Trẻ Bị Rôm Sảy ở Lưng: Nguyên Nhân Và Cách điều Trị Hiệu Quả

Trẻ bị rôm sảy ở lưng là hiện tượng phổ biến, hay gặp nhiều nhất vào mùa nóng. Nhiều cha mẹ thường hay chủ quan khi con gặp hiện tượng này mà không biết rằng rôm sảy hoàn toàn có thể gây ra những hệ lụy nguy hiểm như viêm da, nhiễm trùng,… Các bậc cha mẹ nên tìm hiểu rõ nguyên nhân, đồng thời cách điều trị hiệu quả giúp con khắc phục tình trạng rôm sảy, đảm bảo cho con luôn an toàn và khỏe mạnh.

Menu xem nhanh:

Toggle
  • 1. Nguyên nhân khiến lưng trẻ dễ bị nổi mẩn
    • 1.1 Tuyến mồ hôi lưng chưa hoàn thiện
    • 1.2 Thói quen nằm nhiều dễ khiến trẻ bị nổi mẩn
    • 1.3 Không chú ý vệ sinh cho trẻ  
    • 1.4 Mặc quá nhiều quần áo dễ khiến trẻ bị nổi mẩn
  • 2. Biểu hiện và hậu quả khi trẻ bị nổi mẩn ở lưng
  • 3. Mách mẹ những cách điều trị hiệu quả khi trẻ bị rôm sảy ở lưng
    • 3.1 Những việc nên làm để điều trị khi trẻ bị rôm sảy ở lưng
    • 3.1.1 Giữ lưng trẻ thông thoáng
    • 3.1.2 Lưu ý trong việc chọn lựa quần áo cho trẻ
    • 3.1.3 Vệ sinh lưng đúng cách cho trẻ
    • 3.1.4 Giữ gìn môi trường sống xung quanh bé
    • 3.1.5 Sử dụng các loại lá, thảo dược để tắm cho con trong thời gian bị rôm sảy
    • 3.2 Một vài chú ý không nên làm khi trẻ bị rôm sảy ở lưng

1. Nguyên nhân khiến lưng trẻ dễ bị nổi mẩn

1.1 Tuyến mồ hôi lưng chưa hoàn thiện

Tuyến mồ hôi ở trẻ em chưa hoàn thiện giống như người lớn, khả năng hoạt động chưa đủ mạnh để mồ hôi không thoát hết ra ngoài được dễ gây bít tắc dưới vùng da lưng. Thêm vào đó, da trẻ em thường nhạy cảm, mỏng manh càng tạo điều kiện rôm sảy phát triển. 

1.2 Thói quen nằm nhiều dễ khiến trẻ bị nổi mẩn

Cha mẹ thường hay để trẻ đặc biệt trẻ sơ sinh nằm lâu một chỗ. Lúc này bề mặt da lưng của trẻ bị bí bách do không được tiếp xúc với không khí, mồ hôi không thoát ra ngoài được gây ra hiện tượng rôm sảy. 

1.3 Không chú ý vệ sinh cho trẻ  

Việc không chú ý vệ sinh lưng cho trẻ khiến nguy cơ cao con bị rôm sảy. Khi bé vận động nhiều, cổ, gáy, lưng là vùng ra nhiều mồ hôi. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ chỉ chú ý đến vệ sinh cổ và gáy, không vệ sinh lưng dẫn đến mồ hôi tích tụ tụ nhiều ở lỗ chân lông, rôm sảy là điều khó tránh khỏi. 

Để trẻ nằm một chỗ quá lâu là nguyên nhân khiến trẻ bị rôm sảy ở lưng

Để trẻ nằm một chỗ quá lâu là nguyên nhân khiến trẻ bị rôm sảy nhiều ở lưng

1.4 Mặc quá nhiều quần áo dễ khiến trẻ bị nổi mẩn

Đây là nguyên nhân ít cha mẹ để ý đến. Cha mẹ thường lo con bị cảm lạnh, ốm nên mặc nhiều quần áo dày. Lưng trẻ khi đó không thoát được mồ hôi, thông thoáng gây rôm sảy nhiều ở lưng. 

Ngoài ra, rôm sảy còn hay xảy ra với những trường hợp trẻ bị sốt cao, nóng trong người,…

2. Biểu hiện và hậu quả khi trẻ bị nổi mẩn ở lưng

Trẻ bị nổi mẩn lưng có thể được phát hiện thông qua những dấu hiệu phổ biến trên da như:

– Những vết đỏ xuất hiện rải rác khắp lưng, có thể bị sần lên. 

– Sau 1 đến 2 ngày, ngày càng nhiều vết đỏ li ti xuất hiện, mọc lên thành từng đám. 

– Mụn nước bắt đầu có xu hướng lan rộng, phát tán khắp vùng lưng trẻ. Có thể có mủ, bị vỡ ra gây lở loét nghiêm trọng. 

– Trẻ cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu, liên tục đưa tay về sau lưng để gãi, và hay quấy khóc, chán ăn. 

Khi bị rôm sảy, trẻ có nhiều vết đỏ li ti xuất hiện, mọc toàn bộ vùng da lưng.

Khi bị rôm sảy, trẻ có nhiều vết đỏ li ti xuất hiện, mọc toàn bộ vùng da lưng.

Bởi trẻ bị nổi mẩn ở sau lưng nên nhiều cha mẹ không phát hiện ra sớm, tới lúc phát hiện thì sảy mọc rất nhiều và có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như sau: 

– Nhiễm trùng: đây là hiện tượng ba mẹ gặp do các mụn nước bị vỡ ra, lở loét, tạo ra các mụn có mủ trắng, sưng to và đau nhức. Những vết nhiễm trùng này dễ để lại sẹo trên da của con, trầm trọng hơn gây ra nhiễm trùng máu, viêm tắc tĩnh mạch ở trẻ. 

– Viêm da: hiện tượng rôm sảy xảy ra lâu ngày trên da trẻ, không được điều trị sẽ làm viêm lỗ chân lông, giảm khả năng miễn dịch da của trẻ. Theo đó, trẻ có nguy cơ bị mắc các bệnh liên quan đến viêm da như bong tróc, khô,… sẽ rất khó điều trị. 

– Ngoài ra, trẻ bị rôm sảy rất dễ có biểu hiện nôn, sốt, da tái, mạch đập nhanh,… nếu tình trạng bệnh có diễn biến ngày càng nghiêm trọng.

3. Mách mẹ những cách điều trị hiệu quả khi trẻ bị rôm sảy ở lưng

3.1 Những việc nên làm để điều trị khi trẻ bị rôm sảy ở lưng

Rôm sảy ở lưng hoàn toàn có thể điều trị khỏi, không gặp biến chứng khi mẹ phát hiện sớm và có phương pháp đúng. Những phương pháp bác sĩ chuyên khoa khuyên mẹ nên áp dụng: 

3.1.1 Giữ lưng trẻ thông thoáng

Điều này để giảm thiểu mồ hôi bị tích tụ. Mẹ có thể cho trẻ ngồi nhiều hơn thay vì nằm, khi nằm nên ưu tiên trẻ nằm nghiêng hạn chế vùng da lưng bị bí bách, không được tiếp xúc với không khí. 

3.1.2 Lưu ý trong việc chọn lựa quần áo cho trẻ

Nhiều cha mẹ có thói quen mặc nhiều quần áo để trẻ không bị nhiễm lạnh. Tuy nhiên việc này vô tình làm cho trẻ bị nóng, ra mồ hôi nhiều không thoát ra ngoài được. Do vậy, cha mẹ nên cho con mặc quần áo vừa phải, có chất liệu thấm hút mồ hôi tốt, mát, co giãn tốt như cotton, vải lanh, lụa,…

3.1.3 Vệ sinh lưng đúng cách cho trẻ

Việc làm cần thiết để loại bỏ mồ hôi, bụi bẩn ở lưng trẻ. Mẹ cần thực hiện vệ sinh lưng cho trẻ ít nhất 2 lần một ngày để đảm bảo. Khi vệ sinh, mẹ nên sử dụng khăn bông mềm, sạch và lau từ cổ xuống lưng một cách nhẹ nhàng. 

3.1.4 Giữ gìn môi trường sống xung quanh bé

Mẹ nên cho bé ở trong môi trường thoáng mát, thông khí, hạn chế tiếp xúc với khói thuốc, bụi bẩn. Mẹ nên thường xuyên vệ sinh thảm, chăn ga gối của con để tránh lây nhiễm vi khuẩn. 

3.1.5 Sử dụng các loại lá, thảo dược để tắm cho con trong thời gian bị rôm sảy

Đây là một trong phương pháp dân gian hiệu quả có tác dụng làm mát, chống viêm, giảm ngứa ngáy cho con. Những loại lá hay được sử dụng là lá kinh giới, trầu không, tía tô, mướp đắng… Tuy nhiên, đây là phương pháp được dân gian truyền lại, chưa được kiểm chứng. Vì thế, các mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng nhé!

<yoastmarkez-toc-section3.2 Một vài chú ý không nên làm khi trẻ bị rôm sảy ở lưng

– Tuyệt đối không được dùng tay để nặn, gãi hoặc có hành động trà xát mạnh gây tổn thương lưng của con. 

– Trường hợp lưng trẻ có dấu hiệu bị trầy xước hay lở loét, cha mẹ nên cân nhắc về việc tắm cho con bằng nước lá. Nên hỏi ý kiếm bác sĩ trước khi sử dụng loại lá nào để tránh tác dụng phụ không mong muốn. 

– Cha mẹ cho trẻ tắm dung dịch lành tính. Hãy chọn sản phẩm chứa ít chất tẩy rửa hoặc hương liệu. Điều này sẽ giúp giảm kích ứng da. 

– Chú ý đến khẩu phần ăn của trẻ. Hạn chế thực phẩm gây nóng trong như đồ ăn vặt, đồ ngọt, đồ ăn dầu mỡ,…

Trên đây là nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả khi trẻ bị rôm sảy ở lưng. Rôm sảy không quá nguy hại đến sức khỏe của con. Tuy nhiên, bệnh vẫn có thể xảy ra biến chứng nếu thời gian không được điều trị kịp thời. Do vậy, cha mẹ cần chú ý để chăm sóc con thật tốt. 

Từ khóa » Nổi Rôm Sảy ở Lưng