Ô Nhiễm Không Khí, Bụi Mịn Gây Hại Như Thế Nào đến Sức Khỏe? - Tin ...
Có thể bạn quan tâm
Ô nhiễm không khí có nhiều loại như ô nhiễm khí độc, ô nhiễm khí có hại cho sức khỏe, ô nhiễm bụi... Trong đó, bụi là một trong những tác nhân chính gây ô nhiễm không khí, đặc biệt là ở khu vực đô thị.
TIN LIÊN QUANBụi có nhiều loại. Phân chia theo chất liệu, có bụi kim loại, bụi vải, bụi gỗ, bụi nhựa, bụi cát, bụi xi măng; phân chia theo kích thước có bụi to, bụi cỡ vừa, cỡ nhỡ, bụi mịn PM 20, PM 10, PM 5, PM 2.5, PM 1...
Các loại bụi to, bụi thô và cỡ vừa là các loại bụi nặng và nhanh chóng lắng xuống mặt đất và dễ bị cuốn đi theo nước. Bụi đường và bụi xây dựng phần lớn là loại bụi này và thường được cuốn lên bởi phương tiện giao thông hay những cơn gió to. Loại bụi này chủ yếu gây bẩn, gây khó chịu, gây dị ứng tức thời nhưng không ảnh hưởng tới sức khỏe một cách lâu dài trừ trường hợp nồng độ quá cao như trường hợp công nhân mỏ than, cơ sở sản xuất xi măng, đá. Bụi thô cho đến bụi cỡ nhỡ có thể được lọc bởi khẩu trang. Hệ hô hấp của con người cũng có hệ thống ngăn chặn, lọc và đào thải bụi này một cách tự động.
Với các loại bụi mịn, được hình thành từ các chất như: carbon, nitơ và các hợp chất kim loại khác (xuất phát từ việc đốt than, đốt củi, đốt rạ, đốt rác, khí xả động cơ....). Loại bụi này lơ lửng nhiều trong không khí, kích thước nhỏ, khối lượng nhẹ nên rất ít lắng, chúng bay lơ lửng trong không khí. Các loại bụi này gây nguy hại cho sức khỏe, đặc biệt là bụi siêu mịn PM2.5. Sự nguy hại này là việc sức khỏe bị ảnh hưởng về lâu dài chứ không phải gây ra các vấn đề cấp tính. Bởi loại bụi này có kích thước vô cùng nhỏ, nhỏ hơn khoảng 30 lần so với sợi tóc người.
Khác với bụi thô và bụi nhỡ (bụi đường, bụi công nghiệp) có thể quan sát được, phần lớn bụi mịn và siêu mịn không thể nhìn thấy trực tiếp bằng mắt thường. Tuy nhiên, chúng ta có thể quan sát được ở quy mô lớn vì bụi mịn làm tán xạ các tia sáng và làm không khí trở nên đặc hơn, có lớp mù đục màu xám, vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, làm ta không thể nhìn rõ những tòa nhà cách xa từ vài trăm đến vài km. Khác với hiện tượng sương mù - xuất hiện khi độ ẩm cao, màu trắng tinh, tầm nhìn trong sương chỉ vài chục mét, và thường chỉ xuất hiện sáng sớm, khi nắng lên sẽ tan.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), cơ thể con người chỉ có cơ chế tự bảo vệ với bụi hạt có kích cỡ lớn hơn 10 micromet, tuy nhiên với các kích cỡ bụi từ 0,01 đến 5 micromet sẽ bị giữ lại trong khí quản và phế nang. Bụi mịn PM2.5 (có đường kính nhỏ hơn 2,5 micromet) là chất gây ô nhiễm nguy hiểm nhất đối với sức khỏe con người. Bụi mịn có thể xâm nhập sâu vào cơ thể người do có kích thước siêu nhỏ và ảnh hưởng sức khỏe nhiều người hơn bất kỳ chất gây ô nhiễm nào khác, ngay cả ở nồng độ thấp.
Theo WHO, ô nhiễm không khí được coi là kẻ giết người thầm lặng. Ước tính có khoảng 30% các trường hợp tử vong do ung thư phổi có liên quan đến ô nhiễm không khí. Tương tự như vậy, tỷ lệ đột qụy não cũng như các bệnh lý về tim mạch chiếm khoảng 25%. Riêng đối với bệnh lý hô hấp, các đối tượng bị ảnh hưởng sẽ nhiều hơn rất nhiều, ước tính khoảng 43% các trường hợp tử vong do các bệnh lý hô hấp có liên quan đến ô nhiễm không khí.
Không khí ô nhiễm làm gia tăng bệnh nhiễm trùng hô hấp, hen suyễn và các triệu chứng dị ứng ở trẻ em; làm cho bệnh nhân hen và COPD dễ bị phát bệnh cấp và nhập viện nhiều hơn.
Theo các chuyên gia y tế, không khí ô nhiễm còn ảnh hưởng đến tâm thần kinh, tác động lên hệ thần kinh trung ương, thay đổi hành vi; ảnh hưởng đến khả năng nhận thức của trẻ em. Ô nhiễm không khí có thể gây ra tình trạng rối loạn tâm lý và mất cảm giác khỏe mạnh. Trong môi trường làm việc có nhiều khói bụi hay có mùi khó chịu sẽ làm người tiếp xúc dễ cáu gắt, giảm hành vi giúp đỡ người khác.
Để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe, chuyên gia y tế khuyến cáo người dân nên hạn chế ra ngoài, đặc biệt là nhóm đối tượng trẻ em, người già và những người mắc bệnh về hô hấp. Nếu có việc phải ra ngoài, cần đeo khẩu trang có chức năng lọc khí để tránh khói, bụi. Khi đi ra ngoài về, nên rửa mũi, họng bằng nước muối sinh lý.
Theo PGS.TS.BS Vũ Văn Giáp, Tổng Thư ký Hội Hô hấp Việt Nam, Phó Giám đốc Trung tâm hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai, đối với các bệnh nhân hen và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cần phải tuân thủ và duy trì thuốc hàng ngày theo chỉ định của bác sĩ. Khi có các dấu hiệu hoặc triệu chứng khó chịu, khó thở cần phải tăng liều thuốc giãn phế quản theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu bệnh nhân vẫn khó thở, không thể tự kiểm soát được thì cần liên lạc với bác sĩ hoặc cơ sở y tế để được hỗ trợ, hướng dẫn các giải pháp khắc phục, phòng ngừa và cấp cứu cơn khó thở, tránh nguy hiểm cho tính mạng người bệnh. Với các bệnh nhân mắc bệnh hô hấp, ngoài bụi thì khói và các mùi hắc khó chịu cũng là tác nhân gây các đợt cấp cho nên khi đi ra ngoài nên đeo khẩu trang để tránh khói từ các phương tiện giao thông, bụi từ các công trình xây dựng hoặc các mùi hắc khó chịu, lưu ý phải chọn lựa khẩu trang có thể lọc được bụi mịn.
Nguyên tắc khi sử dụng khẩu trang chống bụi, vi khuẩn, virus là không được giặt, nếu bẩn thì loại bỏ và dùng cái khác, bởi giặt sẽ làm phá vỡ cấu trúc màng lọc của khẩu trang, khi đó khẩu trang không còn chức năng lọc nữa. Để bảo an toàn, người dân nên mua ở những công ty vật tư y tế có thương hiệu, uy tín. Sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, sản phẩm phải có ký hiệu N95 hay N99 hoặc FFP2; chữ in phải sắc nét, không bị mờ, nhòe. Tuy nhiên, việc mua được hàng đảm bảo chất lượng mới là điều kiện cần, điều kiện đủ để bảo vệ tốt sức khỏe là sử dụng khẩu trang đúng cách. Nên sử dụng khẩu trang ôm khít mặt, nên thay khẩu trang sau 10-15 ngày sử dụng.
Doãn Xuân
ad syt ad
Các tin khác- Đẩy mạnh dịch vụ y tế, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho người lao động không có hợp đồng lao động
- Điểm thông tin y tế trên báo chí ngày 19/12/2024
- Sở Y tế Hà Nội: Tập thể xuất sắc tại Giải thưởng “Giọt hồng” năm 2024
- TTYT huyện Đông Anh tổ chức Lễ mít tinh hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2024
- Quận Hà Đông mít tinh, diễu hành hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia phòng chống HIV/AIDS
- Điểm thông tin y tế trên báo chí ngày 18/12/2024
- Hướng dẫn về việc bổ sung về việc đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2024
- Giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh tại các cơ sở kinh doanh thuốc trong dịp Tết Nguyên đán 2022
- Đảm bảo cung ứng thuốc phòng chống dịch bệnh và nhu cầu sử dụng thuốc trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022
- 4289/QĐ-SYT Quyết định về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2022 cho các đơn vị thuộc Sở Y tế Hà Nội
- 10722/BYT-DP Về việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều cơ bản và nhắc lại
- Công văn 10696/BYT-MT về việc cách ly y tế cho trường hợp F1 đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19
- Công văn 10688/BYT-MT của Bộ Y tế về phòng, chống dịch Covid-19 đối với người nhập cảnh
- Sử dụng kết quả xét nghiệm để phát hiện người mắc Covid-19 và cho người bệnh ra viện
- Quyết định 696/QĐ-SYT của Bộ Y tế ban hành Sổ tay thực hành tại cơ sở bán lẻ thuốc
Dịch vụ công trực tuyến | |
Phần mềm Quản lý văn bản | |
Phần mềm QLHS Một cửa | |
Phần mềm Một cửa (Mới) | |
Tiếp nhận ý kiến công dân | |
Danh mục TTHC công | |
Tra cứu hồ sơ Một cửa | |
Thư điện tử TP Hà Nội | |
Thông tin người phát ngôn |
Từ khóa » Các Loại Bụi Bẩn
-
Những Cách Loại Bỏ Bụi Bẩn
-
Cách Làm Sạch Bụi Trong Không Khí Trong Nhà Hiệu Quả | Cleanipedia
-
Ảnh Hưởng Của Bụi đến Sức Khoẻ Và Cách Hạn Chế Bụi Cho Ngôi Nhà ...
-
Bụi Mịn Trong Không Khí Xâm Nhập Vào Cả Máu Và Não
-
7 Cách Làm Sạch Bụi, Giảm Bụi Trong Phòng Ngủ, Trong Nhà Hiệu ...
-
Môi Trường ô Nhiễm Và Cách Phòng Bệnh Bụi Phổi - Trang Chủ - Bộ Y Tế
-
Tác Hại Của Bụi ảnh Hưởng đến Sức Khỏe Như Thế Nào
-
Các Dấu Hiệu Nhiễm Bụi Mịn Trong Không Khí | Vinmec
-
BỤI CÔNG NGHIỆP LÀ GÌ? PHÂN LOẠI VÀ CÁCH XỬ LÝ BỤI ...
-
Bụi Trong Sản Xuất, Tác Hại Và Cách Phòng Tránh Cần Biết
-
Bụi Phổi (bụi Trong Phổi): Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách điều Trị
-
Cách Giảm Tối đa Bụi Bẩn Trong Nhà Máy, Kho, Xưởng - Clean24h
-
Bụi Mịn PM2.5 Và PM10 - Sát Thủ Vô Hình Của Con Người