Những ưu điểm Và Hạn Chế Cơ Bản Của Chữ Quốc Ngữ
Có thể bạn quan tâm
- Trong tiếng Việt hiện đại có 432 từ đơn tiết tham gia đối lập đều khắp ở tất cả các thanh điệu được liệt kê ở danh sách dưới đây Trong đó, những từ in nghiêng là từ địa
CHÍNH ÂM, CHỮ VIẾT VÀ CHÍNH TẢ
6.2.4. Những ưu điểm và hạn chế cơ bản của chữ Quốc ngữ
6.2.4.1. Ưu điểm của chữ Quốc ngữ
Như đã trình bày, chữ Quốc ngữ là chữ viết ghi âm vị - đó là loại hình chữ viết tiến bộ nhất trong quá trình sáng tạo chữ viết của nhân loại. Chữ Quốc ngữ được xây dựng trên cơ
sở bảng chữ cái La tinh được phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới. Hình thành từ thế kỷ 17 và hoàn thiện vào thế kỷ 19, cách chúng ta đã nhiều thế kỷ. Trong khoảng thời gian lịch sử ấy, tiếng Việt cũng đã trải qua nhiều sự biến đổi nhưng về cơ bản chữ Quốc ngữ vẫn theo sát trạng thái ngữ âm tiếng Việt.
Tính ưu việt của chữ Quốc ngữ còn thể hiện ở chỗ chữ Quốc ngữ sử dụng rất ít ký hiệu (trên cơ sở 24 con chữ của bảng chữ cái La tinh, bảng chữ cái tiếng Việt hiện có 33 con chữ) nhưng có thể ghi được tất cả mọi điều chúng ta cần biểu đạt, từ những sự rung động tế nhị nhất trong cảm xúc của thế giới nội tâm con người đến những khái niệm trừu tượng mà chữ tượng hình và chữ ghi ý khó có thể lột tả một cách thành công.
So với các loại hình chữ viết khác, chữ Quốc ngữ dễ học, dễ viết và vì theo mẫu tự La tinh nên chữ Quốc ngữ tạo điều kiện cho người Việt dễ dàng học những ngoại ngữ quan trọng trên thế giới có cùng một mẫu tự La tinh như tiếng Anh, tiếng Pháp,…
6.2.4.1. Hạn chế của chữ Quốc ngữ
Chữ Quốc ngữ không phải do người Việt làm ra mà do tập thể các nhà truyền giáo người châu Âu sáng tạo ra cho nên nó mang theo những hạn chế của chữ viết trong các ngôn ngữ làm tiền đề cho nó. Chính hạn chế này đã làm cho hệ thống chữ viết của chúng ta mặc dù được xây dựng trên nguyên tắc ngữ âm học nhưng nhiều chỗ lại vi phạm nguyên tắc 1-1 của chữ viết ghi âm. Chẳng hạn, trong chữ viết của chúng ta hiện nay có tình trạng một âm vị được ghi bằng nhiều con chữ khác nhau. Ví dụ:
- Âm vị /k-/ ở vị trí âm đầu được ghi bằng 3 con chữ: “k” khi đứng trước các nguyên âm dòng trước không tròn môi /i, e, ie, ε /, “q” khi đứng trước âm đệm, còn lại thì viết “c”.
- /ŋ -/ được ghi bằng 2 tổ hợp con chữ: “ngh” khi đứng trước các nguyên âm dòng trước không tròn môi /i, e, ie, ε/ còn lại viết “ng”.
- /γ-/ cũng tương tự như /ŋ- / ta có gh và g.
Có lẽ vì sự hình thành chữ Quốc ngữ lúc đầu vẫn còn tản mạn và mang tính tự phát cho nên cách giải quyết ở một số trường hợp thiếu nhất quán và có phần tuỳ tiện. Chẳng hạn:
- Âm vị nguyên âm /a/ dài được ghi bằng con chữ “a” như trong ca, cá, cà,… và /ă/ ngắn được ghi là “ă” như tăm, tằm, tắm,… Nhưng với trường hợp như “tay, hay, cay,...” họ lại không giữ được sự nhất quán ấy. Với những trường hợp này họ lại mượn âm cuối để chú thích về âm chính. Nghĩa là, bán nguyên âm /i/ ở vị trí âm cuối được viết thành con chữ “i” khi nguyên âm đứng trước nó là nguyên âm dài và viết thành con chữ “y” khi nguyên âm trước nó là nguyên âm ngắn. Vì sự không nhất quán ấy nên cho nên ta bắt gặp trong tiếng Việt một số trường hợp mượn âm cuối để chú thích về âm chính.
- Sự tuỳ tiện trong cách xử lí đã xảy ra khi khi giải quyết trường hợp âm vị âm đầu /z/. Âm vị này trong chữ Quốc ngữ ở vị trí âm đầu được viết thành 3 con chữ trong đó có tổ hợp con chữ “gi” như trong các từ gia đình, gian nan, giàu có,… Nhưng nếu nguyên âm đi sau nó là /i/ thì người ta lại tự động bỏ bớt đi một con chữ “i” nhưng vẫn đọc là “gi”. Việc làm này làm cho người Việt ngày nay nếu nhìn trên chữ viết chúng ta phải đánh vần là “gờ i ghi huyền gì ” là vậy, hay “iêng ngờ iêng gờ iêng giêng sắc giếng” trong từ “giếng ”,…
Những hạn chế nêu trên là khó tránh khỏi khi chữ Quốc ngữ ra đời vào thời kỳ mà ngành ngôn ngữ học, đặc biệt là ngành âm vị học chưa phát triển. Cũng vì hạn chế có tính lịch sử này mà những người sáng tạo ra chữ Quốc ngữ cố gắng ghi âm càng trung thực bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Kết quả là họ dùng một số con chữ để ghi cả những biến thể của âm vị. Chẳng hạn:
- Âm đệm /-u-/ được viết là “o” khi đứng trước các nguyên âm rộng và hơi rộng /a, ă, ε/, còn lại là viết “u”. Trừ một ngoại lệ đó là âm đầu là con chữ “q” thì tất cả đều viết “u”.
- Với âm chính như trường hợp nguyên âm đôi /ie/ được ghi bằng 4 con chữ: “iê” (khi âm tiết có âm cuối và không có âm đệm), “yê” (khi âm tiết có âm cuối và có âm đệm); “ia” (khi âm tiết không có âm cuối và không có âm đệm), “ya” (khi âm tiết không có âm cuối và có âm đệm),…
- Hoặc âm cuối: Âm vị /- ŋ/ được ghi bằng hai chữ “ng” và “nh”, âm vị /- k/ được ghi bằng hai con chữ “c” và chữ “ch”. Trong đó, hai chữ “nh, ch” được dùng để ghi biến thể của âm vị.
Chữ Quốc ngữ còn có chỗ chưa tốt là theo chính tả tiếng Việt hiện nay, chúng ta vẫn còn viết rời theo từng âm tiết. Trên phương diện chữ viết, nhìn trên trang giấy giữa các âm tiết bao giờ cũng có một khoảng cách đủ để phân biệt âm tiết này với âm tiết khác. Trong ngôn ngữ, hình vị (đơn vị tương đương với âm tiết trong tiếng Việt) không phải là đơn vị dùng để tạo câu. Từ mới là đơn vị trực tiếp được dùng độc lập để tạo câu, đáng lẽ ra tính độc lập của từ phải được bảo đảm cả trên phương diện chữ viết như trong một số ngôn ngữ Ấn - Âu. Vì viết rời theo từng âm tiết cho nên trên phương diện chữ viết (cũng như về mặt phát âm) chúng ta rất khó phân biệt đâu là từ ghép và đâu là cụm từ tự do. Chẳng hạn tổ hợp “hoa hồng” có thể là từ ghép mà cũng có thể là một cụm từ tự do vì người Việt vẫn có thể nói “hoa hồng nhưng không phải hoa hồng mà là hoa hồng”! Đây không phải là truờng hợp ngoại lệ mà là trường hợp phổ biến. Do đó việc lĩnh hội ý nghĩa lời nói của người Việt gặp nhiều khó khăn cũng như việc phân tích cú pháp trong tiếng Việt có thể diễn ra theo nhiều cách.
Ví dụ cho phát ngôn: “ Chiếc xe đạp nhẹ lắm”!
Phát ngôn này có thể được hiểu là nói về trọng lượng của chiếc xe nếu coi “xe đạp” là một từ. Phát ngôn này cũng có thể được hiểu là nói về cách vận hành của chiếc xe nếu coi “xe đạp” là một cụm từ. Hai cách hiểu khác nhau sẽ dẫn đến hai cách phân tích cú pháp khác nhau. Với cách hiểu thứ nhất, chủ ngữ là “chiếc xe đạp”, với cách hiểu thứ hai “chiếc xe” là chủ ngữ.
Tương tự như vậy, phát ngôn sau có thể bị “xuyên tạc” tuỳ thuộc vào việc người tiếp ngôn coi tổ hợp “con vợ ” là một từ hay một cụm từ tự do:
“Mỗi gia đình có hai con vợ chồng hạnh phúc!”.
Phát ngôn này có thể ngắt: “ Mỗi gia đình có hai con / vợ chồng hạnh phúc!”. Phát ngôn này cũng có thể ngắt: “Mỗi gia đình có hai con vợ / chồng hạnh phúc”! Những ưu điểm và hạn chế của hệ thống chữ viết của chúng ta nói trên không phải ngày nay chúng ta mới biết. Ngay những ngày đầu của nhà nước cách mạng, Đảng Cộng sản
Việt Nam đã rất quan tâm đến chính sách ngôn ngữ và chữ viết của dân tộc. Đặc biệt là vấn đề cải tiến chữ Quốc ngữ. Tư tưởng này đã được trình bày trong “Đề cương văn hoá” của Đảng do Trường Chinh soạn thảo (1943) và được cụ thể hoá trong các Hội nghị văn hoá toàn quốc lần thứ nhất (1946) và lần thứ hai (1948) cũng như trong các Hội thảo bàn về vấn đề cải tiến chữ Quốc ngữ diễn ra vào những năm 60 của thế kỷ XX. Nhu cầu cải tiến chữ Quốc ngữ là một nhu cầu hết sức chính đáng. Chữ viết khi đã được xây dựng và đã được cộng đồng, xã hội chấp nhận sử dụng thì nó cũng mang bản chất xã hội sâu sắc bởi nó là tài sản của toàn xã hội. Do đó vấn đề cải tiến chữ viết đòi hỏi cần phải có thời gian và cũng tuân thủ quy luật kế thừa như chính bản thân sự thay đổi và phát triển của ngôn ngữ.
Từ khóa » Trình Bày ưu điểm Và Nhược điểm Của Chữ Quốc Ngữ
-
Những ưu điểm Và Hạn Chế Của Chữ Quốc Ngữ Ra Sao - Hương Tràm
-
Cho Biết ưu điểm Của Chữ Quốc Ngữ? (Khái Quát Lịch Sử Tiếng Việt)
-
Ưu Nhược điểm Của Chữ Quốc Ngữ | Thảo Luận 247
-
Anh (chị) Hãy Cho Biết Cảm Nhận Của Mình Về Những ưu điểm Của ...
-
Văn 10 - Ưu Và Nhược điểm Tiếng Việt Từng Thời Kì - HOCMAI Forum
-
Chữ Quốc Ngữ- Khái Niệm - ưa điểm / Nhược điểm
-
Ưu Và Nhược điểm Chữ Nôm - Tieng Wiki
-
Chữ Quốc Ngữ Qua Những Biển Dâu
-
Soạn Bài Khái Quát Lịch Sử Tiếng Việt Văn 10: Những ưu điểm Của ...
-
Mấy Nhận Xét Về Chữ Quốc Ngữ - Free
-
Vấn đề Chữ Quốc Ngữ - Vietlex :: Ngon Ngu Hoc
-
Thăng Trầm Cải Tiến Chữ Quốc Ngữ: Tìm Lối Viết 'đáp ứng Mọi Yêu Cầu'
-
Tuần 21. Khái Quát Lịch Sử Tiếng Việt - Ngữ Văn 10
-
Bất Hợp Lý Của Chữ Quốc Ngữ | .vn