NỢ TIỀM TÀNG Trong Báo Cáo Tài Chính: Khái Niệm & Cách Ghi Nhận?
Có thể bạn quan tâm
Bài 10 của Series hướng dẫn học Lý thuyết Môn Kế toán: Chủ đề: “Dự phòng phải trả – Tài sản tiềm tàng – Nợ tiềm tàng trong báo cáo tài chính”
Đây không phải là 1 chủ đề xuất hiện nhiều trong phần bài tập của đề thi CPA Môn Kế toán. Thay vào đó, có thể xuất hiện ở câu hỏi lý thuyết. Kiểu như:
- Phân biệt Tài sản tiềm tàng & Nợ tiềm tàng trong Báo cáo tài chính
- Cách ghi nhận Tài sản tiềm tàng & Nợ tiềm tàng trong Báo cáo tài chính
- Điều kiện ghi nhận các khoản dự phòng? Cho Ví dụ minh hoạ?
Chúng ta hãy cũng đi nhanh qua chủ đề này với 3 câu hỏi cơ bản bên trên.
Câu 1. Phân biệt Tài sản tiềm tàng & Nợ tiềm tàng
Mục | Tài sản tiềm tàng | Nợ tiềm tàng |
Khái niêm | Là tài sản có khả năng phát sinh từ các sự kiện đã xảy ra và sự tồn tại của tài sản này chỉ được xác nhận bởi khả năng hay xảy ra hoặc không hay xảy ra của một hoặc nhiều sự kiện không chắc chắn trong tương lai mà doanh nghiệp không kiểm soát được | Là nghĩa vụ nợ có khả năng phát sinh từ các sự kiện đã xảy ra và sự tồn tại của nghĩa vụ nợ này sẽ chỉ được xác nhận bởi khả năng hay xảy ra hoặc không hay xảy ra của một hoặc nhiều sự kiện không chắc chắn trong tương lai mà doanh nghiệp không kiểm soát được; Hoặc Là nghĩa vụ nợ hiện tại phát sinh từ các sự kiện đã xảy ra nhưng chưa được ghi nhận vì không chắc chắn có sự giảm sút về lợi ích kinh tế do việc phải thanh toán nghĩa vụ nợ; Hoặc giá trị của nghĩa vụ nợ đó không được xác định một cách đáng tin cậy. |
Ví dụ | Cuối năm công ty kiện 1 nhà cung cấp ra toà. Theo luật sư thì công ty gần như chắc chắn thắng kiện (>50% nhưng <100%). Khi đó 1 tài sản tiềm tàng đã hình thành. Nếu công ty chắc chắn 100% thắng kiện (toà án ra phán quyết): Khi đó công ty ghi nhận 1 tài sản, chứ không phải là 1 tài sản tiềm tàng. | Cuối năm tài chính, công ty bị 1 nhà cung cấp kiện ra toà. Theo luật sư thì nhiều khả năng công ty sẽ không phải chi trả số tiền này (>50%). Hoặc công ty có khả năng phải chi trả nhưng không thể ước tính được thiệt hại. Thì khi đó, công ty đã có 1 khoản nợ tiềm tàng trong Báo cáo tài chính. |
Câu 2. Cách ghi nhận Tài sản tiềm tàng & Nợ tiềm tàng trong Báo cáo tài chính
Doanh nghiệp không được ghi nhận các tài sản tiềm tàng và Nợ tiềm tàng trong các báo cáo tài chính. Nhưng phải thuyết minh thông tin.
Nợ tiềm tàng
Trừ khi khó xảy ra khả năng phải chi trả, công ty phải trình bày tóm tắt bản chất của khoản nợ tiềm tàng tại ngày kết thúc kỳ kế toán năm trên Thuyết minh BCTC cùng với các thông tin sau:
- Ước tính về ảnh hưởng tài chính của khoản nợ tiềm tàng
- Dấu hiệu không chắc chắn liên quan đến giá trị hoặc thời gian của các khoản chi trả có thể xảy ra
- Khả năng nhận được các khoản bồi hoàn.
Tài sản tiềm tàng
Khi có thể thu được một số lợi ích kinh tế thì doanh nghiệp phải trình bày tóm tắt về bản chất của các tài sản tiềm tàng & ước tính về ảnh hưởng tài chính của chúng tại ngày kết thúc kỳ kế toán năm.
Câu 3. Điều kiện ghi nhận các khoản dự phòng phải trả
Khoản dự phòng phải trả là khoản nợ phải trả không chắc chắn về giá trị hoặc thời gian.
Một khoản dự phòng chỉ được ghi nhận khi thoả mãn các điều kiện sau:
- Doanh nghiệp có nghĩa vụ nợ hiện tại do kết quả từ một sự kiện đã xảy ra;
- Sự giảm sút về những lợi ích kinh tế có thể xảy ra dẫn đến việc yêu cầu phải thanh toán nghĩa vụ nợ;
- Đưa ra được một ước tính đáng tin cậy về giá trị của nghĩa vụ nợ đó
(1) Phân biệt các khoản dự phòng và nợ phải trả
- Các khoản nợ phải trả người bán, phải trả tiền vay,… là các khoản nợ phải trả được xác định gần như chắc chắn về giá trị và thời gian.
- Các khoản dự phòng là các khoản nợ phải trả chưa chắc chắn về giá trị hoặc thời gian.
(2) Phân biệt các khoản dự phòng và nợ tiềm tàng
- Về bản chất thì tất cả các khoản dự phòng đều là nợ tiềm tàng. Bởi vì chúng không được xác định một cách chắc chắn về giá trị hoặc thời gian. Tuy nhiên, các khoản dự phòng là các khoản đã được ghi nhận là các khoản nợ phải trả. Vì nó là các nghĩa vụ về nợ phải trả hiện tại. Và chắc chắn sẽ làm giảm sút các lợi ích kinh tế để thanh toán các nghĩa vụ về khoản nợ phải trả đó;
- Nợ tiềm tàng là các khoản không được ghi nhận là các khoản nợ phải trả thông thường. Bởi vì nó chưa chắc chắn sẽ xảy ra.
Ví dụ
Công ty có chính sách bảo hành cho các sản phẩm của mình. Theo chính sách bảo hành, công ty sẽ phải sửa chữa hoặc thay thế các sản phẩm bị lỗi trong vòng 3 năm kể từ ngày bán. Cuối năm tài chính, có 100 trường hợp sản phẩm bị lỗi khách hàng đã thông báo nhưng công ty chưa xử lý. Do công ty chắc chắn sẽ phải thực hiện nghĩa vụ nợ hiện tại này. Và hoàn toàn có thể ước tính chi phí liên quan. Do vậy, công ty sẽ không phải ghi nhận 1 khoản nợ tiềm tàng trong báo cáo tài chính. Mà thay vào đó, công ty phải lập dự phòng phải trả.
Có thể bạn quan tâm: [CPA – LT kế toán] Chủ đề “Thuế thu nhập hoãn lại”
Từ khóa » Các Ví Dụ Về Nợ Tiềm Tàng
-
#1 Contingent Liabilities Là Gì? - Khái Niệm Về Nợ Tiềm Tàng
-
Nợ Tiềm Tàng (Contingent Liability) Là Gì? Đặc điểm - VietnamBiz
-
VAS 18 - Các Khoản Dự Phòng, Tài Sản Và Nợ Tiềm Tàng | KRESTON.VN
-
Contingent Liabilities Là Gì? - Khái Niệm & Ví Dụ Về Nợ Tiềm Tàng
-
[PDF] IAS 37 – Các Khoản Dự Phòng, Tài Sản Và Nợ Tiềm Tàng
-
Các Loại Nợ Tiềm Tàng - Học Tốt
-
Phân Biệt Các Khoản Dự Phòng Phải Trả Và Nợ Tiềm Tàng
-
NEW Nợ Tiềm Tàng (Contingent Liability) Là Gì? Đặc điểm
-
Chuẩn Mực 18 - Các Khoản Dự Phòng, Tài Sản Và Nợ Tiềm Tàng
-
Chuẩn Mực Kế Toán 18 - Các Khoản Dự Phòng, Tài Sản Và Nợ Tiềm Tàng.
-
[PDF] (s61040) 2008 Phân Biệt Các Khoản Dự Phòng Phải Trả Và Nợ
-
[PDF] TRÌNH BÀY BÁO CÁO TÀI CHÍNH
-
[PDF] HÀNG TỒN KHO - Bộ Tài Chính