NHỮNG YẾU TỐ NÀO QUYẾT ĐỊNH CHẤT LƯỢNG VẢI?
Có thể bạn quan tâm
Khi lựa chọn trang phục, ngoài kiểu dáng và màu sắc thì chất lượng vải chính là một yếu tố cần thiết mà chúng ta phải quan tâm. Vậy những yếu tố nào quyết định chất lượng vải, bạn đã biết chưa? Chuyên gia về vải của Mattana sẽ giúp các bạn tìm hiểu nhé!
1. Chất liệu vải
Hiện nay thị trường vải rất đa dạng và phong phú. Từ hàng ngàn năm trước, con người đã biết làm ra vải để sử dụng may trang phục từ các nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên như cây bông, cây đay, gai, lông động vật… Lại thêm những loại vải được tạo thành từ những loại vải sợi thiên nhiên, vải sợi tổng hợp và các loại vải sợ pha có cả thành phần thiên nhiên và nhân tạo. Chất liệu vải là yếu tố đầu tiên và cơ bản nhất quyết định đến chất lượng của vải. Những chất liệu vải chính, được sử dụng nhiều trong ngành may mặc hiện nay là: Cotton, Bamboo, Modal, Polyester, rayon, wool, lụa, lông vũ, đậu nành, denim… Từng chất liệu vải sẽ có những đặc tính khoa học, ưu và nhược điểm riêng phù hợp với từng môi trường làm việc và kiểu dáng thiết kế của trang phục.
2. Cỡ sợi
Vải sợi là những cấu trúc dạng phẳng, được tạo thành từ các loại tơ sợi được đan lại với nhau theo 1 cách nào đó. Những sợi này có dạng sợi dài, xoắn vào nhau tạo thành phần tử cơ bản nhất của vải sợi. Mỗi loại sợi này được cấu thành từ hàng triệu chuỗi phân tử hoá học đơn lẻ.
Cỡ sợi được tính bằng đường kính của sợi vải, đây là yếu tố quan trọng thứ hai sau chất liệu vải. Sợi vải càng mảnh thì chất vải càng mềm mượt nhưng bề mặt vải sẽ yếu hơn so với sợi cỡ lớn. Để khắc phục nhược điểm này, người ta thường tăng mật độ sợi để làm tăng độ bền của vải. Những loại vải có cỡ sợi lớn, mật độ trung bình sẽ rất bền và chắc, dễ giặt giũ và bảo quản tuy nhiên sẽ có cảm giác hơi cứng. Còn những loại vải có cỡ sợi nhỏ và mật độ sợi lớn thì sẽ mềm mượt hơn. Chẳng hạn tơ tằm, lụa có sợi rất mảnh, do vậy các sản phẩm của tơ tằm và lụa mới mềm mượt hơn nhiều so với các loại vải khác.
3. Quy trình sản xuất vải
Quy trình sản xuất vải được phân làm hai giai đoạn chính là Sơ chế và tinh chế. Sơ chế là quá trình dệt và nhuộm vải cơ bản ban đầu còn tinh chế là những công việc sau khi vải đã sơ chế để tăng độ bền, mềm mượt hay tăng thêm các tính chất khác cho vải. Vì vậy có thể nói đây là một trong những yếu tố cũng cực kỳ quan trọng quyết định đến chất lượng của vải, vải có được chất lượng như ý muốn hay không phụ thuộc rất lớn vào hai giai đoạn sơ chế và tinh chế trên.
Khi mua các sản phẩm của chúng tôi, khách hàng có thể an tâm vì vải Mattana đưa vào sản xuất luôn được qua những quy trình tinh chế khắt khe, Mattana luôn đầu tư nhiều máy móc hiện đại tạo ra sản phẩm sắc nét với nhiều công nghệ hiện đại như xử lý chống nhăn, nhàu cho sản phẩm sơ mi, công nghệ Supercrease – ép giữ ly vĩnh viễn cho quần tây. Với sản phẩm áo sơ mi: Cổ áo, nẹp áo và măng séc sử dụng máy ép keo nóng lạnh- công nghệ Nhật Bản giúp phẳng và không bị dọp. Vòng nách, sườn áo sử dụng công nghệ ép keo tan giúp phẳng sau khi giặt, hạn chế phai màu, có nhiều sản phẩm với chất liệu vải mới, tốt cho sức khỏe người tiêu dùng nhất.
4. Mật độ sợi
Có bao giờ bạn để ý và quan tâm đến các thông số của vải được gắn trên các quần áo đang sử dụng? Chúng ta có thể đánh giá loại vải dựa vào mật độ sợi vải. Mật độ sợi vải định nghĩa là chất lượng vải dựa trên số lượng sợi trên 10cm2 của vải, đây là yếu tố quan trọng thứ tư sau quy trình sản xuất vải. quyết định đến chất lượng của vải. Thông thường, mật độ sợi trung bình của vải cotton là 180/10cm2 còn vải cao cấp là từ 220 sợi/10cm2 trở lên. Vải có mật độ sợi càng cao thì càng tốt, mật độ sợi càng lớn, sợi vải càng mảnh thì vải sẽ càng mềm mượt còn mật độ sợi lớn nhưng sợi vải cỡ lớn sẽ làm cho vải càng thêm chắc, bền.
5. Kiểu dệt
Kết cấu, hình thức bề mặt vải là do kiểu dệt quyết định, đồng thời kiểu dệt còn ảnh hưởng đến tính chất của vải nữa. Kiểu dệt là quy luật đan kết giữa các sợi dọc và sợi ngang trong vải. Khi đan nhau chúng tạo thành điểm nổi (nổi dọc, nổi ngang). Tập hợp một chu kỳ các điểm nổi ít nhất được lập lại trên vải chính là hình kiểu dệt nhỏ nhất được lặp lại trên vải. Càng nhiều chỗ đan thì vải càng chắc khỏe, nhưng lại làm cho bề mặt vải kém mịn màng hơn. Có 3 kiểu dệt cơ bản và dựa theo đó người ta có thể tạo ra tất cả mọi cách dệt khác nhau: kiểu dệt thường (1/1) – đây là kiểu dệt tiêu chuẩn, chắc chắn và bền nhất, kiểu dệt satin (4/1) – cho vài mềm mượt hơn nhưng đòi hỏi vải mật độ cao để đảm bảo bộ đền, kiểu dệt Twill (2/2, 2/1, 3/1…) là tất cả những kiểu dệt khác nằm giữa kiểu dệt thường và kiểu dệt satin.
Bạn thấy đấy, không chỉ phụ thuộc vào chất liệu mà chất lượng vải còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa. Trang bị cho mình những hiểu biết cần thiết trên sẽ giúp cho chúng ta có được sự lựa chọn tốt nhất về trang phục cho bản thân!
Từ khóa » Cấu Tạo Vải
-
Cấu Trúc Và Tính Chất Hóa Lý Các Loại Vải Sợi
-
Cấu Tạo Các Loại Sợi Vải
-
Chương 3:Cấu Trúc Và Phân Loại Vải - Tài Liệu Text - 123doc
-
Vải Dệt Thoi Là Gì? Đặc Trưng Cấu Tạo Và Các Thông Số Cơ Bản Của Vải ...
-
Đặc Trưng Của Vải Dệt Kim, Chỉ Số Sợi, Kiểu Dệt, Mật độ Sợi
-
Đặc Trưng Cơ Bản Của Vải Dệt Thoi, Chỉ Số Sợi, Kiểu Dệt Dệt
-
Vải Dệt Kim Là Gì? Ưu Nhược Điểm Của Vải Dệt Kim Trong Thời ...
-
Vải Dệt Kim Và Dệt Thoi - Dệt May 7
-
Cấu Tạo Của Vải Lụa Và Tầm Quan Trọng Của Chúng
-
Tìm Hiểu Về Vải Cotton DEC TEAM
-
SỰ KHÁC BIỆT CHÍNH GIỮA DỆT KIM VÀ DỆT THOI? VẢI DỆT KIM ...
-
Cấu Tạo Và Tính Chất Của Xơ, Sợi Pha
-
Vải Dệt Kim Là Gì? Tính Chất Và Các Loại Vải Dệt Kim Thông Dụng