Tác Hại Của Bụi ảnh Hưởng đến Sức Khỏe Như Thế Nào
Có thể bạn quan tâm
Tác hại của bụi có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không? Ô nhiễm không khí là vấn nạn đang lo ngại những năm trở lại đây. Chất lượng không khí giảm mạnh gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và sức khỏe của con người. Trong đó, bụi, đặc biệt là các loại bụi mịn là một trong những tác nhân chính gây hại đến sức khỏe. Vậy cụ thể tác hại của bụi là gì? Làm thế nào để loại bỏ bụi bẩn trong không khí? Hãy cùng tìm hiểu ngay.
Mục Lục
Thực trạng bụi trong không khí hiện nay
Bụi là một hiện tượng đã rất quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày. Không chỉ khi ở ngoài mà ngay trong chính ngôi nhà của bạn, bụi cũng tồn tại. Đây là một hỗn hợp nhiều chất phức tạp, tồn tại ở cả dạng lỏng và rắn. Chúng lơ lửng trong không khí và nhanh chóng bám lại trên các đồ vật, thiết bị trong nhà. Chỉ cần bạn lỡ quên lau dọn 1 ngày thì gần như mọi vật dụng đều đã bám bụi ở trên.
Những năm trở lại đây, nồng độ bụi trong không khí ngày càng gia tăng. Nguyên nhân chủ yếu vẫn xuất phát từ các hoạt động của con người như khí thải từ các nhà máy, bụi công trình xây dựng, đốt nương, đốt rác… Điều này khiến môi trường ngày càng trở nên ô nhiễm hơn, đặc biệt là sinh ra nhiều loại bụi độc hại, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của chính con người. Trong đó sự xuất hiện của các loại bụi siêu mịn một trong những mối đe dọa lớn.
Bụi mịn là gì?
Những năm gần đây, thuật ngữ “bụi mịn” ngày càng được nhắc đến nhiều hơn khi nói về ô nhiễm không khí. Vậy bụi mịn là gì? Hiểu một cách đơn giản, đây là những hạt bụi có kích thước siêu nhỏ.
Điển hình có thể đến một số loại bụi như
- PM1.0: Đường kính hạt bụi chỉ nhỏ hơn hoặc bằng 1µm.
- PM2.5: Đường kính hạt bụi <= 2,5µm.
- PM10: Đường kính các hạt bụi từ 2,5 – 10µm.
Với kích thước siêu vi như vậy, những hạt bụi này dễ dàng lẩn trốn trong không khí và gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người. Tuy nhiên, đa số người dân hiện nay vẫn khá chủ quan, thiếu các biện pháp đề phòng và ngăn chặn bụi. Vậy thì hãy cùng tìm hiểu xem tác hại của bụi có thực sự đáng lo hay không?
>>>Tham khảo: Tác hại của vi khuẩn
Tác hại của bụi tới cuộc sống và sức khỏe của con người
Nhìn bề ngoài, bụi dường như vô hại. Nhưng với hàng ngàn hạt bụi nhỏ, bụi siêu mịn tồn tại trong không khí, đây sẽ là mối nguy hại vô cùng lớn đến cuộc sống và sức khỏe của cả gia đình. Dưới đây là một số tác hại của bụi mà bạn có thể không ngờ đến.
Tác hại của bụi đối với môi trường:
- Bụi là một trong những tác nhân chính làm giảm chất lượng không khí, dẫn đến ô nhiễm.
- Bụi bám bẩn trên bề mặt nhiều vật dụng, công trình,… gây mất thẩm mỹ, đặc biệt làm giảm tuổi thọ và khả năng hoạt động của nhiều thiết bị, máy móc.
Tác hại đối với sức khỏe của con người:
- Ảnh hưởng đến tâm lý: Khói, bụi khiến môi trường nhanh chóng bị ô nhiễm. Không khí thiếu trong lành, ngột ngạt dễ gây cảm giác khó chịu, bực dọc. Tâm lý của con người cũng trở nên bất ổn và khó kiểm soát thái độ hơn.
- Mắc các bệnh lý về hô hấp: Một trong những tác hại của bụi thường thấy nhất chính là ảnh hưởng đến hô hấp. Những hạt bụi siêu nhỏ tích tụ lâu ngày trong cơ thể là nguyên nhân gây nên ho, khó thở. Nặng hơn, bạn có thể bị viêm phổi, viêm phế quản, phổi tắc nghẽn mãn tính…
- Nhồi máu cơ tim: Bụi mịn với kích thước siêu vi có thể dễ dàng lọt qua các vách ngăn khí, tấn công trực tiếp đến hệ tuần hoàn máu. Tình trạng này kéo dài có thể gây tắc, nghẽn mạch máu, là nguyên nhân gây nên bệnh nhồi máu cơ tim.
- Hay quên, giảm trí nhớ: Không khí ô nhiễm khiến hoạt động của não bộ trở nên kém hiệu quả. Bạn dễ rơi vào tình trạng nhớ nhớ, quên quên, trí nhớ giảm đi đáng kể. Nguy cơ mắc đột quỵ cũng gia tăng hơn.
- Gây dị ứng, mắc các bệnh lý về da, tai, mắt…: bụi bẩn mang theo vi khuẩn dễ dàng tấn công các bộ phận như da, mắt và tai… Với những vùng da nhạy cảm. đặc biệt là mắt, nguy cơ bị dị ứng, ngứa rất dễ xảy ra. Tình trạng này không quá nguy hiểm nhưng gây khó chịu. Ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt của con người.
- Ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi: Đây là một trong những tác hại của bụi vô cùng nguy hiểm mà không nhiều người hiện nay rõ. Bụi mịn tích tụ nhiều trong cơ thể mẹ có thể khiến thai nhi bị nhiễm độc máu, thiếu cân và phát triển chậm. Nguy cơ mắc các bệnh về thần kinh, tự kỷ cũng tăng cao.
Làm thế nào để hạn chế các tác hại của bụi?
- Sử dụng khẩu trang khi đi ra ngoài để ngăn chặn bụi. Bạn nên chú ý lựa chọn loại khẩu trang có thiết kế ôm sát, kín khuôn mặt. Cấu tạo từ 4-5 lớp lọc để kháng bụi và kháng khuẩn tối ưu nhất.
- Tăng cường sức đề kháng bằng việc luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên. Duy trì chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng. Bổ sung vitamin A, C và beta – caroten để duy trì lớp niêm mạc bảo vệ đường hô hấp và chống tổn thương tế bào.
- Trồng nhiều cây xanh cả trong và xung quanh nhà để chắn bụ và tăng khả năng lọc khí.
- Dọn dẹp, lau chùi vật dụng và nhà cửa thường xuyên để giảm tích tụ bụi.
Tổng kết
Nhằm đưa công nghệ hiện đại đến gần hơn với cuộc sống của con người, Robotek đã nghiên cứu và chế tạo thành công các loại robot hút bụi lau nhà siêu tiện lợi. Với khả năng hút cực mạnh, bụi bẩn sẽ được loại bỏ tối ưu. Nhà cửa trở nên sạch sẽ và an toàn hơn. Ngăn chặn tối ưu các tác hại của bụi ảnh hưởng đến cuộc sống.
Ngoài ra với thiết kế robot lau dọn thông minh, thiết bị lau dọn của Robotek có thể tự động vệ sinh nhiều ngóc ngách trong nhà mà không gây đổ vỡ hay hư hỏng. Bạn sẽ không cần trực tiếp dọn dẹp mà nhà cửa vẫn sạch bóng, tiết kiệm thời gian tối ưu. Để được tư vấn và đặt hàng các sản phẩm robot lau nhà tốt nhất nhanh chóng, quý khách hàng có thể liên hệ theo thông tin:
CÔNG TY TNHH XNK TÂM THIÊN PHÚC
Địa chỉ: Số 5, Đường số 2, Khu dân cư Him Lam, Phường Tân Hưng, Quận 7, Thành Phố Hồ Chí Minh
Hotline: 0902400207
Email: info@robotek.vn
Website: https://robotek.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/robotekvietnam
Từ khóa » Các Loại Bụi Bẩn
-
Ô Nhiễm Không Khí, Bụi Mịn Gây Hại Như Thế Nào đến Sức Khỏe? - Tin ...
-
Những Cách Loại Bỏ Bụi Bẩn
-
Cách Làm Sạch Bụi Trong Không Khí Trong Nhà Hiệu Quả | Cleanipedia
-
Ảnh Hưởng Của Bụi đến Sức Khoẻ Và Cách Hạn Chế Bụi Cho Ngôi Nhà ...
-
Bụi Mịn Trong Không Khí Xâm Nhập Vào Cả Máu Và Não
-
7 Cách Làm Sạch Bụi, Giảm Bụi Trong Phòng Ngủ, Trong Nhà Hiệu ...
-
Môi Trường ô Nhiễm Và Cách Phòng Bệnh Bụi Phổi - Trang Chủ - Bộ Y Tế
-
Các Dấu Hiệu Nhiễm Bụi Mịn Trong Không Khí | Vinmec
-
BỤI CÔNG NGHIỆP LÀ GÌ? PHÂN LOẠI VÀ CÁCH XỬ LÝ BỤI ...
-
Bụi Trong Sản Xuất, Tác Hại Và Cách Phòng Tránh Cần Biết
-
Bụi Phổi (bụi Trong Phổi): Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách điều Trị
-
Cách Giảm Tối đa Bụi Bẩn Trong Nhà Máy, Kho, Xưởng - Clean24h
-
Bụi Mịn PM2.5 Và PM10 - Sát Thủ Vô Hình Của Con Người