Những "vệ út" Trong 60 Ngày đêm Quyết Tử Bảo Vệ Thủ đô
Có thể bạn quan tâm
Những "vệ út" trong 60 ngày đêm quyết tử bảo vệ Thủ đô
[Update at]: 25/12/2024 - 17:44:54 [Share]Chúng tôi may mắn được gặp ông Đặng Văn Tích, 84 tuổi, làng Lai Xá, xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, Hà Nội, nguyên là chiến sỹ “Vệ út Thủ đô” và nghe ông kể về những cảm tử quân nhỏ tuổi ngày ấy, những ấn tượng sâu đậm về 60 ngày đêm “quyết tử để Tổ Quốc quyết sinh”.
Ông Đặng Văn Tích, nguyên là chiến sỹ “Vệ út Thủ đô”
“Hà Nội thời ấy gọi là quân đội thì chỉ có một đại đội vệ quốc đoàn. Ở các khu phố chỉ có dân quân.Và có một đội quân đặc biệt là những thiếu niên chúng tôi. Vì bé nhất nên mọi người đã gọi là vệ út - những đứa em út của các anh vệ quốc đoàn”, ông Tích giải thích. 175 Vệ út hầu hết đều xuất thân nghèo khó. Người là con công nhân, người mồ côi cả cha lẫn mẹ, người bán báo, bán bánh mì, đánh giày, thậm chí lang thang, không nhà cửa… Cũng có những người con nhà khá giả được bố mẹ đưa đi tản cư nhưng lại trốn về Hà Nội khẩn thiết xin các anh chị cho được cùng kháng chiến, được sống chết cùng thủ đô. Ngày toàn quốc kháng chiến bùng nổ, khi có lệnh tản cư, người Hà Nội lặng lẽ rời Thủ đô về các tỉnh vùng sau lưng địch như Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình... Những đứa trẻ ấy tìm mọi cách ở lại Hà Nội, tìm đến các chiến lũy để chiến đâú. Và 175 em nhỏ ở Hà Nội đã trở thành Vệ út.
Cán bộ Bảo tàng Hà Nội trò chuyện với ông Đặng Văn Tích
Những cậu bé liên lạc len lỏi khắp các trận địa, xuyên qua những bức tường đổ của những căn nhà để đi từ góc phố này tới góc phố khác, giữa những làn đạn của ta và địch để truyền tin, truyền lệnh từ trung đội, đại đội, trung đoàn, dẫn bộ đội đi tiếp viện cho các trận địa. Ông Đặng Văn Tích kể, trước ngày 19/12/1946 quân ta đã ngấm ngầm đục tường làm đường liên thông từ nhà này sang nhà khác và những vệ út là ngững người thuộc các lối đi lại này. Khi kháng chiến bắt đầu, đồ đạc, cây cối, cột điện, toa tàu được ném hết ra đường để chặn quân Pháp. Vệ quốc đoàn và dân quân tự vệ không thể tự do đi lại trên phố. Lúc ấy, các Vệ út là những liên lạc viên chạy như con thoi trước làn đạn của giặc để báo tin. Vệ út cũng là người truyền mệnh lệnh giữa chỉ huy đến các đơn vị chiến đấu và dẫn quân tiếp viện đến nếu cần. Nhiều Vệ út đã anh dũng hi sinh. Ông Tích khẳng định trong 60 ngày đêm quyết tử của 70 năm trước, vai trò của các vệ út rất quan trọng. Các vệ út khi đó là những chú bé liên lạc, là những tấm bia sống bất chấp hiểm nguy. Chính các vệ út đã nghĩ ra và dẫn đường đưa trên 1.200 quân rút khỏi Hà Nội an toàn .
Đầu tháng 2/1947, Bộ chỉ huy quyết định đưa Trung đoàn Thủ đô ra ngoại thành Hà Nội để bảo toàn lực lượng cho kháng chiến lâu dài. Ngày 17/2/1947, cùng với các chiến sĩ Vệ quốc quân, các vệ út của Trung đoàn Thủ đô lặng lẽ rút khỏi Hà Nội. Giữa gió rét, sương mù và mưa phùn, hàng ngàn người lặng lẽ nối nhau đi trong đêm, dưới gầm cầu Long Biên, dọc theo bờ sông Hồng ra đến Chèm, lên thuyền sang Vĩnh Phúc, rồi đi tiếp lên Việt Bắc.
Đầu năm 1948, Trung đoàn Thủ đô quyết định, những Vệ út trên 15 tuổi được biên chế vào những đơn vị chiến đấu, trở thành chiến sĩ, còn lại 30 Vệ út dưới 14 tuổi được giữ lại để thành lập đội tuyên truyền, sau là Đội tuyên văn của Trung đoàn Thủ đô, tiền thân của Đoàn văn công Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam. Những Vệ út sau đó đã tham gia nhiều chiến dịch như chiến dịch Điện Biên Phủ, chiến dịch mùa xuân năm 1975.
Hòa bình lập lại, những Vệ út năm xưa mỗi người mỗi ngả. Ông Tích không nguôi nhớ đồng đội và bắt đầu hành trình đi tìm đồng đội. Sau 10 năm ròng ngược xuôi từ Bắc vào Nam, từ năm 1996 -2006, ông Tích đã hoàn thành được cuốn tư liệu lịch sử “Vệ út thủ đô quyết tử”. Trong cuốn tư liệu, ông viết: “175 chiến sĩ quyết tử phần đông là những đứa trẻ mồ côi, con nhà nghèo, đứa trèo me trèo sấu, đứa làm thằng ở, con sen..., cũng có những đứa con nhà khá giả được bố mẹ đưa đi tản cư nhưng lại trốn về Hà Nội khẩn thiết xin các anh chị cho được cùng kháng chiến, được sống chết cùng thủ đô”.“Chúng tôi, những chú bé băng qua lửa đạn, đã đối mặt với địch từng ngày từng giờ, đã lăn lê bò toài để trinh sát địch, để truyền lệnh, cứu thương... Ơ hay, sao lúc ấy bọn mình lại không sợ chết nhỉ? Tuổi thơ của chúng tôi đã được vinh dự góp một phần “quyết tử” để cả nước “quyết sinh”.
Từ đó đến nay, ông đã trải qua nhiều vị trí công tác: từ làm liên lạc, văn công, thư ký chính trị, trợ lý cán bộ thuộc Trung đoàn Thủ đô. Từ tháng 6.1960, ông công tác tại Văn phòng Đảng ủy Ủy ban liên lạc Văn hóa Đối ngoại, tiền thân của Vụ Văn hóa Đối ngoại thuộc Bộ Văn hóa. Năm 1970, ông tiếp tục tham gia quân đội. Năm 1973, do điều kiện sức khỏe ông đã ra quân và trở về sinh sống tại quê hương.
Câu chuyện về Hà Nội 60 ngày đêm khói lửa, trong đó có câu chuyện về những Vệ út quyết tử sẽ được tái hiện lại trong không gian trưng bày của Bảo tàng Hà Nội nhằm giúp cho công chúng tham quan trong và ngoài nước hiểu rõ hơn về cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc ta, đồng thời hun đúc thêm tình yêu quê hương đất nước cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.
Phòng Trưng bày – Tuyên truyền
Từ khóa » đội Vệ út 1947
-
Những Vệ út Trên Chiến Hào Vệ Quốc - Tuổi Trẻ Online
-
Những Vệ út Cảm Tử Vì Hà Nội Hơn 70 Năm Trước - VnExpress
-
“Vệ út” Thủ đô Và Những Bức ảnh Xúc động - Báo Nhân Dân
-
Ký ức Vệ út - Sự Kiện Nhân Chứng
-
Vệ út Anh Hùng - Báo Người Lao động
-
Những Vệ út Tuổi Lên 10 Trong Ngày Toàn Quốc Kháng Chiến
-
Người Chép Sử Vệ út - Thành Đoàn TPHCM
-
Cuộc Rút Lui Huyền Thoại - Hànộimới
-
'Vệ Quốc Quân Nhí' Và Những Chiến Công Làm Nên Hà Nội Mùa đông ...
-
Vệ Út “con Thoi” Giữa Làn đạn Thực Dân Pháp Mùa Đông Năm 1946
-
Những Vệ út Cảm Tử Vì Hà Nội - Trải Nghiệm Sống
-
Trận Hà Nội 1946 – Wikipedia Tiếng Việt
-
Vang Vọng Lời Kêu Gọi Toàn Quốc Kháng Chiến | Phụ Nữ Thủ đô