Xạ Hương- Sản Phẩm Từ động Vật đắt Hơn Vàng - Báo Quảng Ngãi
Có thể bạn quan tâm
(Baoquangngai.vn)- Nếu bạn đã từng sử dụng thử một vào loại sản phẩm nước hoa nổi tiếng như Givenchy, Hugo Boss hay Calvin Klein… chắc hẳn sẽ khó quên được mùi hương đầy quyến rũ của các loại nước hoa này. Tuy nhiên có điều ít người biết rằng một trong những thành phần quyết định đến mùi hương trong các loại nước hoa nói trên chính là xạ hương.
Xạ hương là một trong những hợp chất hóa học bền vững nhất trên thế giới. Thành phần quan trọng nhất của xạ hương chính là muscone - một loại dầu, ngoài ra, xạ hương cũng có chứa amoniac và chất mỡ. Do có amoniac, nên khi xạ hương được cô đặc nó có mùi rất khó chịu, tuy nhiên, khi được pha loãng, nó sẽ có một mùi hương rất dễ chịu. Muscone rất khó tan trong nước, nhưng lại có thể hòa vào chất cồn (đó chính là lý do vì sao rất nhiều loại nước hoa có chứa chất cồn).
Hươu xạ là một loài hươu nhưng nhỏ hơn nhiều, chúng chỉ nặng khoảng 7 đến 17 kg, không có gạc nhưng lại sở hữu những chiếc răng nanh cực lớn. |
Vậy xạ hương từ đâu mà ra? Xạ hương được chiết xuất từ tuyến nội tiết của loài hươu xạ đực. Hươu xạ là một loài hươu nhưng nhỏ hơn nhiều, chúng chỉ nặng khoảng 7 đến 17 kg, không có gạc nhưng lại sở hữu những chiếc răng nanh cực lớn.
Từ hàng nghìn năm trước công nguyên, xạ hương đã là chất có giá trị trong việc chế tạo dược phẩm, mỹ phẩm. Xạ hương thường được lấy từ các con hươu xạ, cầy hương và cầy giông. Tuy một số loài động vật khác cũng có xạ hương, chẳng hạn như chuột hương - một loài gặm nhấm sống ở nước ở Bắc Mỹ, loài vịt hương ở Nam Australia, loài chuột chù hương (Crocidura), bộ cánh cứng hương (Calichroma moschata), cá sấu hương, loài bò hương và một số loài động vật khác. Một số loài thực vật cũng có chứa xạ hương. Song chỉ có xạ hương chiết xuất từ loài hươu xạ mới có giá trị thương mại.
Để tạo ra nước hoa, người ta phải giết chết loài hươu xạ này, tuyến nội tiết phải được tách ra và phơi khô ở dưới ánh nắng mặt trời, trên một khối đá nóng, hoặc là ngâm trong dầu nóng. Có 7 loài hươu xạ, tất cả đều ở Châu Á, tuy nhiên, chỉ có 2 loài có số lượng lớn và bị khai thác nhiều nhất: Một loài ở khu vực Himalaya và một loài ở khu vực Đông Siberia.
Xạ hương tốt phải có mùi cay, màu tía đậm, khô, nhờn và nếm có vị đắng. Nó sẽ được hòa tan vào nước sôi và lấy ra được 1/2 so với khối lượng ban đầu, pha vào chất cồn sẽ còn 1/3 và đến khi hòa tan trong cloroform sẽ chỉ còn lại rất ít.
Chính vì giá trị sử dụng của mình mà hươu xạ được coi là loài động vật đắt nhất trên thế giới, có giá tới 45.000 USD/kg. Và mỗi một tuyến nội tiết chỉ chứa khoảng 28 gram xạ hương. Tuyến nội tiết này có thể được tách ra khỏi con hươu xạ đực, tuy nhiên, điều này rất hiếm khi được thực hiện.
Xạ hương cũng có thể được dùng làm thuốc chữa các bệnh về hệ thần kinh, tuần hoàn, tim, phổi hoặc các chất kích thích và thuốc an thần. Theo Quỹ quốc tế bảo vệ Thiên nhiên WWF, mỗi năm ở Nga có hàng ngàn con hươu xạ đực bị giết trộm và đem buôn lậu.
Các nhà khoa học cũng đã tìm cách chế xạ hương nhân tạo. Năm 1888, nhà hoá học Đức Baur đã tổng hợp được xạ hương đầu tiên mang tên ông. Năm 1906, Walbaum phân lập được thành phần có mùi chính của xạ hương đặt tên là muston và ruzicka. Năm 1934, đã tổng hợp được muston và sau này được các nhà hoá học cải tiến, phát minh ra hàng chục loại xạ hương tổng hợp có chất lượng cao, được dùng chế tạo các mỹ phẩm thông dụng. Chỉ cần một lượng nhỏ xạ hương cũng tạo nên hương vị quyến rũ riêng biệt, có tác dụng làm bền mùi của các thành phần chất thơm khác.
Trong dược phẩm Á Đông, xạ hương thiên nhiên là vị thuốc quý có mặt trong 68 thuốc Đông y. Vị ôn cay, vào kinh tâm tỳ, thông 12 kinh. Thường dùng để tiêu ứ, tiêu sưng, chỉ thốn, trị trúng độc…
Một số cổ phương đặc biệt của Ðông y có xạ hương: Phương “Lục thần hoàn” gồm 6 vị: xạ hương 1g, trân châu 1,5g, ngưu hoàng 1,5g, hùng hoàng 1g, băng phiến 1g, thiềm tô 1g. Thiềm tô tẩm rượu để riêng. Các vị khác tán bột hòa với thiềm tô làm viên bằng hạt cải. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 5 - 10 viên. Tác dụng: thanh nhiệt giải độc, giảm đau. Chữa chứng hầu họng sưng đau, trẻ em sốt cao, co giật, đinh độc, tuyến vú sưng đau. An cung ngưu hoàng hoàn: xạ hương 25g, băng phiến (d.borneol) 25g, ngưu hoàng 10g, bột sừng trâu 200g, trân châu 50g, chu sa 100g, hùng hoàng 100g, hoàng liên 100g, hoàng cầm 100g, chi tử 100g, mật ong vừa đủ. Tất cả làm hoàn, mỗi hoàn 3g. Ngày uống 1 hoàn, uống liền 5 - 7 ngày. Tác dụng: thanh nhiệt giải độc, chỉ kinh, khai khiếu. Dùng cho những người tà nhiệt nhập vào phần tâm bào, nhập phần dinh, phần khí, phần huyết, gây sốt cao, phát cuồng, co giật, mê sảng; hoặc sau các tai biến mạch máu não (nhồi máu não) dẫn đến hôn mê, bất tỉnh.Q.Nhi
Từ khóa » Cây Dạ Hương Ngưu
-
Dạ Hương Ngưu – Wikipedia Tiếng Việt
-
DẠ HƯƠNG NGƯU 夜 香 牛 - Ứng Dụng Y Học Cổ Truyền
-
Bạch đầu ông
-
Cây Dã Hương Có Tác Dụng Gì? Cách Dùng Và Lưu Ý
-
Bạch đầu ông: Dược Liệu Đông Y Với Nhiều Tác Dụng Chữa Bệnh
-
Dạ Hương Ngưu - Wikiwand
-
Vernonia Cinerea - Trung Tâm Dữ Liệu Thực Vật Việt Nam (BVNGroup)
-
Một Số Phương Thuốc Cổ Truyền Có Vị Ngưu Tất
-
TÁC DỤNG CỦA CÂY XẠ CAN (CÂY RẺ QUẠT)
-
Những Vị Thuốc Tên Ngưu - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Dạ Hương Ngưu: Loài Thực Vật - Du Học Trung Quốc
-
Xạ Hương Tốt Cho Người Bệnh đột Quỵ Và Thần Kinh? - Vinmec