Tội Phạm Về Chức Vụ Là Gì? Các Tội Phạm Về Chức Vụ Theo Bộ Luật ...
Có thể bạn quan tâm
Mục lục bài viết
- 1 1. Tội phạm về chức vụ là gì?
- 2 2. Các tội phạm về chức vụ theo Bộ luật Hình sự:
- 3 3. Các tội phạm khác về chức vụ:
1. Tội phạm về chức vụ là gì?
Theo Khoản 1 Điều 352 BLHS 2015 quy định về khái niệm các tội phạm về chức vụ, theo đó:
Các tội phạm về chức vụ là những hành vi xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức do người có chức vụ thực hiện trong khi thực hiện công vụ, nhiệm vụ.
Tội phạm về chức vụ tên tiếng Anh là: “Crime on position”.
2. Các tội phạm về chức vụ theo Bộ luật Hình sự:
Các tội phạm về chức vụ theo Bộ luật Hình sự được ghi nhận tại Chương XXIII, theo đó gồm 2 nhóm tội phạm, đó là:
– Mục 1: Các tội phạm tham nhũng ( từ Điều 353 đến Điều 359)
– Mục 2: Các tội phạm khác về chức vụ ( từ Điều 360 đến Điều 366)
Đây là một nhóm tội phạm có cùng tính chất xâm phạm đến khách thể loại là hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức. Các tội ở chương XXIII xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan tổ chức bao gồm cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, chính trị xã hội, tổ chức xã hộ và các tổ chức kinh tế.Các tội phạm về tham nhũng các tội như sau:
– Tội tham ô tài sản( Điều 353)
– Tội nhận hối lộ ( Điều 354)
– Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản( Điều 355)
– Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ ( Điều 356)
– Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ ( Điều 357)
– Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi ( Điều 358)
– Tội giả mạo trong công tác ( Điều 359)
Tội tham ô tài sản ( Điều 353 BLHS)
Tội tham ô tài sản là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý .
Dấu hiệu pháp lý
– Khách thể: là những quan hệ xã hội liên quan đến hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức trong nhà nước và của cả các doanh nghiệp, tổ chức ngoài nhà nước; làm cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp này bị suy yếu, mất uy tín; làm cho nhân dân mất niềm tin vào Đảng và Nhà nước.
Hành vi tham ô tài sản đã tác động đến tài sản mà người phạm tội có trách nhiệm quản lý. Tài sản này bao gồm tài sản của nhà nước giao cho các cơ quan, tổ chức trong nhà nước hoặc là tài sản của các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước.
– Mặt khách quan: Hành vi khách quan của Tội tham ô tài sản là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà người phạm tội quản lý. Hành vi chiếm đoạt tài sản đó có liên quan trực tiếp đến chức vụ, quyền hạn của người phạm tội, nếu người phạm tội không có chức vụ, quyền hạn đó thì họ khó hoặc không thể thực hiện được hành vi chiếm đoạt tài sản. Chức vụ, quyền hạn là điều kiện thuận lợi để người phạm tội thực hiện việc chiếm đoạt tài sản một cách dễ dàng.
– Chủ thể: Chủ thể của Tội tham ô tài sản là người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức nhà nước và doanh nghiệp, tổ chức ngoài nhà nước, từ đủ 16 tuổi trở lên và không trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự (Điều 12, Điều 21 BLHS năm 2015). Đối với Tội tham ô tài sản các dấu hiệu thuộc về chủ thể của tội phạm là các dấu hiệu quan trọng nhất để xác định hành vi phạm tội. Sự khác nhau giữa Tội tham ô tài sản với các tội phạm khác có tính chất chiếm đoạt cũng chính là sự khác nhau về các dấu hiệu chủ thể của tội phạm.
Chủ thể của Tội tham ô tài sản phải đảm bảo các yếu tố (điều kiện) cần và đủ như: Độ tuổi và năng lực trách nhiệm hình sự quy định tại các điều 12, 21 BLHS năm 2015. Tuy nhiên, đối với Tội tham ô tài sản, chỉ những người sau đây mới có thể là chủ thể của tội phạm này:
Người tham ô tài sản thuộc 01 trong 03 trường hợp sau đây mới phạm tội tham ô tài sản:
– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý trị giá từ 2.000.000 đồng trở lên; lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý trị giá dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi tham ô tài sản mà còn vi phạm.
– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý trị giá dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị kết án về một trong các tội: Tham ô tài sản; nhận hối lộ; lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; lạm quyền trong khi thi hành công vụ.
– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi; giả mạo trong công tác, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Người nào tuy tham ô tài sản nhưng trị giá dưới 2.000.000 đồng và chưa bị xử lý kỷ luật về hành vi tham ô tài sản, cũng chưa bị kết án về một trong các tội: Tham ô tài sản; nhận hối lộ; lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; lạm quyền trong khi thi hành công vụ; lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi; giả mạo trong công tác hoặc tuy đã bị kết án về một trong các tội: Tham ô tài sản; nhận hối lộ; lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; lạm quyền trong khi thi hành công vụ; lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi; giả mạo trong công tác nhưng đã được xóa án tích thì không phạm tội tham ô tài sản.
Nếu người lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý trị giá dưới 2.000.000 đồng, tuy trước đó họ đã bị xử lý kỷ luật về hành vi tham ô tài sản bằng một trong những hình thức kỷ luật theo quy định của Nhà nước hoặc theo quy định trong Điều lệ của cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức nhưng đã hết thời hạn được xoá kỷ luật thì cũng không phạm tội tham ô tài sản.
Nếu người phạm tội tuy có ý định chiếm đoạt 2.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng chưa chiếm đoạt được thì hầu như họ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu hành vi chiếm đoạt tài sản do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện không liên quan gì đến chức vụ, quyền hạn của họ thì dù họ có chức vụ, quyền hạn thì cũng không bị coi là tham ô tài sản.
– Mặt chủ quan: Tội tham ô tài sản cũng là tội phạm có tính chất chiếm đoạt nên cũng như đối với tội có tính chất chiếm đoạt khác, người phạm tội thực hiện hành vi của mình với lỗi cố ý trực tiếp, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.
Hình phạt
Bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm với các trường hợp:
– Có tổ chức;
– Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
– Phạm tội 02 lần trở lên;
– Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
– Chiếm đoạt tiền, tài sản dùng vào mục đích xóa đói, giảm nghèo; tiền, phụ cấp, trợ cấp, ưu đãi đối với người có công với cách mạng; các loại quỹ dự phòng hoặc các loại tiền, tài sản trợ cấp, quyên góp cho những vùng bị thiên tai, dịch bệnh hoặc các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn;
– Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đến dưới 3.000.000.000 đồng;
– Ảnh hưởng xấu đến đời sống của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan, tổ chức.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:
– Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
– Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng;
– Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
– Dẫn đến doanh nghiệp hoặc tổ chức khác bị phá sản hoặc ngừng hoạt động.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
– Chiếm đoạt tài sản trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
– Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.
Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản
3. Các tội phạm khác về chức vụ:
Các tội phạm khác về chức vụ bao gồm các tội sau:
– Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng( Điều 360)
– Tội cố ý làm lộ bí mật công tác; tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy tài liệu bí mật công tác ( Điều 361)
– Tội vô ý làm lộ bí mật công tác; tội làm mất tài liệu bí mật công tác ( Điều 362)
– Tội đào nhiệm ( Điều 363)
– Tội đưa hối lộ ( Điều 364)
-Tội môi giới hối lộ( Điều 365)
– Tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi ( Điều 366)
Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng ( Điều 360 BLHS)
Dấu hiệu pháp lý:
Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng là tội có cấu thành tội phạm vật chất
– Hành vi khách quan là hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao.
Không thực hiện nhiệm vụ được giao là trường hợp người có chức vụ, quyền hạn không làm những việc được xác định là nhiệm vụ thuộc phạm vi chức trách của mình theo quy định của pháp luật hoặc theo điều lệ công tác. Thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao là trường hợp người có chức vụ, quyền hạn thực hiện sai hoặc không đầy đủ hoặc không kịp thời trách nhiệm, quyền hạn của mình.
– Hậu quả của tội phạm là hậu quả nghiêm trọng. BLHS năm 2015 đã cụ thể hóa bằng việc quy định các mức độ thiệt hại như sau:
+ Làm chết người
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên;
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
+ Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng
Hành vi cấu thành tội phạm này khi gây ra một trong các hậu quả nêu trên.
– Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi thiếu trách nhiệm và hậu quả nghiêm trọng nêu trên là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm này.
Người có chức vụ, quyền hạn chỉ được coi là phạm tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng khi họ có khả năng thực tế hoàn thành nhiệm vụ được giao, bao gồm cả năng lực công tác của bản thân và các điều kiện khách quan khác.
– Chủ thể của tội phạm này là chủ thể đặc biệt, đó phải là người có chức vụ, quyền hạn.
– Lỗi của người phạm tội là lỗi vô ý, có thể là lỗi vô ý do cẩu thả hoặc lỗi vô ý vì quá tự tin.
Hình phạt
Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng được quy định 4 khung hình phạt
– Khung cơ bản có mức phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm.
– Khung tăng nặng có mức hình phạt tù từ 03 năm đến 07 năm được áp dụng cho trường hợp phạm tội có một tong các tình tiết tăng nặng như sau: Làm chết 02 người; Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%; Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
– Khung tăng nặng có mức phạt tù từ 07 năm đến 12 năm được áp dụng cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết tăng nặng sau: Làm chết 03 người trở lên; Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 201% trở lên; Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Căn cứ pháp lý sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Hình sự 2015.
Từ khóa » đặc điểm Của Tội Phạm Về Chức Vụ
-
Tội Phạm Về Chức Vụ Là Gì ? Quy định Về Tội Phạm Chức Vụ
-
Đặc điểm Chung Của Các Tội Phạm Về Chức Vụ - LUẬT SƯ GIỎI
-
Khái Niệm Tội Phạm Về Chức Vụ Là Gì? - Luật Hoàng Anh
-
Điểm Mới Về Các Tội Phạm Chức Vụ Trong BLHS 2015 - Tạp Chí Tòa án
-
Bàn Về Khái Niệm Tội Phạm Về Chức Vụ Trong Bộ Luật Hình Sự 2015
-
Khái Niệm Tội Phạm Về Chức Vụ - Ngân Hàng Pháp Luật
-
Khái Niệm Tội Phạm Về Chức Vụ (điều 352) - Luật Hoàng Sa
-
Những Tội Vi Phạm Nghiêm Trọng Về Chức Vụ Cần Lưu ý! - Pháp Trị
-
Phân Biệt Tội Lợi Dụng Chức Vụ, Quyền Hạn Trong Khi Thi Hành Công Vụ ...
-
Khái Niệm Tội Phạm Về Chức Vụ Là Gì? - Luật Trần Và Liên Danh
-
Phân Biệt Tội Tham ô Tài Sản Với Tội Lợi Dụng Chức Vụ, Quyền Hạn ...
-
Yếu Tố Cấu Thành Tội Lạm Dụng Chức Vụ, Quyền Hạn Chiếm đoạt Tài Sản?
-
[PDF] Vấn đề 1: TỘI PHẠM - Amilawfirm