Nong Hàm Là Như Thế Nào? Những điều Cần Biết Về Nong Hàm!

Nong hàm là một kỹ thuật thường được áp dụng trong niềng răng, thường được chỉ định cho các trường hợp có cung hàm hẹp, thiếu khoảng trống. Hẹp hàm là 1 vấn đề rất hay gặp, đặc biệt với trẻ có thói quen răng miệng xấu. Vậy khi nào thì cần nong hàm? Cùng Nha khoa Vân Anh tìm hiểu bài viết hôm nay nhé!

nong-ham-la-gi

MỤC LỤC

  • Nong hàm là như thế nào?
    • Mục đích của việc nong hàm là gì?  
  • Khí cụ nong hàm
    • Khí cụ dùng khi nong răng
    • Khí cụ dùng khi nong xương
  • Một số lưu ý trước và sau khi nong hàm
    • Nong hàm có đau không?
    • Nong hàm có thay đổi khuôn mặt không?
    • Giá nong hàm bao nhiêu tiền?
    • Một số lưu ý khác khi nong hàm
    • THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Nong hàm là như thế nào?

Nong hàm là việc sử dụng các khí cụ để làm rộng cung hàm theo chiều ngang. Người bị hẹp cung hàm thường có biểu hiện như:

– Khoảng tối ở ngách hành lang má lớn khi cười.

– Răng cửa chìa ra trước, có thể có kèm cắn chéo ở vùng răng sau… 

Thông thường, nguyên nhân dẫn tới cung hàm hẹp là do gen di truyền hoặc do thói quen răng miệng xấu như: thở bằng miệng, mút ngón tay,…Tuy nhiên kĩ thuật này chỉ có thể áp dụng trong một số trường hợp cụ thể, thời gian từ 1-3 tháng. 

Mục đích của việc nong hàm là gì?  

– Tạo khoảng:

Khi làm rộng cung răng sẽ tạo ra những khe thưa. Những khe thưa này có thể được sử dụng để làm đều các răng hay giảm độ chìa răng cửa…

– Giúp nụ cười sáng và đẹp hơn:

Như nói ở trên, việc hẹp hàm làm cho bạn khi cười lộ ít răng ở hai bên hơn (khoảng tối ở ngách hành lang má lớn khi cười), kèm theo răng cửa chìa ra trước nên nụ cười tối và kém thẩm mỹ hơn. Vì vậy, phương pháp nong hàm sẽ giúp cho nụ cười của bạn sáng hơn và đẹp hơn!

– Tạo khớp cắn tốt:

Cung hàm hẹp chiều ngang làm răng hàm phía sau cắn ngược, răng hàm trên ở phía trong răng hàm dưới. Điều này tạo ra khớp cắn sai, ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng và tuổi thọ các răng. Bên cạnh đó, sai khớp cắn còn có thể tăng nguy cơ bệnh lý khớp thái dương hàm.

– Tạo chỗ các răng trẻ em mọc: 

Ở trẻ em, khi răng vĩnh viễn chưa mọc hết, và hẹp hàm có thể nong để tạo chỗ cho các răng mọc sau này.

thay-doi-sau-khi-nong-ham

Khí cụ nong hàm

Tùy từng phương pháp, bác sĩ sẽ sử dụng các khí cụ khác nhau để đảm bảo hiệu quả tốt nhất. Bác sĩ có thể tiến hành nong hàm bằng dây cung hay khí cụ gắp cố định

Khí cụ dùng khi nong răng

– Nong răng bằng dây cung:

Với nong răng, bác sĩ thường sử dụng dây cung. Vì dây cung đã được sản xuất ở 1 form cố định, nên khi cố ép vào rãnh mắc cài, các dây có độ đàn hồi sẽ bật trở lại hình dạng ban đầu và giúp răng nong ra. Nhưng việc nong này thường ít và chỉ nong răng, không sử dụng để nong xương được. 

– Nong răng bằng khí cụ tháo lắp hay gắn cố định trong miệng:

Những khí cụ này thường có những nền nhựa để tránh làm đau. Thời gian mỗi lần kích hoạt thường là 1 tuần – 3 tuần/1 lần hoặc có thể dài hơn.

Lưu ý, vì là nong răng nên không phải muốn nong bao nhiêu cũng được, thông thường chỉ nong rộng sang 2 bên,  mỗi bên 2mm là tối đa. Vì nếu răng ngả quá ra ngoài làm răng trên không khớp tốt với răng dưới. Và nếu dùng lực quá mạnh và quá lâu thì chân răng có thể bật ra khỏi xương.

Khí cụ dùng khi nong xương

– Nong xương với hàm cố định:

Nong xương ở trẻ nhỏ thường dễ dàng hơn. Trẻ cần đeo những hàm cố định và kích hoạt liên tục và nhanh, thông thường sẽ là 1ngày/1lần. Việc kích hoạt liên tục, nhanh như thế này để xương có thể di chuyển được. 

Với người trưởng thành thì lực di chuyển xương phải lớn hơn ở trẻ nhỏ từ 3 – 4 lần. Để làm rộng khe khớp phía trên thì hàm nong cần được cố định vào hàm qua minivis ở vùng khẩu cái với tác động nhanh và liên tục. 

Sau khi đã nong cả răng hay xương thì đều cần duy trì hàm nong khoảng 6 tháng để giúp hàm có thời gian ổn định, tránh tái phát trở lại việc hẹp hàm. Nếu nong xương ở người trưởng thành thì thời gian có thể lâu hơn do thời gian xương bồi đắp lâu để có thể đóng hết các đường khớp.

Một số lưu ý trước và sau khi nong hàm

Dưới đây là một số câu hỏi mà nha khoa Vân Anh thường nhận được từ bệnh nhân của mình. Cùng chúng tôi tìm hiểu nhé! 

Nong hàm có đau không?

Do hàm nong thường nằm ở vùng khẩu cái gây vướng víu lưỡi và nói khó, tăng tiết nước bọt thời gian đầu. Mất khoảng 7 – 10 ngày để làm quen với hàm nong giống như việc bạn làm quen với mắc cài vậy. Nhưng khi nong hàm cho trẻ nhỏ thì thời gian làm quen với hàm nong sẽ nhanh hơn. Vì khả năng thích nghi của trẻ nhỏ sẽ cao hơn của người lớn.

Bên cạnh đó, việc hàm nong ở trong miệng có thẻ sẽ khiến việc ăn uống không cảm thấy ngon. Ngoài ra, thức ăn dễ bị vướng hoặc dính vào dụng cụ hàm nong và ệ sinh răng miệng khó khăn hơn.

Nong hàm có thay đổi khuôn mặt không?

Do hoạt động theo cơ chế kéo dãn cách răng, nới rộng xương hàm, nên nong hàm có thay đổi khuôn mặt. Hiện tượng này là do sự thay đổi của diện tích vòm miệng thường khiến tổng quan khuôn mặt to ra đôi chút. 

Tuy nhiên, sự thay đổi khuôn mặt là không đáng kể và khó có thể nhận thấy bằng mắt thường. Ngoài ra, tùy thuộc vào cấu trúc khuôn mặt, cấu trúc khung xương thì sự thay đổi khuôn mặt ở mỗi người sẽ khác nhau. 

>> Tin liên quan: Niềng răng có làm thay đổi khuôn mặt không?

Giá nong hàm bao nhiêu tiền?

Với các trường hợp cung hàm hẹp, hàm răng bị méo lệch khi niềng răng thì bắt buộc phải nong hàm. Vì vậy, trong các trường hợp này, chi phí nong hàm sẽ được tính trong tổng chi phí niềng răng của bệnh nhân. 

Nong hàm thường có giá dao động từ 8 – 15 triệu tùy thuộc vào từng loại khí cụ, tình trạng răng miệng và tay nghề của bác sĩ chỉnh nha. Để biết chính xác chi phí, bạn hãy liên hệ trực tiếp với nha khoa bạn đang tìm hiểu nhé!

Một số lưu ý khác khi nong hàm

– Vì hàm nong cần tác động liên tục nên cần sự hợp tác của bệnh nhân. Bệnh nhân cần đến đúng hẹn và tái khám khi có vấn đề như hàm tuột, gãy vỡ… Việc này sẽ giúp quá trình nong nhanh hơn và hiệu quả. 

– Với hàm nong xương, vì phải kích hoạt liên tục hàng ngày nên có thể tự làm tại nhà dưới hướng dẫn của bác sĩ. Bệnh nhân cần nhớ làm đúng và đủ theo hướng dẫn của bác sĩ, cần vặn đúng hướng để không làm hẹp hàm hơn.

– Hẹp hàm là 1 vấn đề rất hay gặp, đặt biệt với trẻ có thói quen răng miệng xấu. Do đó, việc cho trẻ khám nha sĩ 6 tháng/ lần là cần thiết để phát hiện sớm và can thiệp  kịp thời. 

Trên đây là một số giải đáp của Nha khoa Vân Anh về nong hàm. Chúc bạn luôn có nụ cười tự tin và tỏa sáng! Nếu bạn còn băn khoăn gì, hãy để lại bình luận bên dưới bài viết hoặc liên hệ ngay với chúng tôi để được đội ngũ Y Bác sĩ chuyên gia giải đáp và tư vấn kịp thời nhé!

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Hotline: 0966.645.499

Giờ làm việc: 8:00 – 18:30 tất cả các ngày trong tuần

Fanpage: https://www.facebook.com/nhakhoavananh.vn 

Youtube: https://www.youtube.com/nhakhoavananh

Tư vấn trực tuyến, đặt lịch hẹn: m.me/nrnkva

Vui lòng liên hệ khi bạn có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp, đội ngũ chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn 24/7,

Từ khóa » Cái Nong Hàm Là Gì