Nợ Tiềm Tàng (Contingent Liability) Là Gì? Đặc điểm - VietnamBiz

Nợ tiềm tàng (Contigent Liability) là gì? Đặc điểm - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: Munimji.

Nợ tiềm tàng

Khái niệm

Nợ tiềm tàng trong tiếng Anh là Contingent Liability.

Nợ tiềm tàng là một loại nợ có thể xảy ra tùy thuộc vào kết quả của một sự kiện không chắc chắn trong tương lai. Nợ tiềm tàng được ghi nhận trên sổ sách nếu khả năng xảy ra cao, và số tiền có thể được ước tính một cách hợp lí. Nợ tiềm tàng có thể được ghi chú trong phần chú thích trên báo cáo tài chính nếu đáp ứng cả hai điều kiện trên.

Đặc điểm của Nợ tiềm tàng

Các vụ kiện đang chờ được xử lí và bảo hành sản phẩm là những ví dụ phổ biến nhất về nợ tiềm tàng vì kết quả của chúng là không chắc chắn. Các qui tắc kế toán báo cáo nợ tiềm tàng khác nhau tùy thuộc vào số tiền ước tính của nợ tiềm tàng và khả năng xảy ra sự kiện. Các qui tắc kế toán đảm bảo rằng người đọc báo cáo tài chính sẽ nhận được đầy đủ thông tin.

Bảo hành sản phẩm là một loại nợ tiềm tàng phổ biến, bởi vì số lượng sản phẩm được trả lại sau khi bảo hành là không xác định. Ví dụ, giả sử như một một nhà sản xuất xe đạp cung cấp bảo hành 3 năm cho yên xe đạp, chi phí để bảo hành mất 50 USD mỗi chiếc. Nếu công ty sản xuất 1.000 yên xe đạp trong một năm và cung cấp bảo hành cho mỗi chiếc yên, công ty cần ước tính số lượng yên có thể được trả lại theo bảo hành mỗi năm.

Ví dụ, nếu công ty dự báo 200 chiếc yên phải được thay thế trong bảo hành, mỗi chiếc mất 50 USD, công ty sẽ ghi nợ 10.000 USD vào chi phí bảo hành và ghi có 10.000 USD vào mục tích lũy trách nhiệm bảo hành. Vào cuối năm, các tài khoản được điều chỉnh thêo chi phí bảo hành thực tế phát sinh.

Cả GAAP (nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung) và IFRS (chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế) đều yêu cầu các công ty ghi lại các khoản nợ tiềm tàng theo ba nguyên tắc kế toán: công khai đầy đủ, trọng yếu và thận trọng.

Ví dụ về Nợ tiềm tàng

Giả sử một công ty đang phải đối mặt với một vụ kiện từ một công ty đối thủ vì vi phạm bằng sáng chế. Bộ phận pháp lí của công ty nghĩ rằng công ty đối thủ có khả năng sẽ thắng và doanh nghiệp ước tính khoản lỗ 2 triệu USD nếu công ty thua kiện. Do nợ tiềm tàng vừa có thể xảy ra, vừa dễ ước tính, công ty ghi nhận một mục kế toán trên bảng cân đối kế toán, trong đó ghi nợ 2 triệu USD chi phí pháp lí và ghi có 2 triệu USD chi phí tích lũy.

Tài khoản dồn tích cho phép công ty ghi nhận ngay một khoản chi phí mà không cần thanh toán tiền mặt ngay lập tức. Nếu vụ kiện dẫn đến thua lỗ, một khoản ghi nợ được áp dụng cho tài khoản tích lũy (khấu trừ) và tiền mặt được ghi có (tức giảm) 2 triệu USD.

(Theo Investopedia)

Từ khóa » Các Ví Dụ Về Nợ Tiềm Tàng