Nông Dân Có Tiền Tỷ Nhờ Nuôi Gà, Trồng Rau

Nuôi gà, trồng rau công nghệ cao

Ở khu phố Trang Hạ, phường Trang Hạ, thị xã Từ Sơn, đa phần các hộ dân đều làm nghề mộc hoặc tham gia buôn bán, kinh doanh. Số người gắn với nghề nông, đặc biệt là chăn nuôi gà như "Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2021" Trần Văn Tường là rất hiếm.

Ông Tường hiện sở hữu khu chăn nuôi hơn 2.000 m2, nuôi 15.000 gà bố mẹ đẻ trứng theo mô hình chuồng nuôi khép kín và khu ấp nở gần 1.000 m2 với 20 máy ấp, công suất 19.200 trứng/mẻ. Cứ 4 ngày cơ sở lại xuất ra 30.000 gà giống với giá bán thời điểm hiện tại 7.000 đồng/con, thời điểm cao nhất 14.000 đồng/con; doanh thu đạt 2 tỷ đồng/tháng. Cơ sở tạo việc làm cho 15 lao động với mức thu nhập ổn định.

Công nhân làm việc tại trang trại nuôi gà của ông Tường thực hiện kỹ thuật thụ tinh nhân cho đàn gà. đi thụ tinh cho gà. Trước sự cạnh tranh khốc liệt trong thị trường giống gia cầm, gia đình ông Tường thường xuyên phải nhập ngoại giống bố mẹ về. Đàn gà giống đẻ tháng đầu ông loại bỏ, chỉ khai thác 6-7 tháng là thay đàn mới. Nhờ đó, chất lượng gà con luôn đảm bảo cho nông dân nuôi đạt hiệu quả cao. Ảnh: Khương Lực.

Cùng chung niềm đam mê với nông nghiệp, chị Nguyễn Thị Trâm (SN 1990) và chồng là anh Nguyễn Đình Hải ở thôn Nhất Trai, xã Minh Tân, huyện Lương Tài đã mạnh dạn đầu tư mô hình nông nghiệp công nghệ cao. Khác với hình ảnh người nông dân chân lấm tay bùn, ấn tượng của tôi khi lần đầu gặp Trâm toát lên phong cách trẻ trung, năng động tràn đầy nhiệt huyết của tuổi trẻ.

Mô hình trồng dưa leo baby trong nhà lưới công nghệ cao của chị Nguyễn Thị Trâm ở xã Minh Tân, huyện Lương Tài (Bắc Ninh). Ảnh: Thu Hà

Chị Trâm cho biết: "Lương Tài là huyện thuần nông, người dân chủ yếu canh tác theo phương pháp truyền thống cho nên giá trị sản xuất không cao. Năm 2014, tôi thành lập công ty, năm 2016 mở rộng diện tích và đầu tư công nghệ vào sản xuất. Thời điểm đó, công ty thuê khoảng 5ha đất trồng rau theo tiêu chuẩn VietGAP, ngoài măng tây còn trồng luân canh các loại rau ngắn ngày theo mùa vụ.

Chúng tôi mạnh dạn đưa nhiều tiến bộ kỹ thuật như hệ thống tưới phun, tưới nhỏ giọt, máy lên luống, máy xới, nhà lưới vào sản xuất. Tháng 10 năm 2018, công ty chính thức được cấp giấy chứng nhận VietGAP".

Sản phẩm chất lượng cùng tờ giấy "thông hành" đã giúp Hải Phong có đầu ra ổn định. Ngoài diện tích 5ha, công ty còn liên kết với các tổ chức, cá nhân trồng 50ha rau màu. Hiện nay, tất cả diện tích canh tác của Hải Phong đều được áp dụng các tiến bộ kỹ thuật về giống, quy trình sản xuất, công nghệ tiên tiến và hiện đại. Công ty tạo việc làm thường xuyên cho khoảng 30 lao động với mức thu nhập bình quân từ 4 đến 8 triệu đồng/người/tháng.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao được hình thành và khẳng định thương hiệu như: HTX rau an toàn thôn Liên Ấp (Việt Đoàn, Tiên Du), HTX rau công nghệ cao Liêm Anh (Việt Đoàn, Tiên Du); HTX dịch vụ nông nghiệp Ngăm Mạc (Lãng Ngâm, Gia Bình); HTX dịch vụ nông nghiệp Đức Lân (Yên Phụ, Yên Phong); HTX chăn nuôi gia cầm Cường Thịnh (Đông Thọ, Yên Phong), trang trại Delco (Nguyệt Đức, Thuận Thành)...

Những mô hình này cho thấy, xu hướng sản xuất sạch có sức lan tỏa mạnh mẽ, khẳng định sự nhạy bén của người nông dân Bắc Ninh trước xu thế hội nhập.

Nhiều chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Theo Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Bắc Ninh Đặng Trần Trung, Bắc Ninh có diện tích đất tự nhiên nhỏ nhất cả nước nhưng lại có nhiều khu công nghiệp tập trung, cụm công nghiệp và làng nghề, diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Chính vì vậy, việc đẩy nhanh ứng dụng khoa học kỹ thuật, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp có ý nghĩa hết sức to lớn.

Phát huy kết quả đạt được, Bắc Ninh phấn đấu đến năm 2025, tỷ trọng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao sẽ chiếm từ 35 đến 40% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp.

Những năm qua, tỉnh Bắc Ninh đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách về phát triển nông nghiệp, tạo điều kiện hình thành và phát triển kinh tế trang trại như: Phát triển sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp, chuyển dịch ruộng trũng sang nuôi trồng thủy sản, dồn điển đổi thửa, phát triển chăn nuôi trang trại ngoài khu dân cư, phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao…

Những chính sách hỗ trợ trên đã thúc đẩy doanh nghiệp, nông dân ứng dụng công nghệ cao đầu tư vào sản xuất nông nghiệp. Nhờ đó, tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của tỉnh không ngừng được nâng lên, chiếm khoảng 30% giá trị sản xuất toàn ngành.

Toàn tỉnh hiện có 56 cơ sở trồng trọt ứng dụng công nghệ cao, với tổng diện tích 213.450 ha, trong đó sản xuất rau, hoa cao cấp theo công nghệ nhà lưới, nhà màng, nhà kính là 82.860 ha.

Đặc biệt, việc sản xuất rau an toàn được các địa phương của tỉnh Bắc Ninh chú trọng phát triển trong khoảng 5 năm qua. Đến nay, toàn tỉnh có trên 3.000 ha sản xuất rau theo hướng an toàn, chiếm khoảng 1/3 tổng diện tích rau. Nhờ sản xuất khoa học, năng suất bình quân của diện tích rau an toàn đạt hơn 20 tấn/ha, tổng sản lượng đạt khoảng 60.000 tấn, chiếm 25% tổng sản lượng rau toàn tỉnh.

Trong chăn nuôi, 72 trang trại ứng dụng công nghệ chuồng kín. Nhiều cơ sở đã đầu tư công nghệ tự động hóa vào sản xuất nhằm đảm bảo an toàn dịch bệnh.

Về thủy sản, công nghệ nuôi thâm canh, siêu thâm canh trong ao đất và trong lồng trên sông đang ngày càng phát triển.

Đáng chú ý, công nghệ bảo quản lạnh được áp dụng nhiều trong bảo quản rau, củ, quả tươi đã góp phần kéo dài được thời gian sử dụng của sản phẩm, đồng thời giữ được chất lượng hàng hóa, nâng cao giá trị. Toàn tỉnh có hơn 70 kho lạnh với dung tích bảo quản đạt 150-200 m3/kho, bảo quản các loại rau, củ quả tươi....

Công nghệ sấy khô, công nghệ chế biến sâu được nhiều cơ sở tích cực áp dụng với 24 lò sấy nông sản, 8 doanh nghiệp áp dụng công nghệ chế biến sâu từ sản phẩm thô đến sản phẩm cuối cùng (thành phẩm). Ngoài ra, 11 cơ sở sản xuất, kinh doanh, cung ứng sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn với 25 chuỗi sản phẩm được cấp giấy xác nhận.

Từ khóa » Người Nông Dân Trồng Lan