Ốc Bươu Vàng - Sundat Vietnam

Tên tiếng anh: Golden apple snail

Tên khoa học: Pomacea canaliculata Lamarck.

Ốc bươu vàng là một sinh vật có nguồn gốc từ Nam Mỹ, có tên khoa học là Pomacea canaliculata Lamarck., được nhập vào Philippines qua Đài Loan từ năm 1982 – 1984 sau đó lan tràn qua các nước khác ở châu Á, trong đó có Việt Nam. Trái với mong muốn ban đầu là làm nguồn dinh dưỡng thực phẩm (protein) cho con người, ốc bươu vàng đã trở thành đối tượng dịch hại nguy hiểm đối với các vùng sản xuất lúa nói riêng, cây trồng nói chung và cần phải diệt trừ để bảo vệ mùa màng.

Triệu chứng gây hại

Ốc bươu vàng thường cắn ngang cây lúa non hay chồi non từ ngay sau khi sạ cho đến khi cây lúa được 30 ngày tuổi, hoạt động chủ yếu vào sáng sớm, chập tối và ban đêm. Đây là giai đoạn thiệt hại nặng nhất. Trên ruộng lúa, các dấu hiệu nhận thấy ốc bươu vàng gây hại là: mất cây – làm cho lá, thân cây lúa nổi trên mặt nước hoặc cây lúa đứt ngang thân.

Cây lúa bị OBV cắn phá sẽ không có khả năng phục hồi, nhiều khu ruộng do không chủ động quản lý nước nên khi OBV gây hại phải gieo sạ lại.

Khi ốc bươu vàng phát triển ở mật độ cao có thể làm ruộng mất trắng, làm thiệt hại về giống, phải sạ lại nhiều lần, ruộng lúa sinh trưởng không đồng đều khó khăn cho việc chăm sóc và thu hoạch, ảnh hưởng đến năng suất lúa.

Điều kiện phát sinh phát sinh, phát triển

OBV thường xuyên có mặt trên đồng ruộng, khả năng gây hại lớn cho ruộng lúa trong vòng 1 tháng tuổi.

Ốc bươu vàng có thể sống dưới nước hay trên cạn nhờ có khe mang và cơ quan giống phổi. Chúng có thể sống nhiều tháng trong điều kiện khô hạn bằng cách đóng nắp và vùi sâu trong đất, nên giai đoạn này được gọi là khoảng thời gian ngủ của ốc. Khi gặp nước, chỉ cần một đêm là chúng hoạt động trở lại bình thường. Đặc biệt, chúng có thể tồn tại trong môi trường ô nhiễm, thiếu oxy nhờ có ống thở. Ốc bươu vàng con cũng có thể sống trong nước ở nhiệt độ từ 0 – 32oC và sống trong đất khô 6 tháng khi điều kiện tự nhiên thiếu nước. Trong điều kiện nước mặn 0,5 – 0,6%, ốc bươu vàng vẫn gây hại; khi độ mặn lên 0,8% thì ốc sẽ chết 100% trong vòng 3 ngày. Ở Việt Nam, một số nghiên cứu cho thấy ốc bươu vàng ăn khoảng 20 loài thực vật, trong đó có lúa non, tảo, bèo, cây mọng nước… và các chất hữu cơ mục nát.

Ốc cái từ 2 – 3 tháng tuổi bắt đầu sinh sản. Ốc bươu vàng bắt cặp từ 10 đến 18 giờ, ốc cái đẻ trứng 1 – 2 ngày sau đó vào chiều tối và nhiều nhất vào ban đêm trên bất cứ vật thể nào phía trên mặt nước, cách mặt đất từ 0,3 – 0,5 m trở lên. Trứng có màu đỏ hồng đậm khi mới đẻ và màu hồng nhạt khi gần nở, bám thành chùm trên nhánh cây, vật cứng.

Ốc bươu vàng có tốc độ sinh sản rất nhanh. Chúng đẻ trứng thành từng ổ, mỗi ổ khoảng 200 – 300 trứng trong khoảng 3 giờ. Nếu điều kiện thích hợp, số lượng trứng có thể lên tới 500 – 600 trứng/ổ. Mỗi chu kỳ đẻ của chúng gồm 10 – 12 ổ, nên số lượng lên tới khoảng 1.000 – 1.200 trứng/ tháng. Sau 7 – 15 ngày, trứng sẽ nở thành ốc non. Giai đoạn ốc non phát triển từ 15 – 25 ngày, sau đó là giai đoạn ốc lớn (26 – 59 ngày). Vòng đời ốc trung bình là 60 ngày và ốc bươu vàng có thể sống đến 4 – 6 năm.

Ốc non nở, rơi xuống nước, nổi lập lờ trên mặt nước, 2 ngày sau thì vỏ cứng, lớn rất nhanh và trở thành kẻ phàm ăn. Giai đoạn phá hoại mạnh nhất khi ốc đạt 10 – 40 mm.

Tập quán canh tác lúa nước và có mùa mưa trong năm là điều kiện tốt cho OBV sinh sản, phát tán lây lan gây hại mạnh cho ruộng lúa.

Biện pháp quản lý

– Thường xuyên thu gom ốc và ổ trứng trên đồng, ao hồ, kênh rạch công cộng…trước và sau khi sạ để hạn chế mật số OBV.

– Trước khi sạ/cấy, nên đánh rãnh trên ruộng và những chỗ có nhiều nước ốc sẽ tập trung, thuận tiện cho việc thu gom.

– Dùng lưới chắn ốc ở đường nước chảy hay khi bơm.

– Thả vịt vào ăn ốc nhỏ ở trước sạ và sau khi lúa lớn.

– Nếu mật số ốc cao cần có mạ dự phòng khi sạ hay chuyển sang phương thức cấy. Cắm cọc nhử ốc đến đẻ rồi gom để diệt.

– Chủ động quản lý nước làm giảm khả năng di chuyển của ốc.

– Dùng thuốc BVTV để diệt ốc như Sun-fasti 700 WP/ 25 EC.

Share on:

Từ khóa » độ đạm Của ốc Bươu Vàng