức Hình sựĐồng phạm giết người sẽ bị xử lý như thế nào?...
Kiến thức Hình sựKhái niệm về phạm tội nhiều lần? Những đặc điểm của...
Kiến thức Hình sựChợ Kim (Đông Anh, Hà Nội): thấy hành vi "gây rối...
Kiến thức Hình sựQuy định về Tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự
Bài viết nổi bật‘Cho thuê sim’, tại sao lại trở thành tội phạm?
Dân sựHợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất Những lưu...
Kiến thức Dân sựĐiều kiện và thủ tục nhận con nuôi đi mỹ
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm
Trả lời.3 năm trước Thông tin người gửi Bình luậnNHIỀU NGƯỜI QUAN TÂM
Quản lý đất đai của Ủy ban nhân dân cấp...
21/06/2020Bản chất, đặc trưng, vai trò của nhà nước
02/12/2019Phân biệt pháp luật với các quy tắc xử sự...
01/01/2020Thủ tục xác nhận hai Chứng minh nhân dân cùng...
14/04/2020TIN TỨC NÓNG
Hiến phápPháp luật chủ nô
Kiến thức Doanh nghiệpCác giải pháp quản trị bất trắc của yếu tố...
Sở hữu trí tuệDịch vụ đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu độc quyền...
Kiến thức Dân sựCó nên thuê mua nhà ở xã hội hay không?...
Bài viết mới
Pháp luật chủ nô
Các giải pháp quản trị bất trắc của yếu tố môi trường
Sự cần thiết của quản trị
Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu độc quyền uy tín tại Hà Nội
Chat Zalo Chat Facebook Tư vấn qua Mail Chỉ đường Liên hệ 024 66 527 527 0.34033 sec| 1044.109 kbTừ khóa » đặc điểm Của Tội Phạm Về Chức Vụ
-
Tội Phạm Về Chức Vụ Là Gì ? Quy định Về Tội Phạm Chức Vụ
-
Đặc điểm Chung Của Các Tội Phạm Về Chức Vụ - LUẬT SƯ GIỎI
-
Khái Niệm Tội Phạm Về Chức Vụ Là Gì? - Luật Hoàng Anh
-
Điểm Mới Về Các Tội Phạm Chức Vụ Trong BLHS 2015 - Tạp Chí Tòa án
-
Bàn Về Khái Niệm Tội Phạm Về Chức Vụ Trong Bộ Luật Hình Sự 2015
-
Khái Niệm Tội Phạm Về Chức Vụ - Ngân Hàng Pháp Luật
-
Khái Niệm Tội Phạm Về Chức Vụ (điều 352) - Luật Hoàng Sa
-
Phân Biệt Tội Lợi Dụng Chức Vụ, Quyền Hạn Trong Khi Thi Hành Công Vụ ...
-
Khái Niệm Tội Phạm Về Chức Vụ Là Gì? - Luật Trần Và Liên Danh
-
Phân Biệt Tội Tham ô Tài Sản Với Tội Lợi Dụng Chức Vụ, Quyền Hạn ...
-
Yếu Tố Cấu Thành Tội Lạm Dụng Chức Vụ, Quyền Hạn Chiếm đoạt Tài Sản?
-
Tội Phạm Về Chức Vụ Là Gì? Các Tội Phạm Về Chức Vụ Theo Bộ Luật ...
-
[PDF] Vấn đề 1: TỘI PHẠM - Amilawfirm