NTK Minh Hạnh: "Áo Dài đang Có Dấu Hiệu Bị đe Dọa" - Dân Trí
Có thể bạn quan tâm
NTK Minh Hạnh sinh ra và lớn lên trong một gia đình gốc Huế. Thuở thơ ấu, bà đã phải cùng gia đình di chuyển đến nhiều nơi từ Huế, Đà Nẵng đến Sài Gòn vì chiến tranh. Chính điều này đã giúp bà có vốn kiến thức văn hóa dân tộc đa dạng và đặc biệt là sự phong phú trong trang phục của người Việt Nam.
Là một nhà thiết kế nổi tiếng ở trong nước và quốc tế nhưng những thiết kế của bà lại gắn bó sâu sắc với tà áo dài và những chất liệu truyền thống của dân tộc. Trong buổi họp báo giới thiệu sự kiện trình diễn "Áo dài của chúng ta" với chủ đề "Thế giới trong tà áo dài Việt" diễn ra vào ngày 9/4 sắp tới tại Văn Miếu- Quốc Tử Giám, NTK Minh Hạnh đã có những chia sẻ rất xúc động về tà áo dài Việt.
" Trong hành trình để áo dài trở thành di sản chúng ta cần phải có những sự kiện để làm sao tà áo dài có thể phát triển trong tương lai. Áo dài là trang phục truyền thống từ bao đời nay, trải qua muôn vàn những thăng trầm trong lịch sử văn hóa của người Việt. Vậy nên chúng ta cần tự hào để giữ gìn và phát huy nó.
Với chủ đề "Thế giới trong tà áo dài Việt", đội ngũ 15 NTK Việt đã thể hiện nét đặc trưng của 15 nước trên chính tà áo dài Việt Nam với chất liệu truyền thống vải lụa, vải gai của chúng ta. Đây là lần đầu tiên, chúng ta sử dụng chất liệu truyền thống đặc trưng của Việt Nam là vải gai để may một tà áo dài.
Mỗi một đất nước sẽ có một phong cách khác nhau, chúng ta đưa vào áo dài làm sao để thấy rằng không bao giờ mất đi được cái hình ảnh của tà áo truyền thống nhưng vẫn phải có tinh thần, dấu ấn của đất nước khác".
NTK Minh Hạnh khẳng định, áo dài là trang phục cực kỳ dễ thích nghi. Với cấu trúc của một số trang phục truyền thống của đất nước khác rất khó để lồng ghép, biến hóa cùng với văn hóa nước ngoài. Người xưa đã định vị được cấu trúc, kiểu dáng của áo dài Việt Nam qua lịch sử để đến nay chúng ta có một di sản đáng tự hào.
Thậm chí những nền văn hóa rất khác biệt như Mỹ, Hà Lan, Pháp, chứ không chỉ riêng các nước Châu Á vẫn có thể đưa được vào áo dài. "Áo dài không chỉ là trang phục truyền thống, nó chính là chủ quyền và dĩ nhiên các nhà thiết kế phải có trách nhiệm làm sao để nó trở thành chiếc áo của thời đại", NTK Minh Hạnh khẳng định.
Khi được hỏi về trách nhiệm của các nhà thiết kế trong việc giữ gìn áo dài ở thời đại mới, NTK Minh Hạnh chia sẻ: "Bản thân tôi cảm thấy rằng áo dài đang có những dấu hiệu bị đe dọa, và điều đấy cho thấy trách nhiệm của các nhà thiết kế là phải giữ gìn bằng tất cả trí tuệ của mình. Trách nhiệm này phải tự nguyện, nhưng trách nhiệm này cũng khá thách thức. Bởi vì khi các nhà thiết kế chạm vào một chiếc áo truyền thống là chạm vào giá trị của bản sắc thì họ phải đủ năng lực để thể hiện, trong lịch sử không ít những thiết kế áo dài trở thành thảm họa và điều này chúng ta không hề mong muốn.
Tại sao tôi lại chọn chủ đề " Thế giới trong tà áo dài Việt" cho 15 bộ sưu tập áo dài mới này, với tôi đó là một "thâm ý". Tôi mong muốn rằng áo dài không chỉ ở trong nước mà sẽ được lan tỏa mạnh hơn, phổ biến hơn ở nước ngoài".
Chia sẻ với báo chí, NTK Minh Hạnh ấp ủ kế hoạch cùng các nhà thiết kế khác sẽ tạo nên 100 bộ áo dài thể hiện 100 nền văn hóa của các nước khác nhau trên thế giới trong năm nay. Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam sẽ là nơi tiếp nhận bộ sưu tập đồ sộ này.
Từ khóa » Thời Trang áo Dài Minh Hạnh
-
Áo Dài Minh Hạnh - Home | Facebook
-
Minh Hạnh - Tân Mỹ Design
-
Nhà Thiết Kế Minh Hạnh Làm Chương Trình Thời Trang Với Tranh Chống ...
-
THỜI TRANG ÁO DÀI - MINH HẠNH (DDVN5) - YouTube
-
Nhà Thiết Kế Minh Hạnh: Áo Dài Là “đại Sứ” Của Việt Nam
-
NTK Minh Hạnh: Muốn Chạm Tới Giá Trị Của 'di Sản' áo Dài Cần đủ Lực
-
Nhà Thiết Kế Minh Hạnh - Người Phụ Nữ Nặng Lòng Với Truyền Thống ...
-
Nhà Thiết Kế Thời Trang Minh Hạnh
-
Nhà Thiết Kế Minh Hạnh: Nghệ Thuật Chỉ Có Giá Trị Khi Chân Thật Và ...
-
Tiểu Sử Nhà Thiết Kế Minh Hạnh - Wiki Phununet
-
Nhà Thiết Kế Minh Hạnh: Từ “giấc Mơ Thổ Cẩm” đến Các Sàn Diễn ...
-
Nhà Thiết Kế Minh Hạnh Phẫn Nộ Khi áo Dài Việt Nam Bị Ne Tiger ...
-
Chương Trình Thời Trang Tôn Vinh Chiến Sĩ Chống Covid-19