Những Vị Thuốc Tên Ngưu - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
Có thể bạn quan tâm
Theo nghĩa chữ Hán, trâu tức ngưu. Vậy, các vị thuốc mang tên ngưu trị được những bệnh gì, và có liên quan đến các tạng phủ nào của con người?
Ngưu tất
Ngưu tất còn có tên hoài ngưu tất, hay xuyên ngưu tất. Cây có nguồn gốc từ Trung Quốc di thực vào nước ta, hiện được trồng nhiều ở các tỉnh miền Bắc. Sau khi thu hoạch, cắt lấy rễ, rửa sạch đất cát, phơi hay sấy khô; hoặc sau khi rũ sạch đất cát, ủ mềm rồi sấy lưu huỳnh lượng thích hợp. Trước khi dùng có thể sao với cám, thán sao, chích rượu hay chích muối ăn.
Về thành phần hóa học, rễ ngưu tất chứa saponin triterpenic toàn phần, polysaccharid, glucose, rhamnose, galactose và muối kali. Về tác dụng sinh học, ngưu tất có tác dụng co bóp trên tử cung của thỏ thực nghiệm kể cả thỏ đang có thai; tác dụng gây co cơ tử cung ở chuột lang, co bóp mạnh hơn đối với mèo có thai. Do đó không nên dùng cho phụ nữ có thai. Ngưu tất còn có tác dụng chống viêm cấp và mạn tính, hạ cholesterol ở thỏ, hạ huyết áp trên mèo.
Theo y học cổ truyền, ngưu tất có vị đắng, chua, tính bình, vào kinh can, thận. Công năng hoạt huyết, thông kinh, khứ ứ, chỉ thống, điều kinh, bổ can thận, mạnh gân cốt, lợi tiểu. Ngưu tất được dùng làm thuốc trị các chứng:
Chân tay co quắp, lưng gối và các khớp sưng đau, nhất là các khớp ngón tay, ngón chân: ngưu tất phối hợp tang ký sinh, độc hoạt, phòng phong, tục đoạn, đương quy, bạch thược...
Ngưu tất trị phong thấp, đau lưng....
Đau răng, sưng lợi, bệnh nha chu viêm; cholesterol máu tăng, tăng huyết áp: ngưu tất, phối hợp với thảo quyết minh, hòe hoa, cỏ ngọt.
Xơ vữa động mạch; chứng ngũ lâm tiểu ra váng mỡ, tiểu ra máu, tiểu ra sỏi, tiểu nóng buốt, rắt; phụ nữ bế kinh, đau bụng kinh: ngày dùng 9-12g ngưu tất, bằng cách sắc hoặc ngâm rượu.
Lưu ý: không dùng ngưu tất cho phụ nữ có thai hoặc băng huyết, đa kinh; những người bị xuất huyết hoặc có nguy cơ chảy máu.
Ngưu tất nam
Ngưu tất nam hay còn gọi là cỏ xước, là rễ phơi khô hay sấy khô của cây cỏ xước. Về thành phần hóa học, trong rễ chứa saponin, aglycol được nhận dạng là acid oleanolic, đường là glucose, galactose, và rhamnose. Về tác dụng sinh học, cỏ xước có tác dụng chống viêm và gây thu teo tuyến ức trên chuột cống trắng; kích thích co bóp tử cung và có tác dụng oestrogen yếu. Cao cồn ức chế tụ cầu vàng, liên cầu tan máu, trực khuẩn than, trực khuẩn đại tràng; tác dụng hạ đường huyết trên thỏ.
Theo y học cổ truyền, cỏ xước có vị đắng, chua, tính bình, vào kinh can, thận. Tác dụng hoạt huyết, khứ ứ, bổ can thận, mạnh gân, cốt. Ngày dùng 6-12g, bằng cách sắc. Cỏ xước dùng trị các chứng:
Phong thấp, đau lưng, gối, xương khớp, chân tay co quắp: cỏ xước phối hợp với hy thiêm, ngũ gia bì, tang ký sinh.
Phụ nữ kinh nguyệt không đều: cỏ xước phối hợp với ích mẫu, ngải diệp.
Bí tiểu tiện, tiểu buốt dắt: cỏ xước phối hợp với râu mèo, thông thảo, xa tiền.
Tăng huyết áp: cỏ xước phối hợp với hòe hoa...
Lưu ý: không dùng cho phụ nữ có thai, người đại tiện lỏng.
Ngưu bàng tử
Ngưu bàng tử là hạt của quả cây ngưu bàng (Artium lappaL.), họ Cúc (steraceae). Sau khi quả già, cắt phơi khô, thu lấy hạt. Về thành phần hóa học, trong hạt ngưu bàng có chứa chất béo chủ yếu là acid panmitic, stearic, oleic...; glucosid: actiin; alcaloid, tinh dầu, sterol; nhiều loại vitamin. Về tác dụng sinh học, ngưu bàng tử có tác dụng lợi niệu, hạ huyết áp.
Theo y học cổ truyền, ngưu bàng tử vị cay, đắng, tính hàn, vào kinh phế, vị. Tác dụng sơ tán phong nhiệt, tuyên phế, thấu chẩn, giải độc, lợi tiểu, lợi hầu họng. Ngày dùng 6-12g, bằng cách sắc. Ngưu bàng tử dùng trị các chứng:
Tiểu ngắn đỏ, buốt rắt: ngưu bàng tử phối hợp với xa tiền, kim tiền thảo, râu mèo.
Viêm họng sưng đau: ngưu bàng tử phối hợp với bản lam căn, cát cánh, bạc hà, cam thảo.
Ban chẩn, sởi đậu khó mọc: ngưu bàng tử phối hợp cát căn, thuyền thoái, bạc hà, kinh giới.
Mụn nhọt: ngưu bàng tử phối hợp kim ngân hoa, liên kiều, bạc hà hoặc lá ngưu bàng đắp chữa mụn nhọt.
Ngưu hoàng
Ngưu hoàng còn gọi sửu bảo, tây hoàng, đởm hoàng. Ngưu hoàng là sỏi mật hay sạn mật từ ống mật chủ hay túi mật của con trâu (Bubalus bubalis L.) hay con bò (Bos taurus var. domesticus Gmelin), họ trâu bò (Bovidae). Về thành phần hóa học, ngưu hoàng chứa acid cholic, cholesterol, ergosterol, acid béo, nhiều loại acid amin alanin; các chất khoáng Ca, Fe, Cu. Về tác dụng sinh học, ngưu hoàng ngăn trở sự hưng phấn của long não, caffein; trấn tĩnh ; tăng hồng cầu và huyết sắc tố.
Ngưu hoàng (sỏi mật của con trâu bò ốm, già) trị sốt cao, co giật, trúng phong, đột quỵ...
Theo y học cổ truyền, ngưu hoàng có vị đắng, tính bình, vào kinh tâm, can. Tác dụng thanh tâm, trừ phiền nhiệt, giải độc, thông khiếu, tiêu đờm, định kinh. Ngày dùng 0,3 - 0,6g, dạng thuốc bột. Ngưu hoàng được dùng trị các chứng:
Sốt cao, phát cuồng, co giật, mê sảng, trúng phong, đột quỵ.
Hầu họng sưng thũng, lợi sưng thũng, miệng lưỡi sinh mụn nhọt, mắt đỏ sưng thũng: ngưu hoàng phối hợp với hùng hoàng, cam thảo, thạch cao,...
Lưu ý: phụ nữ có thai không được dùng các chế phẩm có ngưu hoàng.
Thủy ngưu giác
Thủy ngưu giác là sừng của con trâu, thường lấy phần đặc của sừng trâu. Thủy ngưu giác chứa nhiều acid amin, muối khoáng. Trị thần chí hỗn loạn, lời nói không chuẩn, đờm dãi nhiều, choáng đầu, hoa mắt, điên giản, kinh phong, hôn mê: ngưu hoàng phối hợp với xạ hương, linh dương giác, chu sa, hoàng liên, hoàng cầm, chi tử, uất kim, băng phiến.
Tóm lại, các vị thuốc mang tên ngưu, chủ yếu quy vào kinh can, thận, bàng quang. Tác dụng bình can, hạ áp, an thần. Trị các chứng liên quan đến xương khớp, thần kinh và tiểu tiện...
Từ khóa » Cây Dạ Hương Ngưu
-
Dạ Hương Ngưu – Wikipedia Tiếng Việt
-
DẠ HƯƠNG NGƯU 夜 香 牛 - Ứng Dụng Y Học Cổ Truyền
-
Bạch đầu ông
-
Cây Dã Hương Có Tác Dụng Gì? Cách Dùng Và Lưu Ý
-
Bạch đầu ông: Dược Liệu Đông Y Với Nhiều Tác Dụng Chữa Bệnh
-
Dạ Hương Ngưu - Wikiwand
-
Vernonia Cinerea - Trung Tâm Dữ Liệu Thực Vật Việt Nam (BVNGroup)
-
Một Số Phương Thuốc Cổ Truyền Có Vị Ngưu Tất
-
TÁC DỤNG CỦA CÂY XẠ CAN (CÂY RẺ QUẠT)
-
Xạ Hương- Sản Phẩm Từ động Vật đắt Hơn Vàng - Báo Quảng Ngãi
-
Dạ Hương Ngưu: Loài Thực Vật - Du Học Trung Quốc
-
Xạ Hương Tốt Cho Người Bệnh đột Quỵ Và Thần Kinh? - Vinmec