Trẻ Bị Rôm Sảy ở Lưng, Nguyên Nhân Do đâu - VIETSKIN
Có thể bạn quan tâm
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở lưng
Chủ yếu nguyên nhân khiến trẻ bị rôm sảy ở lưng như sau:
- Do bị tắc nghẽn tuyến mồ hôi: Bởi da bé nhạy cảm, mỏng manh cộng thêm các ống tuyến mồ hôi chưa hoàn thiện như ở người lớn nên dễ bị bít tắc, khiến cho mồ hôi không thoát ra ngoài được, gây ứ đọng trên da và dẫn tới rôm sảy.
- Do bé nằm nhiều: Vào thời tiết nắng nóng hoặc ngay cả mùa đông, nếu bạn để bé nằm quá lâu một chỗ, bề mặt da ở lưng sẽ bị bí bách, không được tiếp xúc với không khí bên ngoài nên, khi ra mồ hôi sẽ không thoát được nên rất dễ bị mắc rôm sảy ở lưng.
- Do mẹ mặc cho bé quần áo dày, chật hoặc quần áo bằng những chất liệu gây bí, nóng. Vùng lưng của bé luôn được bao bọc bởi lớp áo, nên nếu mẹ cho con mặc lớp áo dày, vải không thấm hút mồ hôi thì mồ hôi sẽ tích tụ ở lưng rồi gây rôm sảy.
- Do mẹ không chú ý vệ sinh cho bé: khi ra nhiều mồ hôi có thể chảy từ cổ gáy xuống dưới lưng, nên nếu mẹ chỉ lau mồ hôi ở cổ mà quên không lau lưng hoặc vệ sinh cơ thể cho bé mỗi ngày, thì mồ hôi sẽ tích tụ lâu ở lỗ chân lông, hút bụi bẩn rồi gây rôm sảy ở lưng.
Ngoài ra những trẻ bị sốt cao, trẻ nằm ở trong lồng kính lâu ngày cũng có thể bị tắc nghẽn các ống tuyến mồ hôi, là thủ phạm gây ra rôm sảy.
Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở lưng
Bởi rôm sảy xuất hiện ở đằng sau lưng nên nhiều cha mẹ chủ quan không phát hiện ra sớm, tới lúc phát hiện thì sảy mọc rất nhiều. Cụ thể biểu hiện của bệnh bao gồm:
- Lúc mới đầu vùng lưng của bé sẽ xuất hiện các vệt đỏ kéo dài khắp lưng
- sau đó sẽ mọc lên các nốt mụn màu đỏ li ti, các nốt sẩn, đặc biệt các mụn này có thể mọc tập trung thành từng đám, từng mảng nhỏ hoặc là phát tán nhỏ lẻ khắp bề mặt lưng.
- Càng kéo dài thì các mụn này có thể nhiễm trùng phát triển thành các mụn nước, mụn mủ, lâu ngày khi va chạm hoặc cọ xát sẽ gây chảy mủ, trầy xước.
- Ngoài ra bé còn cảm thấy vô cùng ngứa ngáy, khó chịu, đau rát, bị sốt cao hoặc ớn lạnh đột ngột mà không rõ nguyên nhân do đâu.
Biến chứng nguy hiểm của rôm sảy ở lưng
Thông thường, khi da được làm mát và giữ khô thoáng, rôm sảy ở lưng sẽ tự biến mất. Tuy nhiên, nếu không được chăm sóc đúng cách và giữ vệ sinh cẩn thận, bệnh dễ chuyển nặng, hình thành mụn mủ và nhọt, gây trầy xước và nhiễm trùng da, đồng thời dẫn đến các biến chứng dưới đây.
- Viêm da mãn tính
- Nhiễm trùng da
- Sốc phản vệ
- Nhiễm trùng huyết
Cách trị rôm sảy ở lưng trẻ
Trong hầu hết các trường hợp, rôm sảy ở lưng sẽ tự hết trong một vài ngày. Đối với loại rôm sảy nặng, bạn cần bôi thuốc mỡ lên da để giảm khó chịu và ngăn ngừa các biến chứng. Thuốc bôi có thể bao gồm calamine lotion, lanolin khan, corticoid bôi ngoài da, kem dưỡng ẩm.
Ngoài ra bác sĩ có thể kê thêm kem chứa steroid có thể làm dịu sự kích thích trong quá trình hết bệnh. Kem nhẹ chứa steroid như hydrocortisone 1% có thể được mua tại các quầy thuốc thông thường. Bạn không nên lấy tay bôi trực tiếp nên lưng. Hãy làm theo các hướng dẫn bác sĩ da liễu. Cùng với đó các loại thuốc bôi này không thể tự ý dùng cho trẻ nhỏ và dùng dài ngày. Vì vậy khi điều trị bạn nên cần tham khảo ý kiến các bác sĩ da liễu.
Phương pháp phòng rôm sảy ở lưng trẻ
Bạn sẽ có thể kiểm soát rôm sảy nếu áp dụng các biện pháp sau:
- Để tránh trẻ bị rôm sảy ở lưng, hãy tránh những tình huống có thể dẫn đến chảy mồ hôi nhiều chẳng hạn như: hoạt động thể thao quá sức hay lao động nặng dưới trời nắng nóng…
- Trong thời tiết nóng bức, hãy sử dụng quạt, điều hòa và tắm nước lạnh để làm mát cơ thể, giữ cho da luôn khô thoáng.
- mặc quần áo nhẹ, mỏng và thoáng, chất liệu mềm, mát, nhẹ như lanh, lụa…Tránh những chất liệu nóng, gây bí, khó thấm mồ hôi như polyester.
- Tắm với xà phòng được làm từ các chất tự nhiên, không gây kích ứng cho da. Sau khi tắm, hãy để cho da tự khô thay vì dùng khăn lau
- Tránh sử dụng các loại mỹ phẩm, kem bôi, thuốc mỡ có thành phần chứa dầu hay dầu khoáng cho trẻ vì chúng có thể gây tắc nghẽn lỗ chân lông, khiến mồ hôi không thoát ra được.
- Cho trẻ bú mẹ đủ thời gian trong 6 tháng đầu, sau đó tăng cường những thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất trong rau quả; Nhất là những thực phẩm có tác dụng thanh nhiệt, giải độc như: Đỗ đen, cam, táo, rau xanh…
Rôm sảy ở lưng xuất hiện thường xuyên và trở nên phổ biến vào mùa hè. Vì vậy, nếu nhận biết và có kiến thức đầy đủ về bệnh cũng như việc phòng ngừa và cách điều trị bệnh rôm sảy ở trẻ em, bệnh sẽ không còn là mối lo ngại cho cha mẹ, và quan trọng là trẻ sẽ luôn khỏe mạnh, vui chơi thoải mái.
Bạn có thể quan tâm đến những chủ đề:
- Nguyên nhân và cách nhận biết rôm sảy ở trẻ em
Từ khóa » Nổi Rôm Sảy ở Lưng
-
Nổi Rôm Sảy ở Lưng: Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Cách điều Trị
-
Trẻ Bị Rôm Sảy ở Lưng: Nguyên Nhân Và Cách điều Trị Hiệu Quả
-
13 Cách Trị Rôm Sảy Dứt điểm Cho Cả Người Lớn Và Trẻ Nhỏ
-
Nguyên Nhân Gây Nổi Rôm Sảy ở Người Lớn Và Cách điều Trị Hiệu Quả
-
Rôm, Sảy Mùa Nắng Nóng - Tuổi Trẻ Online
-
Lưu ý Khi Trị Rôm Sảy Bằng Phương Pháp Dân Gian | Vinmec
-
Nổi Rôm Sảy ở Lưng: Nguyên Nhân, Biểu Hiện, Cách điều Trị
-
Trẻ Sơ Sinh Bị Rôm Sảy ở Lưng: 5 Nguyên Nhân & 6 Cách Trị - Dr.Papie
-
Vì Sao Trẻ Bị Rôm Sảy? Rôm Sảy Thường Mọc ở đâu?
-
Bé Bị Rôm Sảy ở Lưng Mẹ Cần Làm Ngay điều Này
-
Rôm Sảy Mùa Hè (Miliaria)
-
Nguyên Nhân Bị Rôm Sảy ở Người Lớn - Hello Bacsi
-
Trẻ Bị Rôm Sảy ở Lưng: Nguyên Nhân Dấu Hiệu Cách Chữa Trị
-
Bé Bị Rôm Sảy ở Lưng: Mẹ điều Trị Cho Bé Như Thế Nào?