Vải Dệt Kim Là Gì? Tính Chất Và Các Loại Vải Dệt Kim Thông Dụng

Khi bạn bước chân vào lĩnh vực may mặc, ít nhiều gì thì chắc chắn bạn đã nghe tới Vải dệt kim. Vậy Vải dệt kim là gì? Và làm thế nào để bạn có thể đạt phân biệt được các loại vải dệt kim hiện nay.

Tôi biết rằng, khi bạn theo dõi bài viết này cũng đã biết vải dệt kim là gì, hay vải dệt kim làm gì. Nên trong bài viết này ngoài khái niệm về vải dệt kim tôi sẽ nêu rõ tính chất và các loại vải dệt kim thông dụng hiện nay để bạn có thể tham khảo.

Bài viết liên quan: Vải dệt thoi là gì? Thành phần, tính chất và độ bền của vải dệt thoi

Vải dệt kim là gì?

Vải dệt kim là vải được tạo thành bởi sự liên kết một hệ thống các vòng sợi với nhau, được sản xuất bằng công nghệ dệt kim.

Các vòng sợi được liên kết với nhau theo quy luật tạo vòng nhờ một hệ thống kim dệt giữ vòng sợi trước trong khi các vòng sợi mới được hình thành ở phía trước các vòng sợi cũ. Các vòng sợi cũ sau đó được lồng qua vòng các sợi mới để tạo thành vải. Các vòng sợi này tạo ra nhờ cơ cấu chuyển động nâng lên , hạ xuống và kết hợp đóng mở kim của hệ thông kim dệt và cam dệt trên máy dệt kim.

Vải dệt kim bao gồm các hàng ngang gọi là hàng vòng (course) và cột dọc gọi là cột vòng (Wale). Cấu trúc vòng sợi làm cho vải dệt kim đàn hồi và xốp, mang những đặc trưng kỹ thuật hoàn toàn khác với vải dệt thoi.

Trong vải dệt thoi, sợi là luôn luôn thẳng, chạy song song hai chiều doc (warp) hoặc ngang (fill). Ngược lại, trong vải dệt kim sợi chạy được uốn cong tạo thành các vòng đối xứng trên và dưới. Các vòng uốn cong này có thể dễ dàng kéo dài theo các hướng khác nhau làm cho các loại vải dệt kim đàn hồi nhiều hơn nhiều so với các loại vải dệt thoi.

Vì lý do này, vải dệt kim được phát triển rất nhanh cho hàng may mặc mà yêu cầu phải có tính đàn hồi hoặc kéo giãn cao đáp ứng với chuyển động của người mặc, như tất và hàng thun hoặc cho áo quần bó sát cơ thể. So với hàng dệt thoi, chỉ có thể kéo căng rất ít hoặc theo hứơng nghiêng với hướng dọc hoặc hướng ngang của vải hoặc trừ khi nó được dệt từ các chất liệu co giãn như spandex.

Tính đàn hồi của vải dệt kim cho phép nó được sử dụng thích hợp hơn để tạo ra những kiểu thời trang cho phụ nữ và trẻ em. Do đó, nhu cầu tiêu thụ vải dệt kim trong cuộc sống ngày càng chiếm tỷ trọng lớn hơn nhiều so với vải dệt thoi.

vải dệt kim là gì
Các vòng sợi trong vải dệt kim

Các tính chất căn bản của vải dệt kim

  • Bề mặt thoáng, mềm, xốp.
  • Tính co dãn, đàn hồi lớn, thuận tiện cho các hoạt động của con người trong sinh hoạt hoặc thể thao.
  • Giữ nhiệt tốt mà vẫn không cản trở quá trình thoáng khí giữa cơ thể người và môi trường xung quanh (Breathable).
  • Tính thẩm thấu tốt.
  • Ít nhàu, dễ bảo quản và giặt sạch.
  • Tính vệ sinh trong may mặc tốt.
  • Tạo cảm giác mặc dễ chịu.

Phân loại vải dệt kim

Căn cứ vào cơ chế tạo vòng sợi trong công nghệ dệt kim, người ta phân biệt thành hai loai: Vải dệt kim đan ngang và vải dệt kim đan doc (Weft and warp knitting)

Vải dệt kim đan ngang

Trong vải dệt kim đan ngang (Weft knitting), cột vòng (wales) vuông góc với hàng vòng (Course) của sợi.

Trong thực tế thì vải dệt kim đan ngang được dệt từ rất nhiều tổ sợi tương ứng với số kim, tất cả đều tham gia tạo vòng đồng thời tạo ra vải.

Vải dệt kim đan ngang được thực hiện có thể bằng tay hoặc bằng máy.

Vải dệt kim đan dọc

Trong vải dệt kim đan dọc, các cột vòng (wales) và các hàng vòng của sợi chạy hầu như song song. Trong vải dệt kim đan ngang về lý thuyết, vải có thể được sản xuất từ một sợi duy nhất, bằng cách dệt từng hàng lần lượt.

Ngược lại, ở vải dệt kim đan dọc, một sợi là chỉ cho mỗi cột . Bởi vậy, một mảnh vải dệt kim dọc có thể có hàng trăm cột vòng (wales), hay đòi hỏi hàng trăm cối sợi.

Vải dệt kim đan dọc thường được thực hiện bằng máy. Vải dệt kim đan dọc như tricot có khả năng ổn định hình dáng rất tốt bên cạnh tính đàn hồi và thường được sử dụng trong đồ lót.

phân loại vải dệt kim

Các loại vải dệt kim đan dọc thông dụng

Vải dệt kim đan dọc kiểu Tricot

Tricot sử dụng phổ biến để may đồ lót. Mặt phải của vải có những gân sọc dọc nổ rõ, trong khi ngược lại mặt trái là những gân ngang. Các loại vải này có một kết cấu draft (mềm rủ) và soft (mềm) và có thể kéo căng theo chiều dọc và hầu như không có giãn ngang.

Vải dệt kim đan dọc kiểu Tricot

Vải dệt kim đan dọc kiểu Milan

Milan có cấu trúc mạnh hơn, ổn định hơn, mượt mà hơn và đắt hơn tricot. Do đó, được sử dụng trong đồ lót tốt hơn. Các loại vải dệt kim dọc kiểu này được dêt từ hai sợi dệt kim theo đường chéo, kết quả trên vải mặt có sườn gân dọc rõ rệt và mặt trái có cấu trúc đường chéo. Các loại vải này thường là nhẹ (lightweight), mượt mà (Smooth), và ổn định hình dáng tốt.

Vải dệt kim đan dọc kiểu Milan

Vải dệt kim đan dọc kiểu Raschel

Raschel là kiểu vải dệt kim đan dọc mà độ giãn là không đáng kể và có cấu trúc cồng kềnh. Chúng thường được sử dụng như một vật liệu lưới thông gió cho áo khoác, áo jacket, ba- lô, túi xách…Nó có thể được thiết kế từ dạng mật độ rất cao, không co giãn hoặc rất thưa như mắt lưới, hai mặt gần như nhau.

Vải dệt kim đan dọc kiểu Raschel

Các loại vải dệt kim đan ngang thông dụng

Một số kiểu dệt cơ bản như: vải một mặt phải Single jersey, vải dệt hai mặt như Rib, Interlock…

Vải Single Jersey

Vải Single Jersey là vải một mặt phải , được dệt ra trên máy môt giường kim. Vải có 2 mặt khác nhau rõ rệt, một mặt trái và một mặt phải. Nhìn mặt trái ta có thể thấy rõ các hàng vòng, nhìn mặt phải nổi rõ các trụ vòng. Vải có tính quăn mép, dễ tuột vòng sợi.

Vải Single Jersey

Vải Rib

Vải Rib: Hai mặt vải đều giống nhau và đều là mặt phải. Nếu kéo giãn theo chiều ngang sẽ thấy rõ các cột vòng phải nằm xen kẽ các cột vòng trái. Các cột vòng phải và trái sẽ tạo thành hai lớp cột vòng nằm trên hai mặt phẳng song song, áp sát với nhau. Không quăn mép, độ giãn lớn, độ dày lớn.

Vải Rib

Vải Interlock

Vải Interlock: là vải hai mặt phải. Hai mặt vải đều giống nhau và đều là mặt phải. Các cột vòng phải của lớp vải này chồng khít lên và che lấp hoàn toàn các cột vòng phải của lớp vải kia. Không quăn mép, vải bóng mịn, không tuột vòng, độ giãn thấp.

Vải Interlock

So sánh giữa vải dệt kim đan dọc và dệt kim đan ngang

Vải dệt kim đan dọc – Warp Knitting

Vải dệt kim đan ngang – Weft knitting

Vòng sợi tạo ra theo chiều dọc của vải.

Khuynh hướng đàn hồi theo chiều dọc vải.

Khả năng đàn hồi kém hơn dệt kimngang.

Ít bị co.

Sợi cung cấp từ trục sợi (Beam).

Thiết kế mẫu linh hoạt đa dạng.

Thích hợp để sản xuất vải cấu trúc thô.

Mỗi kim tối thiểu là một sợi

Vòng sợi tạo ra theo khổ ngang của vải.

Khuynh hướng đàn hồi theo chiều ngang vải.

Khả năng đàn hồi cao hơn dệt kim dọc.

Dễ bị co hơn dệt kim dọc.

Sợi cấp từ côn sợi (Cone)

Phức tạp để thiết kế mẫu.

Phù hợp hơn cho sản xuất vải mỏng, nhẹ.

Số sợi đúng bằng số kim.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn có thể hiểu được khái niệm và phân loại về vải dệt kim, nếu có thắc mắc gì bạn hãy để lại comment bên dưới để chúng ta cùng trao đổi nhé.

Từ khóa » Cấu Tạo Vải