Nô Lệ Da đen ở Trung Quốc Thời Nhà Đường - Vô Vàn Kiến Thức
Có thể bạn quan tâm
Dưới thời Đường, người Trung Quốc có một câu thành ngữ ''Côn Lôn nô, Tân La tỳ'' (昆仑奴,新罗婢). Côn Lôn nô là ''nô lệ từ xứ Côn Lôn'' còn Tân La tỳ là ''hầu nữ từ xứ Tân La''. Đây được cho là một câu thành ngữ thể hiện sự giàu có của một nhà thời đó, bởi theo giải thích, gia nô Côn Lôn và tì nữ Tân La là những thứ khó kiếm và đắt giá, không phải nhà nào cũng mua được. Trong khi tỳ nữ Tân La được khen bởi sắc đẹp, cần cù thì gia nô Côn Lôn được ca ngợi là khỏe mạnh, trung thành, giỏi võ nghệ.
Ngoài ra câu thành ngữ ở trên còn có một dị bản dài hơn ''昆仑奴新罗婢菩萨蛮'' (Côn Lôn nô, Tân La tỳ, Bồ Tát man). ''Bồ Tát'' ở đây được cho là các xứ Miến Điện, Tây Tạng thời đó, nơi có phụ nữ đẹp. Ý nghĩa thực sự là: người giàu có thời Đường phải có trong nhà gia nhân Côn Lôn, tỳ nữ Tân La và thê thiếp Miến Điện.
Nói đã đời vậy, rồi rốt cuộc Tân La ai cũng biết là ở Triều Tiên rồi, còn Côn Lôn ở đâu? Nếu nghĩ là dãy Côn Luân ở phía Tây Trung Quốc thì bạn sai rồi. Côn Lôn ở đây chính là cách gọi thời nhà Đường cho vùng biển phía Nam biển Đông ngày nay. Ai mà không biết nữa thì liên hệ cụ Phan Châu Trinh để cụ dẫn ra Côn Lôn chơi đá, à quên đập đá.
Đề cập đến Côn Lôn, sách Cựu Đường thư có viết: “在林邑以南,皆卷发黑身,通号‘昆仑’' (Tại Lâm Ấp dĩ Nam giai quyển phát hắc thân thông hiệu Côn Lôn''. Nghĩa là ''ở phía Nam xứ Lâm Ấp, có nhiều người tóc quăn và da đen, gọi là Côn Lôn''. Tuy nhiên cũng trong các tài liệu nhà Đường, đều nhận thấy rằng những người da đen nói tới ở trên đa phần không phải dân bản địa là hầu hết là ''cống phẩm'' - hằng năm được các xứ ở Nam Dương, Ấn Độ xuôi thuyền Trường An cống cho nhà Đường.
Vậy nguồn gốc những người da đen này ở đâu. Giới nghiên cứu Trung Quốc ngày nay đưa ra một số giả thiết trong đó có 2 giả thiết đầu hợp lý hơn cả:
Giả thiết thứ nhất: là người Negrito ở Đông Nam Á. Người Negrito là thuật ngữ tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là ''người đen lùn''. Đây là những bộ tộc kém phát triển ở các đảo Mã Lai, Nam Dương, Philippines, bị bắt sang nhà Đường làm cống phẩm. Điều này đã được xác thực, tuy nhiên còn một vướng mắc nhỏ: người Negrito rất nhỏ bé, nhưng miêu tả về Côn Luân Nô lại có những người rất to cao, giỏi võ, khỏe mạnh.
Giả thiết thứ hai: hoàn thiện nghi vấn còn lại. Đó là những người da đen châu Phi bị người Arab săn bắt ở lục địa châu Phi rồi mang bán sang Ấn Độ, Đông Nam Á rồi bán mang sang cống cho nhà Đường, hoặc do người Arab tự tay bán đến Trung Hoa. Về những người này, người Trung Hoa thấy khác lạ so với những người ''Côn Lôn'' đến từ Đông Nam Á, nên gọi họ là ''Tăng Chi'' (僧祇). ''Tăng Chi'' hiện tại chính là tên Hán Việt của đảo Zanzibar, nước Tanzania ở Đông Phi ngày nay. Trong lịch sử đảo Zanzibar là nơi người Arab đã đày đọa, bắt hàng triệu người da đen ở Châu Phi lên các chuyến tàu bán sang châu Á.
Giả thiết thứ ba kém thuyết phục hơn: cho rằng người da đen là từ Ấn Độ. Không có nghiên cứu nào chứng minh được giả thiết này. Giả thết thứ tư thì bị coi là ngớ ngẩn: cho rằng Côn Lôn là trùng tên với dãy Côn Luân phía Tây Trung Quốc, nên nô lệ Côn Lôn là từ phía Tây. Điều này bị phản bác ngay, vì rõ ràng đến tận bây giờ qua mấy nghìn năm cũng chẳng thấy người da đen nào ở vùng Côn Luân Tây Trung Quốc cả. Dân ở đấy trắng như châu Âu.
Nói tóm lại: trong lịch sử thời Đường đã ghi nhận sự có mặt của nô lệ da đen ở Trung Hoa, chứng thực cho việc buôn bán nô lệ phổ biến trên Ấn Độ Dương lúc bấy giờ. Những chuyến tàu buôn nô lệ của người Arab đã đưa người da đen từ lục địa châu Phi xa xôi tới tận Trung Quốc trước người châu Âu cả nghìn năm. Tuy nhiên, vào cuối thời Đường trở đi tới các triều đại sau, việc này không còn được ghi nhận nhiều nữa. Điều này được cho là do biến loạn ở Trung Hoa đã khiến con đường thương mại bị gián đoạn, và việc buôn bán nô lệ cũng bị tạm dừng.
Còn một tin nữa sốc hơn, nhưng để mình kiếm thêm tài liệu kiểm chứng lại đã rồi đăng sau: Ấn Độ ghi chép Sài Gòn từng là chợ nô lệ lớn nhất châu Á thế kỷ thứ 3. Từ đó Trung Quốc lập luận rằng nguồn gốc nô lệ thực chất là từ '"Sài Côn'' (柴棍) nhưng bị đọc nhầm thành ''Côn Lôn'', hoặc là nhầm lẫn địa lý (vì tính ra Sài Gòn cũng không cách xa đảo Côn Lôn lắm). À mà nãy giờ nói vậy, chắc ai cũng biết Côn Lôn giờ gọi là Côn Đảo chứ nhỉ?
Long Vũ - NNCLS
Từ khóa » Bồ Tát Man Là Gì
-
Bồ Tát Man Chú Giải - Ôn Đình Quân - HHD Bellephoto
-
Bài Thơ: Bồ Tát Man - 菩薩蠻 (Lý Bạch - 李白) - Thi Viện
-
Bồ Tát – Wikipedia Tiếng Việt
-
Bồ Tát Là Gì? - .vn
-
Hiểu đúng ý Nghĩa Câu Bồ Tát Sợ Nhân, Chúng Sinh Sợ Quả Theo Phật ...
-
Bồ Tát Man (Hậu Cung Chân Hoàn Truyện OST) - Diêu Bối Na
-
Bồ Tát Man - Tui Hát - NhacCuaTui
-
VÌ SAO PHẬT, BỒ TÁT KHÔNG HIỆN THÂN ? Bản Thân Mỗi Người ...
-
Phổ Hiền Bồ Tát Là Ai? Ý Nghĩa Phong Thuỷ Phổ Hiền Bồ Tát
-
Bồ-tát Di Lặc Trong Mật Giáo | Giác Ngộ Online
-
Văn Thù Bồ Tát Là Ai - Gia Chủ Có đang Hiểu đúng?
-
Bồ Tát Đạo Là Gì ? Lý Tưởng Của Bồ Tát Theo Quan điểm Đạo Phật
-
Lời Khai Thị Của Pháp Sư Tịnh Không - Tây Phương Cực Lạc Thế ...