Ưu Nhược điểm Của Chữ Quốc Ngữ | Thảo Luận 247
Có thể bạn quan tâm
08/09/2018 bởi Thành Bình luận về bài viết này
Chữ Quốc Ngữ là một trong những công trình ấn tượng giúp Việt Nam “thoát Trung” và khác biệt so với phần còn lại của các nước Đông Á hiện nay như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan… Alexandre de Rhodes không phải là người có công đầu, nhưng ông là người có công lớn trong việc phát triển loại chữ này. Chữ Quốc Ngữ ghi lại âm Việt khá tốt, với những từ ngữ – kể cả là từ ngữ chuyên ngành – rất phong phú.
Tổng số chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt – cả nguyên âm và phụ âm (trong đó có cả phụ âm ghép) – là 40 chữ cái, cùng với năm dấu câu, đã ghi (mã hóa) được toàn bộ tiếng (âm) Việt thành các từ trên giấy, đây là một thành công rất ấn tượng. Người Việt Nam nhờ có chữ Quốc Ngữ mà biết chữ nhiều hơn, việc học tập cũng trở nên dễ dàng hơn, văn bản cũng gần gũi với những nước sử dụng hệ chữ Latin hơn – đa số là các nước phát triển trên thế giới.
1. Phân biệt tiếng nói và chữ viết Trước tiên, người viết cần làm rõ một số vấn đề, để đảm bảo hiểu một cách thống nhất với người đọc. Thứ nhất, một ngôn ngữ bao giờ cũng gồm hai thành phần là tiếng nói (âm) và chữ viết (ký tự). Tiếng Việt là hệ thống âm do người Việt cổ sáng tạo ra trong quá trình sống và lao động sản xuất. Hệ thống âm này về cơ bản không thay đổi theo thời gian, mà chỉ có bổ sung thêm các âm mới. Ngay bây giờ có rất nhiều ngôn ngữ trên thế giới chỉ có tiếng nói chứ không có chữ viết.
Vậy nên, bất kỳ một đề xuất mới nào về ngôn ngữ nói chung là thay đổi chữ viết chứ không thay đổi âm. Để điều này dễ hiểu hơn, tôi xin lấy một ví dụ trực quan: âm “hoa” ta nói ra miệng và từ “hoa” ta viết trên giấy là hai thực thể khác nhau, một đằng là âm thanh (tiếng), một đằng là chữ viết. Tiếp đến, dù là âm “hoa” nói ra miệng hay từ “hoa” viết trên giấy, thì đều chỉ “bông hoa” ngoài đời thật (cây nở ra hoa). Việc chỉ này ta gọi là nghĩa của từ (và âm). Khi ta nhìn thấy bông hoa ngoài đời thật, ta sẽ nói (phát) ra âm “hoa”, hoặc viết ra từ “hoa” trên giấy.
Thứ hai, viết bản chất là việc mã hoá âm thanh lên giấy hay các thiết bị lưu trữ. Chữ Quốc Ngữ là loại chữ được sáng tạo ra dựa trên việc, phân tích các âm (tiếng) của người Việt ra thành các âm vị (đơn vị âm thanh) cơ bản, rồi dùng các chữ cái Latin mã hóa cho các âm vị đó, cuối cùng là ghép chúng với nhau và đọc liền thành một âm (từ). Ví dụ: âm “hoa” nói ra miệng được phân tích thành “hờ oa -> hoa”, âm hoa có hai âm vị là “hờ” và “oa”, cuối cùng được từ “hoa” trên giấy – để mã hóa âm “hoa” – ta nói ra miệng. Vậy, tiếng Việt (về mặt âm) là duy nhất trên thế giới.
2. Phân biệt chữ (tự) và từ (word) Ta cần phân biệt âm “hoa” tiếng Hán với âm “hoa” tiếng Việt (mượn tiếng Hán), vì cũng phát âm là “hoa” nhưng người Trung Quốc có nhiều cách viết (chữ) khác nhau, tương ứng với các chữ đó dịch ra các nghĩa khác nhau. Còn tiếng Việt mỗi một âm chỉ có một cách viết (mã hóa) là một từ, nhưng từ đó có thể có nhiều nghĩa khác nhau. Trung Quốc viết chữ (字 – đọc là tự), Việt Nam viết từ (word). Theo cách viết tượng hình, thì chữ Trung Quốc không có ý niệm về từ.
Khi viết bằng chữ Quốc Ngữ, thì các “âm” gần giống nhau sẽ viết bằng các “từ” gần giống nhau. Ví dụ, khi viết âm “hoa” lên giấy là từ “hoa”, thêm dấu huyền thành từ “hòa”, thêm dấu sắc thành từ “hóa”, thêm dấu hỏi thành từ “hỏa”. Bốn âm này trong tiếng Hán (chữ tượng hình) viết rất khác nhau, nên số lượng chữ của họ rất nhiều – có đến hàng chục vạn chữ. Âm “hòa” tiếng Hán viết là 和 – (cùng, trộn) âm “hóa” viết là 化 – (biến hóa, biến đổi), âm “hỏa” viết là 火 – (lửa)…
Ba âm “hòa”, “hóa”, “hỏa” bên trên người Trung Quốc còn rất nhiều cách viết khác nữa, tương ứng với đó là các nghĩa khác nhau. Chính vì điều đó mà số lượng chữ của họ rất nhiều. Người dân không phải ai cũng có điều kiện để học và nhớ hết được số lượng chữ khổng lồ đó, cho nên có rất nhiều người Trung Quốc không nhớ (biết) hết các chữ của nước mình. Các chữ lại là tượng hình, một số chữ viết nhang nhác giống nhau, nên rất khó nhớ.
Ưu nhược điểm Trong khi đó, bảng chữ cái của tiếng Việt chỉ có tổng số 40 chữ cái (tính cả phụ âm ghép) – với các âm đã được quy ước cho chúng – nên khá dễ nhớ. Sự thay đổi này làm người Việt Nam nhìn từ nào là cũng phân tích ra và đọc được. Ví dụ họ nhìn thấy từ “hoa”, thì cứ theo âm đã được quy ước cho chữ cái – mà mình đã nhớ – mà đọc ra thôi. Họ sẽ đọc là “hờ oa -> hoa”, được âm “hoa” phát ra miệng. Sự dễ dàng này làm người Việt Nam biết chữ nhiều hơn.
Tuy vậy, hệ chữ cái Latin chỉ là những ký tự vô hồn, ghép chữ cái thành các từ cũng vậy – cũng chỉ là sự mã hóa các âm xoay quanh tổng số chữ cái (40) của người Việt. Còn mỗi một chữ tượng hình là sự biểu tượng mã hóa (hình tượng) của đối tượng chúng chỉ ngoài cuộc sống lên trên giấy. Ví dụ chữ “hỏa” của người Trung Quốc rất giống ngọn lửa (火). Mỗi một chữ của họ là một câu chuyện hình thành, cho nên hệ chữ viết của họ có cả một hệ thống lí luận bên dưới.
Chia sẻ:
- In
Có liên quan
Từ khóa » Trình Bày ưu điểm Và Nhược điểm Của Chữ Quốc Ngữ
-
Những ưu điểm Và Hạn Chế Của Chữ Quốc Ngữ Ra Sao - Hương Tràm
-
Những ưu điểm Và Hạn Chế Cơ Bản Của Chữ Quốc Ngữ
-
Cho Biết ưu điểm Của Chữ Quốc Ngữ? (Khái Quát Lịch Sử Tiếng Việt)
-
Anh (chị) Hãy Cho Biết Cảm Nhận Của Mình Về Những ưu điểm Của ...
-
Văn 10 - Ưu Và Nhược điểm Tiếng Việt Từng Thời Kì - HOCMAI Forum
-
Chữ Quốc Ngữ- Khái Niệm - ưa điểm / Nhược điểm
-
Ưu Và Nhược điểm Chữ Nôm - Tieng Wiki
-
Chữ Quốc Ngữ Qua Những Biển Dâu
-
Soạn Bài Khái Quát Lịch Sử Tiếng Việt Văn 10: Những ưu điểm Của ...
-
Mấy Nhận Xét Về Chữ Quốc Ngữ - Free
-
Vấn đề Chữ Quốc Ngữ - Vietlex :: Ngon Ngu Hoc
-
Thăng Trầm Cải Tiến Chữ Quốc Ngữ: Tìm Lối Viết 'đáp ứng Mọi Yêu Cầu'
-
Tuần 21. Khái Quát Lịch Sử Tiếng Việt - Ngữ Văn 10
-
Bất Hợp Lý Của Chữ Quốc Ngữ | .vn