Nổi Rôm Sảy ở Lưng: Nguyên Nhân, Biểu Hiện, Cách điều Trị
Có thể bạn quan tâm
Nổi sảy ở lưng không chỉ xảy ra với trẻ nhỏ mà còn cả ở người lớn. Nếu không được can thiệp kịp thời, rôm sảy ở lưng có thể gây viêm da, nhiễm trùng da… Cùng Yoosun Rau Má tìm hiểu nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa tình trạng bị nổi sảy trên lưng ngay sau đây nhé!
Hình ảnh nổi sảy lưng ở trẻ em và người lớn.
I – Tầm quan trọng của việc hiểu rõ rôm sảy
Rôm sảy hay phát ban nhiệt là bệnh lý xảy ra do mồ hôi bị ứ đọng bên trong không thể thoát ra ngoài. Bệnh thường xảy ra vào mùa nắng nóng hoặc ẩm ướt khi vi khuẩn có điều kiện thuận lợi để phát triển.
Đối tượng dễ bị rôm sảy nhất là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ do tuyến mồ hôi chưa phát triển, da nhạy cảm. Bên cạnh đó, người lớn vẫn có khả năng bị rôm sảy vào mùa hè.
Rôm sảy thường không gây đau đớn nhưng lại khiến người bệnh ngứa ngáy, khó chịu kèm theo cảm giác châm chích dai dẳng. Trong một số trường hợp, nếu rôm sảy xuất hiện ở dạng mụn nước có thể gây đau và vỡ ra khi chạm vào.
Rôm sảy ở lưng là bệnh lành tính nhưng nếu không can thiệp kịp thời có thể gây viêm da, nhiễm trùng da.
Rôm sảy là bệnh lành tính, có thể tự khỏi khi thời tiết mát mẻ hoặc áp dụng các biện pháp làm mát mà không cần điều trị y tế.
Tuy nhiên, nếu không chăm sóc và điều trị đúng cách, rôm sảy có thể gây biến chứng nặng hơn, thậm chí là viêm da, nhiễm trùng do vi khuẩn tấn công và xâm nhập vào trong tuyến mồ hôi. Không chỉ vậy, rôm sảy nặng còn có thể gây tăng tiết mồ hôi và suy giảm khả năng điều tiết nhiệt. Đối với những trường hợp nghiêm trọng này, bệnh nhân cần được điều trị y tế.
II – Nguyên nhân nổi sảy ở lưng
Bị nổi sảy ở lưng do nhiều nguyên nhân gây ra như lỗ chân lông bị bít tắc, thời tiết nắng nóng, mặc quần áo quá dày và không thấm hút mồ hôi…
1. Do bít tắc lỗ chân lông
Tuyến mồ hôi chưa hoàn thiện nên hoạt động không đủ mạnh để mồ hôi thoát hết ra ngoài, gây bít tắc lỗ chân lông trên da, bao gồm cả vùng da ở lưng.
Trẻ bị rôm sảy ở lưng chủ yếu do nguyên nhân này gây ra. Thêm vào đó, trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở lưng và bé bị rôm sảy ở lưng còn do làn da nhạy cảm, mỏng manh dễ tạo điều kiện cho rôm sảy phát triển.
Trẻ nhỏ bị nổi sảy ở lưng chủ yếu do tuyến mồ hôi chưa hoàn thiện nên mồ hôi không thể thoát hết ra ngoài, gây bít tắc lỗ chân lông.
2. Đổ mồ hôi quá mức
Tuyến mồ hôi hoạt động nhiều hơn bình thường, khiến mồ hôi ra nhiều gây ứ đọng bã nhờn trên ống bài tiết, bít lỗ chân lông gây viêm da.
Lao động nặng, tập thể dục cường độ mạnh, vận động liên tục và ở ngoài trời quá lâu chính là những nguyên nhân khiến cơ thể tăng tiết nhiều mồ hôi và gây rôm sảy. Đây là nguyên nhân nổi rôm sảy ở lưng ở cả người lớn và trẻ nhỏ.
3. Thời tiết nắng nóng
Thời tiết nóng và ẩm, vi khuẩn ngoài da có điều kiện thuận lợi để sinh và phát triển gây tăng tiết chất nhờn. Điều này làm bít tắc tuyến mồ hôi gây rôm sảy ở lưng.
4. Mặc quần áo chật, dày, chất liệu không thấm hút
Mặc quần áo chật, dày, chất liệu không thấm hút mồ hôi khiến mồ hôi thẩm thấu ngược vào lỗ chân lông gây bệnh, trong đó rôm sảy.
Nhiều bé bị nổi sảy ở lưng do nguyên nhân này nhưng ít cha mẹ để ý. Vì lo lắng con lạnh nên bố mẹ có xu hướng mặc nhiều quần áo dày cho con khiến mồ hôi không thể thoát ra. Lưng của bé không thoát được mồ hôi nên luôn ẩm ướt dẫn đến rôm sảy.
Rôm sảy ở lưng người lớn xuất hiện khi vận động với cường độ mạnh khiến mồ hôi tiết ra nhiều.
5. Không thường xuyên vệ sinh vùng lưng
Không chú ý vệ sinh vùng da lưng cũng làm tăng nguy cơ bị rôm sảy ở lưng. Khi bạn vận động nhiều, phần gáy, cổ và lưng là những vị trí ra rất nhiều mồ hôi. Nếu không thường xuyên vệ sinh những vùng da này, mồ hôi tích tụ tụ nhiều ở lỗ chân lông và rôm sảy là điều khó tránh khỏi.
6. Do nằm quá nhiều
Nổi sảy ở lưng người lớn và trẻ nhỏ còn xuất phát từ nguyên nhân nằm nhiều, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh. Nguyên nhân là do khi nằm lâu một chỗ, bề mặt da lưng không được tiếp xúc với không khí nên bị bí bách, mồ hôi không thoát ra ngoài dẫn đến nổi sảy.
7. Nguyên nhân khác
Một số nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng nổi sảy trên lưng gồm:
– Sử dụng một số loại thuốc làm giảm tiết mồ hôi: oxybutynin, benztropine, propantheline…
– Do sốt cao, nóng trong người.
– Thân nhiệt đột ngột tăng khi đắp chăn dày, mặc quần áo quá nóng.
– Phải nằm trên giường trong thời gian dài hoặc liệt giường.
– Do tác dụng phụ của thuốc.
– Bệnh nhân ung thư điều trị bằng xạ trị.
– Người thừa cân, béo phì.
– Vùng da lưng bị băng bó quá lâu.
– Da khô thiếu độ ẩm dễ bị tổn thương và nhạy cảm với các yếu tố kích thích bên ngoài.
Nổi sảy ở lưng do vùng lưng đổ mồ hôi quá mức, không được vệ sinh sạch sẽ gây bít tắc lỗ chân lông.
– Tiếp xúc với chất kích thích: Ví dụ như chất tẩy rửa mạnh, hóa chất, dầu mỡ gây kích ứng, viêm da và rôm sảy.
– Các vấn đề về nội tiết như: căng thẳng, bệnh sởi, bệnh tuyến giáp viêm gan.
– Nhiễm trùng nấm da: nấm Candida.
– Môi trường sống ổ nhiễm, nguồn nước mất vệ sinh.
III – Biểu hiện bị rôm sảy ở lưng
Nổi sảy trên lưng trẻ em và người lớn thường có các dấu hiệu phổ biến trên da như sau:
– Vết đỏ li ti ngày càng xuất hiện nhiều, mọc lên thành từng đám.
Các vết đỏ xuất hiện rải rác ở khắp lưng, có thể bị sần lên.
– Mụn nước lan rộng và có xu hướng lan rộng ra khắp lưng.
– Mụn nước có thể có chứa mủ, khi vỡ ra gây lở loét.
– Cảm giác ngứa ngáy, khó chịu muốn gãi liên tục.
– Riêng với trẻ bị nổi sảy trên lưng còn bị chán ăn, quấy khóc, ngủ không ngon.
– Tình trạng nổi sảy trên lưng nếu được phát hiện sớm và chăm sóc đúng cách, rôm sảy sẽ lặn sau khoảng 3 – 5 ngày. Nhưng nếu không điều trị kịp thời, da có thể xuất hiện một số biến chứng như nhiễm trùng, viêm da mạn tính hay sốc phản vệ…
IV – Cách trị rôm sảy ở lưng
Rôm sảy ở lưng hoàn toàn có thể chữa khỏi, không gặp biến chứng nếu được phát hiện kịp thời và có phương pháp điều trị đúng. Dưới đây là một số cách trị rôm sảy ở lưng bạn có thể tham khảo và áp dụng:
1. Sử dụng các loại lá thảo dược
Với các trường hợp rôm sảy mới khởi phát và triệu chứng mới xuất hiện, để trị rôm sảy ở lưng cho trẻ nhỏ và người lớn, bạn có thể sử dụng các loại lá, thảo dược để tắm khi bị rôm sảy. Đây là phương pháp dân gian truyền lại, có tác dụng chống viêm, làm mát giảm ngứa ngáy do rôm sảy gây ra.
Một số loại lá, thảo dược được dân gian sử dụng để trị rôm sảy ở lưng cho bé và người lớn có thể kể đến như: trầu không, kinh giới, tía tô, trà xanh, lá khế, mướp đắng… Tuy nhiên, trước khi áp dụng tắm cho bé, ba mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ đây chỉ là phương pháp dân gian truyền lại, chưa được kiểm chứng.
Dưới đây là thông tin chi tiết về tác dụng và cách sử dụng của từng loại lá, thảo dược chữa rôm sảy:
– Lá trầu không: Thành phần Chavicol – hoạt chất Phenol trong lá trầu không có tác dụng chống viêm, giảm đau phục hồi vết thương nhanh chóng. Để loại bỏ rôm sảy ở lưng bằng lá trầu không, bạn hãy giã nát vài lá trầu không rồi vắt lấy nước cốt sau đó thoa lên vùng da bị rôm sảy. Để lưu lại trên da khoảng 15 -20 phút thì rửa sạch lại bằng nước.
– Lá trà xanh: Lá trà xanh có khả năng chống vi khuẩn và chống oxy hóa, giúp làm mềm và lành lạnh vùng da bị rôm. Để chữa rôm sảy ở lưng, bạn hãy đun 1 nắm lá trà xanh lấy nước tắm hàng ngày.
– Kinh giới: Tinh dầu (menthol racemic, D-menthol) trong kinh giới giúp giảm tắc nghẽn lỗ chân lông và ngứa; thành phần D-limonene chống viêm, tăng cường miễn dịch; vitamin C, protein, carbohydrate giúp bổ sung độ ẩm và làm mát da. Cách trị rôm sảy ở lưng cho bé và người lớn rất đơn giản, chỉ cần đun 1 nắm lá kinh giới với nước và chút muối. Lọc lấy nước và pha thành nước tắm hàng ngày.
– Tía tô: Sở dĩ lá tía tô có khả năng chữa rôm sảy vì thảo dược này chứa tinh dầu (0.3 – 0.5%) chống viêm, sát khuẩn và làm mát da; Citral (20%) tác dụng diệt khuẩn, kháng viêm mạnh mẽ. Cách trị rôm sảy ở lưng bằng lá tía tô như sau: Giã nát 1 nắm lá tía tô tươi để cắt lấy nước cốt thoa nhẹ nhàng lên vùng da lưng bị rôm sảy. Để lưu lại trên da khoảng 15 phút sau đó tắm lại bằng nước sạch.
Tắm lá, thảo dược chữa rôm sảy.
– Lá khế: Theo Đông y, lá khế có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Y học hiện đại tìm thấy trong lá khế có nhiều vitamin, chất chống oxy hóa và chất kháng viêm tự nhiên. Vì vậy, tắm bằng lá khế giúp làm mát da, giảm rôm sảy, xoa chịu cảm giác ngứa ngáy, tiêu viêm hiệu quả.
– Mướp đắng: Loại quả này có chứa các chất kháng khuẩn tự nhiên giúp tiêu việt vi khuẩn; vitamin E cấp ẩm, làm mềm da; vitamin C tăng đề kháng giúp da mau phục hồi. Người bị rôm sảy có thể đun 1-2 quả mướp đắng hoặc ép lấy nước cốt pha với nước để tắm.
2. Kem Yoosun Rau má
Dùng kem Yoosun Rau má loại bỏ rôm sảy là giải pháp tiện lợi và ưu việt được nhiều người lựa chọn.
Được mệnh danh là tuýp kem “đa zi năng”, Yoosun Rau má mang lại nhiều tác dụng cho da như: ngăn ngừa và trị rôm sảy, mẩn ngứa, hăm da, mụn nhọt; dịu vết muỗi đốt côn trùng cắn; ngăn ngừa mụn và thâm mụn; tái tạo da và ngừa thâm sẹo; làm mát da….
Kem bôi da Yoosun rau má.
Kem Yoosun Rau má an toàn và lành tính với dịch chiết rau má, không corticoid, không parabens nên có thể an tâm sử dụng khi gặp các vấn đề về da.
Bên cạnh đó, để tăng hiệu quả trị rôm sảy, bạn có thể kết hợp sử dụng với Gel tắm gội thảo dược Yoosun Rau má. Với thành phần chính là chiết xuất rau má, chiết xuất củ gừng và bisabolol, sản phẩm giúp làm mát da, dịu da, góp phần ngăn ngừa rôm sảy, mẩn ngứa, hăm da; làm sạch nhẹ nhàng, loại bỏ bụi bẩn, mồ hôi trên da…
Gel tắm gội thảo dược Yoosun Rau má không chứa sulfate, không xà phòng, không cồn, không paraben, không silicol, không corticoid, không parabens nên an toàn cho da, kể cả làn da nhạy cảm của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Để trị rôm sảy bằng gel tắm gội thảo dược Yoosun Rau má và kem bôi da Yoosun Rau má, bạn hãy thực hiện theo hướng dẫn sau:
– Bước 1: Tắm rửa bằng gel tắm gội thảo dược Yoosun Rau má để loại sạch da.
– Bước 2: Thoa kem bôi da Yoosun Rau má lên các vùng da bị rôm sảy. Mỗi ngày, nên thoa kem khoảng 2-3 lần.
3. Thuốc theo chỉ định của bác sĩ
Trường hợp đã áp dụng những cách chữa rôm sảy ở trên nhưng tình trạng không thuyên giảm hoặc có dấu hiệu nặng hơn, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn loại thuốc trị rôm sảy hiệu quả và phù hợp.
Một số loại thuốc bôi có tác dụng làm dịu kích thích da và cảm giác ngứa ngáy thường đường dùng trong điều trôm sảy ở lưng gồm:
– Thuốc chống viêm: Chẳng hạn như corticosteroid (thuốc bôi) giúp làm giảm viêm, ngứa và kích ứng da. Thuốc dùng khi bệnh nhân bị rôm sảy nặng.
– Thuốc chống nấm: Dùng khi rôm sảy do nấm gây ra, có thể bao gồm kem antifungal hoặc thuốc uống
– Kem làm dịu ngứa và chống viêm: Corticosteroid và một số loại thuốc khác.
– Kem bôi ngoài da Calamine: Tác dụng làm giảm các triệu chứng như khó chịu, đau rát, ngứa ngáy, làm khô các nốt mụn đỏ và mụn mủ trên da. Người bị rôm sảy chỉ cần thấm ướt dung dịch Calamine vào bông gạch rồi chấm nhẹ vào các vùng da lưng bị nổi sảy.
– Kem bôi Steroid: Có tác dụng chống viêm nhiễm, giảm phát ban, làm khô nhanh vết thương rôm sảy, chữa lành vết thương nhanh chóng và không để lại vết thâm.
– Thuốc kháng histamine: Công dụng giảm triệu chứng rôm sảy và phản ứng dị ứng. Có thể dùng dưới dạng uống hoặc bôi đều được. Tuy nhiên, khi sử dụng cho trẻ nhỏ cần có chỉ định của bác sĩ.
Người bị nổi sảy ở lưng nặng nên dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
!Lưu ý: Nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ khi muốn chữa rôm sảy bằng thuốc. Trong quá trình sử dụng, cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn và chỉ để đảm bảo an toàn, tránh xảy ra các rủi ro không mong muốn.
Ngoài ra, trong quá trình áp dụng các cách trị nổi rôm sảy ở lưng, bạn nên thay đổi một số thói quen sinh hoạt để hỗ trợ cải thiện rôm sảy nhanh chóng và hiệu quả hơn:
– Vệ sinh vùng da lưng bị rôm sảy sạch sẽ mỗi ngày với các sản phẩm sữa tắm phù hợp để tránh tình trạng nặng hơn.
– Làm mát da bằng cách tắm nước mát, chườm lạnh, dùng điều hòa hoặc quạt thông khí, nhất là vào những ngày mùa hè nóng bức.
Nên giữ lưng luôn thông thoáng, giảm thiểu mồ hôi bị tích tụ trong thời gian bị rôm sảy.
– Uống đủ 1,5 – 2 lít nước/ngày; tăng cường ăn nhiều các thực phẩm/món ăn có tính mát như: nước dừa, rau má, cam, chanh, bưởi, nước đỗ đen…
– Trang phục nên mặc các loại quần áo thoáng mát, rộng rãi với chất liệu thấm mồ hôi tốt. Nên thay quần áo thường xuyên để tránh bị viêm da, nhiễm trùng.
– Vệ sinh phòng ngủ, nhà cửa, chăn ga gối và nhà cửa luôn sạch sẽ.
Không được dùng tay để cọ xát, nặn, gãi hoặc có hành động chà xát mạnh gây tổn thương da lưng.
Với trẻ nhỏ, cần tránh sử dụng phấn rôm vì có thể làm bít lỗ chân lông nhiều hơn.
V – Rôm sảy ở lưng khi nào cần gặp bác sĩ?
Tình trạng người lớn và bé bị rôm sảy ở lưng thông thường sẽ tự khỏi sau khoảng 2-3 ngày khi áp dụng các biện pháp khắc phục và chăm sóc da đúng cách: tránh tác động nhiệt lên vùng da bị ảnh hưởng, tránh môi trường ẩm ướt, giữ cho vùng da bị kích thích luôn khô thoáng.
Tuy nhiên, rôm sảy ở lưng nếu để kéo dài không được điều trị và chăm sóc đúng cách có thể dẫn đến những biến chứng như: Nhiễm khuẩn thứ phát (thường do tụ cầu); điều tiết nhiệt suy giảm; tăng tiết mồ hôi ở những vùng không bị ảnh hưởng.
Do đó, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay để được hỗ trợ nếu gặp tình trạng sau:
– Rôm sảy ở lưng kéo dài hơn 1 tuần.
– Rôm sảy, phát ban khắp cơ thể.
– Xuất hiện các dấu hiệu nhiễm trùng như: sưng tấy, đau, nóng rát ở vùng da lưng bị nổi rôm sảy và các vùng da xung quanh.
– Có dấu hiệu kiệt sức vì nhiệt.
– Không có khả năng đồ mồ hôi.
– Bị nổi sảy trên lưng kèm sưng hạch bạch huyết ở cổ, háng, nách.
– Sốt 38°C hoặc cao hơn kèm ớn lạnh.
Nên đi thăm khám bác sĩ ngay nếu tình trạng rôm sảy ở lưng kéo dài hơn 1 tuần.
Khi xuất hiện triệu chứng bị rôm sảy ở lưng, người bệnh có thể Khoa Da liễu – Dị ứng của các bệnh viện để thăm khám. Một số bệnh viện uy tín bạn có thể tham khảo gồm:
– Tại Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Bệnh viện Thanh Nhàn…
– Tại TP. Hồ Chí Minh: Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Nhân dân Gia Định, Bệnh viện Nhân dân 115…
Tình trạng nổi sảy ở lưng trẻ em và người lớn không chỉ gây ngứa ngáy, khó chịu mà còn có thể làm tổn thương da do người bệnh thường xuyên gãi. Vì vậy, khi xuất hiện các triệu chứng kể trên, người bệnh nên tìm cách khắc phục ngay.
VI – Cách phòng ngừa rôm sảy ở lưng
Để phòng tránh rôm sảy ở lưng người lớn và trẻ em, cần lưu ý một số vấn đề dưới đây trong vấn đề vệ sinh, ăn uống và sinh hoạt hàng ngày:
1. Quần áo
Nên mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, bằng chất liệu mềm mại và có khả năng thấm hút mồ hôi tốt, đặc biệt là vào mùa hè thời tiết nóng nực.
Bên cạnh đó, nên thay quần áo khi ra nhiều mồ hôi. Giặt quần áo sạch sẽ, phơi dưới ánh nắng mặt trời. Chọn nước giặt và nước xả vải có thành phần chiết xuất từ thiên nhiên với độ pH trung tính để tránh gây kích ứng da.
2. Vệ sinh cá nhân
Tắm rửa vệ sinh sạch sẽ hàng ngày, nhất là sau khi cơ thể đổ nhiều mồ hôi. Riêng đối với trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh nổi sảy trên lưng các mẹ nên vệ sinh da lưng 2 lần/ngày.
Trẻ nhỏ và người lớn sau khi thể dục, vận động nhiều cần dùng khăn khô lau người sạch sẽ và ngồi quạt để ráo mồ hôi. Sau đó, tắm bằng các loại xà phòng hoặc sữa tắm dịu nhẹ, lành tính, chú ý tắm kỹ ở vùng da lưng đổ nhiều mồ hôi.
3. Giữ lưng luôn thông thoáng
Giữ lưng luôn thông thoáng, giảm thiểu mồ hôi bị tích tụ bằng hạn chế nằm nhiều, ngồi nhiều hơn nằm. Khi nằm nên nằm nghiêng để vùng da lưng không bị bí bách, ẩm ướt do mồ hôi. Bên cạnh việc tắm rửa vệ sinh và mặc quần áo thoáng mát, để giúp giữ da luôn khô thoáng, bạn nên sử dụng điều hòa khi thời tiết nóng bức.
4. Vệ sinh nhà cửa, môi trường sống
Vệ sinh nhà cửa, phòng ngủ, chăn ga gối đệm sạch sẽ. Giữ môi trường sống xung quanh luôn sạch sẽ, thoáng mát, thông khí để tránh vi khuẩn có hại tấn công và xâm nhập. Mặt khác, cần hạn chế tiếp xúc với bụi bẩn, khói thuốc.
5. Dinh dưỡng
Để phòng ngừa nổi sảy ở lưng, nên ăn hoa quả giàu vitamin C; các loại nước uống giải nhiệt (rau má, bột sắn dây); rau xanh và một số loại củ có tính mát (diếp cá, bí đao, cà rốt, bưởi, mướp đắng…)
Ngược lại, nên hạn chế ăn các đồ ăn/thực phẩm có tính nóng như: các loại thịt đỏ, gia vị (gừng, tỏi, ớt); hoa quả (đào, nhãn, vải); kiêng ăn thực phẩm cay nóng, đồ ăn chứa nhiều đường, chiên rán có gas và cồn để tránh tình trạng rôm sảy ở lưng nặng hơn.
6. Cẩn trọng khi dùng mỹ phẩm
Không nên sử dụng các loại mỹ phẩm, kem bôi có thành phần dầu khoáng hoặc dầu. Vì có thể gây bít tắc lỗ chân lông, khiến mồ hôi không thoát ra được dẫn đến rôm sảy.
Vệ sinh và giữ lưng luôn thông thoáng giúp phòng ngừa nổi sảy hiệu quả.
Bị nổi sảy ở lưng tuy không nguy hiểm cho sức khỏe nhưng lại gây mất thẩm mỹ cùng nhiều phiền toái và khó chịu trong cuộc sống hàng ngày. Do đó, bạn nên đi thăm khám ngay để được can thiệp y tế kịp thời nếu đã áp dụng các biện pháp khắc phục tại nhà nhưng không hiệu quả.
Nếu vẫn còn thắc mắc về vấn đề nổi sảy ở lưng ở trẻ nhỏ và người lớn hoặc muốn biết thêm thông tin về kem bôi da Yoosun Rau má, bạn vui lòng gọi đến tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ của Yoosun Rau Má tư vấn.
Tham khảo thêm:
- Trẻ bị rôm sảy ở đầu: Nguyên nhân và cách trị rôm sảy ở đầu cho bé
- Cách trị rôm sảy bằng mướp đắng (khổ qua) và lưu ý cần biết!
Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:
5/5 - (1 bình chọn) Bình luận mặc định Bình luận trên facebookChưa có bình luận!
Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.
Tên của bạn*Địa chỉ email*Ghi nhớ tên và email cho lần bình luận sau.
Từ khóa » Nổi Rôm Sảy ở Lưng
-
Nổi Rôm Sảy ở Lưng: Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Cách điều Trị
-
Trẻ Bị Rôm Sảy ở Lưng: Nguyên Nhân Và Cách điều Trị Hiệu Quả
-
13 Cách Trị Rôm Sảy Dứt điểm Cho Cả Người Lớn Và Trẻ Nhỏ
-
Nguyên Nhân Gây Nổi Rôm Sảy ở Người Lớn Và Cách điều Trị Hiệu Quả
-
Rôm, Sảy Mùa Nắng Nóng - Tuổi Trẻ Online
-
Lưu ý Khi Trị Rôm Sảy Bằng Phương Pháp Dân Gian | Vinmec
-
Trẻ Sơ Sinh Bị Rôm Sảy ở Lưng: 5 Nguyên Nhân & 6 Cách Trị - Dr.Papie
-
Vì Sao Trẻ Bị Rôm Sảy? Rôm Sảy Thường Mọc ở đâu?
-
Trẻ Bị Rôm Sảy ở Lưng, Nguyên Nhân Do đâu - VIETSKIN
-
Bé Bị Rôm Sảy ở Lưng Mẹ Cần Làm Ngay điều Này
-
Rôm Sảy Mùa Hè (Miliaria)
-
Nguyên Nhân Bị Rôm Sảy ở Người Lớn - Hello Bacsi
-
Trẻ Bị Rôm Sảy ở Lưng: Nguyên Nhân Dấu Hiệu Cách Chữa Trị
-
Bé Bị Rôm Sảy ở Lưng: Mẹ điều Trị Cho Bé Như Thế Nào?