ÔN TẬP TIẾNG VIỆT CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI ... - 123doc
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >>
- Lớp 9 >>
- Ngữ văn
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.78 KB, 16 trang )
THCS 719Giáo viên:CHƯƠNG TRÌNH ÔN TẬP TIẾNG VIỆTCÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠITIẾNG VIỆT TRONG CHƯƠNG TRÌNHNGỮ VĂN LỚP 9(kiến thức và bài tập )Giáo viên : Hồ Thị ThủyCÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠII – NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN NẮMPhương châm nghĩa gốc là kim chỉ hướng, sau đó được mở rộng nghĩa là tư tưởng chỉ đạo hành động.Phương châm hội thoại là tư tưởng chỉ đạo trong hoạt động hội thoại.1. Phương châm về lượngTrong giao tiếp, cần cung cấp cho người tham gia hội thoại lượng thông tin đúng như đòi hỏi của mụcđích hội thoại, không được nói thiếu hoặc thừa thông ; đó là phương châm về lượng.Nếu lời nói chỉ có những nội dung mà người hỏi đã biết là nói thiếu về lượng thông tin. Nếu nói thừanhững điều cần trả lời là nói thừa về lượng thông tin.2. Phương châm về chấtTrong giao tiếp, không nói nhưng điều mà mình không tin là đúng. Khi nói nhưng điều không đúng sẽkhông có lợi đối với người đối thoại.Trong giao tiếp, cũng không nói những điều mà mình không có bằng chứng sát thực vè sẽ làm giảmgiệt lực của thông tin, độ tin cậy đối với thông tin sẽ không chắc chắn.II - BÀI TẬP1. Truyện vui sau đây vị phạm phương châm hội thoại nào? Vì sao?Trâu ăn ở đâu?Một cậu bé cho trâu ra đồng ăn cỏ. Một lúc sau, cậu ta chạy về nhà vừa khóc, vừa mếu gọi bố:- Bố ơi! Trâu nhà ta ăn lúa vị người ta bắt mất rồi.Ông bố vội hỏi:THCS 719Giáo viên:- Khổ thật! Thế trâu ăn ở đâu?Thằng bé đang mếu máo bỗng nhanh nhảu:- Dạ trâu ăn ở miệng ạ.Ông bố đang tức giận vẫn phải bật cười.2. Các trường hợp sau đây phê phán người nói vi phạm phương châm hội thoại nào?Nói ba hoa thiên tướng; có một thốt ra mười ; nói mò nói mẫm ; nói thêm nói thắt ; nói một tấc lêntrời.3. Trong truyện cười sau đây ai là người phi phạm phương châm hội thoại?Không phải cháuMột người đi đường vào một ngôi nhà cạnh đường để xin nước. Sau khi uống nước, khách hỏi chủ nhà:- Anh chị được mấy cháu rồi ạ?- Tôi chưa có đứa nào cả.- Thế mấy đứa nhỏ đanh chơi ngoài ngõ là con ai vậy?- Đó là con đẻ của tôi.- Sao lúc nãy bác bảo chưa có đứa nào cả?- À, lúc nãy tôi tưởng anh hỏi về cháu.4. Đặt câu có các thành ngữ liên quan đến các phương châm về lượng và phương châm về chất trong hộithoại.- Cậu ấy nói đồng quang sang đồng rậm.- Anh đừng nói thêm nói thắt vào.CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI (tiếp theo)3. Phương châm quan hệKhi giao tiếp, cần nói đúng vào để tài giao tiếp, tránh nói lạc đề. Nếu người giao tiếp nói lạc đề, cuộchội thoại sẽ không có kết quả.Trong giao tiếp, người nhận tin phải nắm được nghĩa thực của câu nói ở người phát tin thì giao tiếpmới có hiệu quả.Ví dụ:Hương: - Huệ ơi đi học nào!Huệ: - Năm phút nữa mẹ tớ mới về.Câu trả lời của Huệ nghĩa là: “Năm phút nữa (mẹ về) mình mới có thể đi học được”. Như vậy nghĩatường minh câu nói của Huệ không cùng đề tài với câu nói của Hương nhưng nghĩa hàm ẩn mà Huệ muốn trảlời Hương lại cùng để tài với câu nói của Hương.4. Phương châm cách thứcKhi giao tiếp, phải chú ý nói ngắn gọn, rõ ràng, tránh cách nói mơ hồ làm giảm hiệu quả giao tiếp. Vídụ:Mẹ hỏi con:- Hôm nay con ăn cơm thế nào?- Chả ngon lắm mẹ ạ.Câu trả lời của con là một câu mơ hồ gây ra sự khó hiểu. Vì có thể hiểu là không ngon miệng lắm,cũng có thể hiểu là chả (nem) ngon lắm.5. Phương châm lịch sựKhi giao tiếp, cần chú ý đến sự tế nhị, khiêm tốn và tôn trọng người khác. Tế nhị là cách trình bày vấn đềkhéo léo, dễ nghe, không xúc phạm người khác. Khiêm tốn là không tự đề cao mình. Tôn trọng người khác àthái độ nhã nhặn khi nói, khi đối thoại với mọi người.Phương châm lịch sự yêu cầu mỗi người trong giao tiếp phải giữ được thái thể diện của mọi người vàcủa bản thân.II – BÀI TẬP1. Cô Hà là giáo viên và là hàng xóm thân quan của bà Ngân. Thấy cô Hà xách cặp đi qua cổng, bà Ngân đonđả : Cô Hà đi dạy học à? Cô Hà đáp: Chào bà.THCS 719Giáo viên:Đáp xong cô Hà đi thẳng. Cả hai người không tỏ vẻ băn khoăn gì. Trong trường hợp trên, câu trả lời của côHà có vi phạm phương châm quan hệ không? Vì sao?Gợi ý : là lời chào xã giao – nếu trả lời sẽ bị coi là thừa vì thế câu trả lời không vi phạm PCHTQH2. Vận dụng phương châm hội thoại để phân tích lỗi và chữa lại cho đúng (nếu có) đối với các trường hợpsau:a) Với cương vị là Quyền Giám Đốc xí nghiệp, tôi cảm ơn các đồng chí.b) Thấy bạn đến chậm, Hà liền nói: - Cậu có họ hàng với rùa phải không?Gợi ý : a/ Vi phạm PCHT về lượng và lịch sự ( Quyền thì không nói là cương vị )b/ Vi phạm PC lịc sự. Chữa : nhanh lên cậu, muộn lắm rồi.Chữa : thay trạng ngữ bằng thay mặt Giám đốc hoặc thay mặt anhy em trong XN.3. Trong giao tiếp, phép tu từ nào thường được sử dụng để đảm bảo phương châm lịch sự? Cho ví dụ và phântích ví dụ.Gợi ý: Đó là phép tu từ nói giảm nói tránh, nói quáVD; Bác đi di chúc giục lòng taVương ông nói với MGS :Ngàn tầm gửi bóng tùng quânTuyết sương che chở cho thân cát đằngLà mong hắn đừng hại con mìnhPhép ẩn dụ: Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàngTre non đủ lá đan sàng nên chăng-> lời tỏ tình kín đáo tế nhị và lịch sự4. Tìm nhưng câu thành ngữ, tục ngữ liên quan đến việc vi phạm phương châm cách thức.Dây cà ra dây muốngĐồng quang sang đồng rậmNói ấm a ấm ởNói cây cà sang cây kê5. Các cách nói sau đây vi phạm phương châm hội thoại nào? Vì sao? Hãy chữa lại cho đúng.a) Đêm hôm qua cầu gãy. -> Đêm hôm qua, cầu bị gãyb) Họp xong bạn nhớ đi ra cửa trước.-> họp xong, bạn nhớ đi bằng cửa trướcc) Lớp tớ, hai người mua 5 quyển sách.-> lớp tớ, hai ngườì mỗi người mua năm quyển sáchd) Người ta định đoạt lương của tôi anh ạ->.Người ta định cắt lương của tôi anh a.Gợi ý : Các câu đều vi phạm PC cách thức vì gây ra cách hiểu mơ hồ6. Trong giao tiếp, các từ ngữ nào thường được sử dụng để thể hiện phương châm lịch sự?Xin lỗi, xin phép, xin mạn phép, à ạ, nhéTHCS 719Giáo viên:CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI (tiếp theo)I – NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN NẮM1. Quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếpTình huống giao tiếp bao giờ cũng liên quan đến phương châm hội thoại. Khi giao tiếp, người nói phảicăn cú vào đối tượng giao tiếp, thời gian giao tiếp, địa điểm giao tiếp, mục đích giao tiếp để có phương án hộithoại tối ưu. Nói cách khác, mọi phương châm hội thoại đều phải phù hợp với tình huống giao tiếp.Ví dụ: Khi đến chơi một nhà nào đó nếu có người đang ngủ thì không thể gọi người ta dậy để chàođược.2. Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoạiTrong các trường hợp thông thường, người giao tiếp cần phải tuân thủ các phương châm hội thoại.Tuy nhiên, trong một số tình huống giao tiếp, người nói không tuân thủ hoàn toàn các phương châm hội thoại.Các trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại thường do các nguyên nhân sau đây:- Người nói vô ý, thiếu văn hóa giao tiếp.- Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn.- Người nói muốn gây sự chú ý, muốn người nghe hiểu câu nói theo một nghĩa hàm ẩn nào đó.II – BÀI TẬP1. Cô giáo dang giảng bài và cả lớp đang chú ý lắng nghe. Một bạn học sinh đến trước của lớp khoanhtay cúi chào cô và xin phép cô cho gặp một bạn trong lớp để nói chuyện. Bạn đó có vi phạm phương châm hộithoại không? Vì sao?-> PC lịch sự đã được tuân thủ nhưng không phù hợp với tình huống giao tiếp2. Khi bố mẹ vắng, có một người lạ mặt đến hỏi về tình hình gia đình như: Ngày, giờ bố mẹ đi làm.v.v... Em cần phải tuân thủ những phương chân hội thoại nào khi trả lời? Phương châm hội thoại nào khôngnên tuân thủ? Vì sao?-> Cần tuân thủ PCLS nhưng không tuân thủ PCVCVì đây là khách lạ. -> Người nói sử dụng PCLS nhưng PCVC bị vi phạm3. Câu: Nói Sơn Tây chết cây Hà Nội thể hiện phương châm hội thoại nào? Người nói vi phạmphương châm hội thoại nào?-> Vi phạm PC lịch sự4. Phân tích lỗi về phương châm hội thoại trong các câu giải thích sau đây của ông bố cho đứa con học lớp 3:a) Mặt trời là thiên thể nóng sáng, xa trái đất.b) Sao Hỏa là hành tinh trong hệ mặt trời, đứng hàng thứ tư kể từ sao Thủy ra, có màu hung đỏ.( hành tinh : là thiên thể không tự phát sáng quay quanh mặt trời hay một ngôi sao- thiên thể vật thể trên trời )Em bé lớp 3 chưa hiểu biết về hành tinh, vật thể nên ông bố đã vi phạm PCVCT5. Vận dụng phương châm hội thoại để phân tích nghệ thuậ xây dựng nhân vật của Nguyễn Du trongđoạn thơ sau:Hỏi tên, rằng: “Mã Giám Sinh”Hỏi quê, rằng: “Huyện Lâm Thành cũng gần”.Lễ vấn danh là tình huống giao tiếp cách nói của MGS là trịnh thượng, cộc lốc vi phậm PCLS6. Một khách mua hàng hỏi người bán:- Hàng này có tốt không anh?- Mốt mới đấy! Mua đi! Dùng rồi sẽ biết anh ạ.Cách trả lời của người bán hàng vi phạm phương châm hội thoại nào? Tại sao?-> Vi phạm PCCT đó là cách nói nửa vời, mục đích để bán hàng.7. Trong câu đầu tiên Kiều khi xử án Hoạn Thư: “Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây”, Kiều đã vi phạmphương châm hội thoại nào? Tại sao?-. > Kiều nói mát để dằn mặt Hoạn Thư. Vi phạm PCLSTHCS 719Giáo viên:XƯNG HÔ TRONG HỘI THOẠII – NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN NẮM1. Từ ngữ xưng hô trong hội thoạiTiếng Việt cũng như một số ngôn ngữ phương Đông khác có hệ thống từ ngữ xưng hô hết sức đa dạngbà phong phú. Ví dụ: Ngôi thứ nhất trong tiếng Việt có thể sử dụng hàng loạt từ đồng nghĩa như: tôi, tao, tớ,mình, ta, ông, em, bác, anh,... trong khi tiếng Anh chủ yếu dùng từ I, tiếng Pháp dùng từ Je. Chính sự đa dạngvà phng phú trong hệ thống từ ngữ xưng hô của tiếng Việt cho phép bắt buộc người giao tiếp phải dựa vàongữ cảnh để lựa chọn từ ngữ xưng hô cho thích hợp nhằm tạo ra những sắc thái biểu cảm trong sử dụng.2. Việc sử dụng từ ngữ xưng hô trong hội thoạiTrong hội thoại, do những tình huống giao tiếp khác, và do mối quan hệ khác nhau của mỗi người,người ta có thể lựa chọn từ ngữ xưng hô thích hợp để đạt được hiệu quả giao tiếp tối ưu.Cùng giao tiếp với một người nhưng ở những tình huống giao tiếp khác nhau ta sử dụng những từ ngữxưng hô khác nhau. Ví dụ: Chú ruột đồng thời cũng là thầy giáo của em có thể nói với chú rằng:Thưa thầy, bài toán này em chưa giải được.Trong hội thoại, tùy theo mối quan hệ giữa những người trong giao tiếp mà có cách xưng hô khác nhau.II – BÀI TẬP1. Tìm những từ chỉ người nói, những từ chỉ người nghe, những từ chỉ người được nói tới trong tiếp Việt.->những từ người nói xưng: tôi, tao, ta, tớ, mình, anh, ông, bà, chú, bác ..- Những từ gọi người nghe; anh, em, mày, chú, bác...Những từ gọi người được nói đến : nó, hắn, lão ta, bà ta, hắn ta, cậu ta, ông ấy, bà ấy, cô ấy...2. Trong tiếng Việt, các từ anh, ông đều được sử dụng để chỉ người nói, người nghe và người được nói đến.Hãy lấy ví dụ minh họa.-> Từ ông người nói xưng: Cháu lại đây với ôngGọi người nghe; Chào ông cháu về a!Gọi người được nói đến: Ông ấy dạo này không được khỏe3. Xác định ngôi của từ em trong các trường hợp sau đây:a) Anh em có nhà không?-> Từ em gọi người nghe; ngôi thứ 2b) Anh em đi chơi với bạn rồi. -> Từ em người nói xưng: ngôi thứ nhấtc) Em đã đi học chưa con?-> từ em gọi người được nói đến ; ngôi thứ 3THCS 719Giáo viên:4. Trong hội thoại có khi ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ hai được lược bỏ, người ta gọi hình thức này là nóitrống. Em hãy cho ví dụ và phân tích mặt tích cực, mặt tiêu cực của hành động để trống từ xưng hồ.Bỏ trống trong các trường hợp khó nói do ngượng, khó nói do hờn giận nhau5. Phân tích sự tế nhị trong cách xưng hô của Kiều với Hoạn Thư trong đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán(chú ý các từ tiểu thư, tôi, lượng bể).Hoạn thư là kẻ gây ra nỗi đau cho kiều, giờ đây Kiều từ con ở thành phui nhân, quan tòa, còn Hoạn Thư từtiểu thư, chủ nhà trở thành bị cáo nên Kiều mở đầu cuộc gạp gỡ bàng bằng thái độ mỉa mai giễu cợt , xưng hôtrong hoàn cảnh thay bậc đổi ngôi là đòn đánh mạnh vào tinh thần của Hoạn Thư làm cho ả bị choáng váng.CÁCH DẪN TRỰC TIẾP – CÁCH DẪN GIÁN TIẾPI – NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN NẮM1. Cách dẫn trực tiếpDẫn trực tiếp là trích dẫn nguyên văn từ ngữ hoặc câu văn, đoạn văn của người khác một cáchnguyên vẹn, không thêm bớt.Khi dẫn trực tiếp, cần đặt phần được dẫn trong dấu ngoặc kép.Ví dụ: Bấy giờ bà mẹ tôi với vui lòng, nói: “Chỗ này là chỗ con ta ở đây”. (Mẹ hiền dạy con)2. Cách dẫn gián tiếpDẫn gián tiếp là nhắc lại lời hay ý của người khác hoặc nhân vật theo kiểu thuật lại, không giữnguyên văn.Trong lời dẫn gián tiếp ta có thể và cần thay đổi một số từ ngữ như từ xưng hô, từ chỉ thời gian, địađiểm. Đây là cách “biên tập lại” lời hay ý của người khác nên không đặt trong ngoặc kép.Khi chuyển từ lời trực tiếp sang lời dẫn gián tiếp, ta cần chú ý các bước sau đây: Bỏ dấy hai chấm vàdấu ngoặc kép, chuyển chủ ngữ ở lời dẫn trực tiếp sang một ngôi thích hợp (thường kaf đại từ ngôi thứ 3);thay đổi các từ định vị thời gian cho thích hợp.Lời dẫn gián tiếp thường chỉ giữ lại nội dung, còn cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ có thể thay đổi so với lờidẫn trực tiếp.II – BÀI TẬP1. Chuyển các lời dẫn trực tiếp trong các trường hợp sau sang lời dẫn gián tiếp:a) Nhân vật ông giáo trong truyện “Lão Hạc” thầm hứa sẽ nói với người con trai của lão Hạc rằng:“Đây là cái vườn ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn, cụ thà chết chứ không chịu bán đimột sào”.b) Chiều hôm qua Hoàng tâm sự với tôi: “Hôm nay mình phải cố chạy cho đủ tiền gửi cho con”.c) Nam đã hứa với tôi như đinh đóng cột: “Tối mai tôi sẽ gặp các bạn ở bến Nhà Rồng”.2. Chuyển các lời dẫn trực tiếp sau đây thành lời dẫn gián tiếp có thay đổi cấu trúc ngữ pháp nhưng nội dungcơ bản và nghĩa biểu hiện vẫn không thay đổi.a) Trong báo cáo chính trị tại Đại Hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng, Hồ Chí Minh nêu rõ:“Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anhhùng”.b) Ở bài “Hịch tướng sĩ”, Trần Quốc Tuấn khẳng định : “Từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ bỏ mìnhvì nước đời nào không có!”.3. Chuyển các lời dẫn gián tiếp thành lời dẫn gián tiếp và chuyển đoạn hội thoại sau thành một đoạn văn kểchuyện.Sinh dỗ dành:- Nín đi con, đừng khóc. Cha về, bà đã mất, lòng cha buồn khổ lắm rồi.Đứa con thơ ngây nói:- Ô hay ! Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói, chứ không như cha tôi trước kia chỉ nín thinthít.Chàng ngạc nhiên gạn hỏi. Đứa con nhỏ nói:- Trước đây, thường có một người đàn ông, đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũngngồi nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả.(Nguyễn Dữ)THCS 719Giáo viên:SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNGI – NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN NẮMTrong quá trình phát triển của xã hội, nhiều sự vật, hiện tượng mới nảy sinh. Do vậy ngôn ngữ cũngphải có nhưng từ ngữ mới để biểu thị các sự vật, hiện tượng đó. Sự phát triển của từ ngữ diễn ra theo hai conđường. Thứ nhất, tạo thêm nghĩa mới cho những từ có sẵn để biểu thị sự vật hiện tượng mới. Thứ hai, pháttriển số lượng từ ngữ bằng cách sáng tạo hoặc vay mượn thêm những từ ngữ mới.1. Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữNghĩa của từ biến dổi và phát triển theo hai hướng:- Hình thành nghĩa mới và nghĩa cũ mất đi. Ví dụ: Từ đăm chiêu trước kia là “phải và trái”, chuyểnsang nghĩa mới là “băn khoăn suy nghĩ”.- Hình thành các nghĩa mời cùng tồn tại với nghĩa gốc và có quan hệ với nghĩa gốc. Ví dụ: Từ đầu cónghĩa gốc là bộ phận trên hết, trước hết của người, động vật, có chứa bộ óc. Từ đầu có nghĩa chuyển trongnhững trường hợp sau đây: - đầu trong đầu đề là bộ phận trên hết của văn bản; - đầu trong đi đầu là chỉ vị tríphía trước đoàn người; đầu trong cứng đầu là chỉ thái độ....2. Phương thức chuyển nghĩa của từ ngữHai phương thức chuyển nghĩa phổ biến trong ngôn ngữ là ẩn dụ và hoán dụ. Cả hai phương thức nàyđều căn cứ vào quy luật liên tưởng.a) Ẩn dụ: Ẩn dụ là phép chuyển nghĩa dựa vào sự giống nhau giữa hai sự vật hiện tượng.- Giống nhau về bề ngoài gọi là ẩn dụ hình thức.( mũi mác, đầu làng)- Giống nhau về cách thức là ẩn dụ cách thức. (nắm vấn đề, cắt biên chế..)- Giống nhau về chức năng, côn dụng là ẩn dụ chức năng. (bến xe, bến tàu...)- Giống nhau về sự tác động của sự vật đối với con người là ẩn dụ kết quả. (thuốc nặng, màu nhạt...)b) Hoán dụ: Hoán dụ là phép chuyển nghĩa dựa trên quan hệ tiếp cận (gần nhau). Ta thường gặp cáchoán dụ sau:- Lấy bộ phận để chỉ toàn thể (tay ghi ta cự phách...)- Lấy tên vật chứa đựng để chỉ vật được chứa đựng. (cả lớp đứng dậy...)- Lấy trang phục thay cho người (người anh hùng áo vải...)Cần phâ biệt ẩn dụ, hoán dụ từ vựng học với ẩn dụ, hoán dụ với tu từ học.II – BÀI TẬP1. Đọc các ví dụ sau đây và trả lời câu hỏi:(1) Trong nền kinh tế tri thức, hơn nhau là ở cái đầu.(2)Dưới trăng quyên đã gọi hèĐầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông. (Nguyễn Du)a) Ở trường hợp nào từ đầu dùng với nghĩa gốc?b) Xác định nét nghĩa chung giữa từ đầu có nghĩa gốc với từ đầu có nghĩa chuyển trong những trường hợpcòn lại.2. Xác định các từ có nghĩa chuyển và phương thức chuyển nghĩa của từ trong các trương hợp sau:a) Muỗi bay rừng già cho dài tay áo.b)Bạc tình nổi tiếng lầu xanhMột tay chôn biết mấy cành phù dung.c) Lần này ta ra, thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn.d)Cung thương lầu bậc ngũ âmNghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương.e) Một mặt người hơn mười mặt của.f) Nghìn thu bạc mệnh một đời tài hoa.THCS 719Giáo viên:3. Hãy dùng các từ sau đây với nghĩa chuyển: đi, chạy, răng, lá.4. Từ nắm có nghĩa gốc là “co các ngón tray vào lòng bàn tay giữ chặt thành một khối. Hãy dùng từ nắmtrong những trường hợp cụ thể với nghiã chuyển.5. Cho hai trường hợp:a) Đầu lòng hai ả tố nga.b) Nhà ấy nay lại nuôi thêm đầu lợn nữa.Phương thức chuyển nghĩa của từ đầu trong hai trường hợp trên có giống nhau không? Vì sao?SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG (tiếp theo)I – NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN NẮM1. Tạo từ mớiCũng như các ngôn ngữ khác, tạo từ mới là một cách để phát triển từ vựng tiếng Việt.Có hai phương thức (cách) tạo từ mới sau đây:- Phương thức láy: Các từ được cấu tạo theo phương thức láy không nhiều, nhất là những từ láy mớitạo.Ví dụ: điệu đà, điệu đàng ; cấn cá, cấn cái, lỉnh kỉnh, lịch kịch...- Phương pháp ghép: Các từ ngữ chủ yếu được tạo ra bằng cách ghép các tiếng lại với nhau.Ví dụ: cơm bụi, xe máy, xe tằng, chụp cắt lớp....2. Mượn từ ngữ tiếng nước ngoàiTrong quá trình phát triển, tiếng Việt đã mượn rất nhiều từ ngữ nước ngoài để làm phong phú cho vốntiếng Việt. Các từ mượn xuất hiện lâu đời chủ yếu là từ tiếng Hán.Ví dụ: Cộng hòa, độc lập, công nhân, thủ tướng...Ngoài tiếng Hán, tiếng Việt còn vay mượn nhiều tiếng nước ngoài khác như Nhật, Pháp, Nga,Anh..v..v...Ví dụ: Ghi đông, pê đan, xà phòng....II – BÀI TẬP1. Hãy tìm những từ ngữ mới trong lĩnh vực tin học được cấu tạo theo phương thức ghép.-> Con chuột, ổ cứng, đĩa mềm, tin tặc2. Hãy sử dụng một số yếu tố Hán Việt quyen thuộc sau đây để cấu tạo từ mới: hành (đi), tiết (khúc, đốt),phục (trở lại), sáng (làm ra, nghĩ ra lần đầu).- Hành quân, hành tiến, bộ hành- Tiết niệu, tiết túc- Trùng tu, trùng lặp- Phục chế, khắc phục- Sáng chế, sáng tạo, sáng lập3. Với những tiếng cho trước sau đây: Hợp tác, xe đạp, kinh tế, cà phê, hoa hồng, em hãy thêm những yếu tốkhác để tạo thành các từ mới.- Hợp tác hóa, hợp tác xã- Xe đạp điện, xe đạp máy-Kinh tế thị trường, kinh tế mở- Cà phê vườn, cà phê in-tơ-nét- Hoa hồn bạch, hoa hồng trắng4. Hãy thêm một yếu tố vào các tiếng sau đây để tạo nên từ hai tiếng: chuối, bắn, hành, khí, khoai, móc, ớt,cà, lợn, mía, đường, áo.5. Tìm những thành ngữ mới được cấu tạo theo phương thức ghép.Ra ngõ gặp anh hùng, đầu đội chính sách , vai mang chủ trương, ý đảng lòng dân, trên nói dưới nghe, kéo bèkéo cánh,mắt to hơn người6. Từ bài tập 3 (Ngữ văn 9, tập một, tr. 74), em hãy rút ra dấu hiệu phân biệt để phân biệt từ vay mượn tiếngHán với từ vay mượn của ngôn ngữ châu Âu.THCS 719Giáo viên:Dấu hiệu: từ Hán Việt các yếu tố cấu tạo từ hầu hét đều có nghĩa , Từ mượn ngôn ngữ châu âu các từ khôngcó nghĩa7. Theo em, khi sử dụng từ mượn, ta cần phải tuân thủ nguyên tắc nào?-> - chỉ dùng khoi tiếng Việt không có hoặc không biểu đạtu rõ ý- Phải dùng đúng lúc, đúng chỗ và đúng đối tượng .THUẬT NGỮI – NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN NẮM1. Thuật ngữ là gì?Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ, thường được sử dụng trong cácvăn bản khoa học, công nghệ khác nhau.Ví dụ: - trong toán học, ta có các thuật ngữ: tập hợp, ánh xạ, ước số, mẫu số...Thuật ngữ khác với từ ngữ thông thường. Từ ngữ thông thường phản ánh đặc tính bên ngoài của sựvật. Ví dụ: Nước là chất lỏng nói chung có trong sông hồ, biển. Còn thuật ngữ phản ánh đặc tính bản chất bêntrong của đối tượng. Ví dụ: Nước là tập hợp chất của nguyên tố H và O.2. Đặc điểm của thuật ngữĐặc điểm nổi bật nhất của thuật ngữ là tính chính xác, tính hệ thống.a) Tính chính xácDo thuật ngữ phản ánh bản chất bên trong của sự vật, vì thế thuật ngữ biểu thị khái niệm chính xáckhoa học nào đó.Thuật ngữ không có hiện tượng đồng âm, đồng nghĩa, không có tính biểu cảm.b) Tính hệ thốngMỗi ngành khoa học, kĩ thuật đều có một hệ thống thuật ngữ nhất định. Mỗi thuật ngữ biểu thị mộtkhái niệm trong hệ thống nào đó.Ngoài những đặc điểm trên thuật ngữ còn có tính quốc tế.II – BÀI TẬP1. Thêm các yếu tố để tạo thành thuật ngữ mới trong các trường hợp sau: a xít, các-bua, sinh vật, vật lí, hìnhtượng, điển hình, nước, âm, điện.- > A xít béo các bua no, âm tố ,âm tiết, hình tượng hóa ,hình tượng điển hính.....2. Các từ im đậm trong các câu sau đây, từ nào được dùng với nghĩa thông thường? Vì sao?a) Máy này có cần phải thay cổ ngỗng.b) Tiền vệ có nhiệm vụ mớm bóng để tiền đạo dứt điểm.c) Cậu cần giải quyết dứt điểm các thắc mắc hôm qua.d) Một trong những bộ phạn quan trọng của xuồng máy là chân vịt.e) Cậu ấy muốn bơi nhanh nên phải lắp chân vịt.f) Chúng em đang học phần cơ học, còn quan học sẽ học sau.g) Dân số thành thị đang tăng theo chiều hướng cơ học.-> Trường hợp a,b,d,g được dùng với nghĩa thuật ngũ, Các trường hợp còn lại được dùng với nghĩa thôngthường3. Vì sao thuật ngữ vi rút trong y học và thuật ngữ vi rút trong tin học lại biểu thị khái niệm khác nhau?-> Nghĩa của vi rút trong tin học là nghĩa chuyển, nghĩa này nhập vào hệ thống thuật ngũ của lĩnh vực tin họcbiểu thị mootjkhais niệm mới trong lĩnh vực tin học . vì thế hai thuật ngữ chỉ đồng nhất về tên gọi.4. Trong lĩnh vực lịch sử, vương quốc được hiểu là “nước có chế đọ quân chủ”. Hãy cho biết trường hợp sauđây vương quốc được dùng như thuật ngữ hay từ ngữ thông thường:- Anh phải tìm đến vương quốc của trí tưởng tượng.-> Dùng như từ ngữ thông thường5. Hãy kể một số thuật ngữ trong lĩnh vực tin học, ngôn ngữ học, văn học.:- Trong tin học : con chuột, ổ cứng, đĩa mềm, cửa sổ, vi rútTHCS 719Giáo viên:- Văn học; Đề tài, chủ đề, nhân vật phụ, tình huống, tính cách điển hình, điển hình hóa....- Trong ngôn ngữ học Âm tiết, từ đơn, từ ghép,câu đơn, câu ghep...TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNGI – NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN NẮM1. Từ đơn vầ từ phứca) Từ đơn: Đơn vị cấu tạo từ là tiếng: Từ do một tiếng tạo nên là từ đơn. Những tiếng được dùng độc lậpđều là từ đơn như: gà, vịt, bàn, ghế, ăn, đi, đẹp, xấu, và, với, rất, ối, ái, ới...b) Từ phức: Từ do hai hoặc nhiều tiếng tạo nên là từ phức. Từ phức được chia làm hai loại chính: từ láy vàghép. Từ láy là những từ cấu tạo theo phương thức láy như: chuồn chuồn, đủng đỉnh, lạnh lùng, lao xao, rìrào... Từ ghép là những từ mà các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa như: nhà cửa, binh lính, quàn áo, ;xe đạp, khoai lang, cờ cua (chính phụ)...2. Thành ngữThành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. Nghĩa của thành ngữ thườnglà nghĩa bóng. Những thành ngữ tiêu biểu trong tiếng Việt thường có cậu tạo đối xứng như: leo cao ngã đau,giấu đầu hơ đuôi, ăn trên ngồi trốc.3. Nghĩa của từNghĩa của từ là toàn bộ nội dung mà từ biểu thị. Trong sử dụng từ ngữ, nghĩa đóng vai trò rất quan trọng.Do hiện tượng nhiều nghĩa mà nghĩa của từ rất đa dạng, phức tạp. Muốn hiểu đúng nghĩa của ta phải đặt từtrong câu cụ thể. Khi ở trong câu, do sự kết hợp giữa các từ mà mỗi từ thường được hiểu theo một nghĩa duynhất.4. Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từTừ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa. Trong từ nhiều nghĩa, nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện từ đầu làm cơsở để hình thành các nghĩa khác, nghĩa chuyển được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc, có quan hệ với nghĩagốc.5. Từ đồng âmTừ đồng âm là những từ phát âm giống nhau nhưng nghĩa khác nhau, không liện quan với nhau. Từ đồngâm khác từ nhiều nghĩa.Trong từ đồng âm nghĩa của các từ hoàn toàn khác nhau, không có mối liên hệ nào với nhau.Trong từ nhiều nghĩa, các ý nghĩa khác nhau của từ có sự liên hệ với nhau.6. Từ đồng nghĩaTừ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Từ đồng nghĩa được chia là hai loại:từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn. Các từ đồng nghĩa không hoàn toàn có nét nghĩachính giống nhau nhưng khác nhau về sắc thái biểu cảm. (như: chết, hi sinh, từ trần, tạ thế...) hoặc khác nhauvề phạm vi sử dung (như: phi, phóng, lao, chạy...).7. Từ trái nghĩaTừ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau xét trên một cơ sở chung nào đó. Ví duk: Căn cứ vàođộ tuổi của người, ta có: già >< trẻ. Dựa vào từ trái nghĩa, người ta có thể giải thích được nghĩa của từ. trongvăn chương, từ trái nghĩa được dùng để tạo nên sự hài hòa, cân đối.8. Trường từ vựngTrường từ vựng là tập hợp tất cả các từ có nét chung về nghĩa. Trường từ vựng bao giờ cũng được đặt trongphạm vi nhất ddnhj. Tùy theo ý nghĩa khái quát mà một trường từ vựng có thể bao hàm nhiều trường từ vựngnhỏ hơn. Ví dụ: Trường từ vựng chân gồm các trường từ vựng nhỏ như: bộ phận của chân, hoạt động củachân, đặc điểm của chân...II – BÀI TẬP1. Cho các từ láy sau đây: lẩm cẩm, hí hửng, ba ba, thuồng luồng, róc rách, đu đủ, ầm ầm, chôm chôm, xaoxác, hổn hển, ngậm ngùi, cào cào, bìm bịp, ù ù, xôn xao, chuồn chuồn.a) Nhưng từ nào được sử dụng trong văn miêu tả? Vì sao?b) Phân biệt sự khác nhau giữa hai từ róc rách và bìm bịp.THCS 719Giáo viên:->:Những từ ; lẩm cẩm, hí hửng, , róc rách, ầm ầmxao xác, hổn hển, ngậm ngùi, bìm bịp, ù ù, xôn xao, đượcdùng trong văn miêu tả vì chúng là những tính từ có tính chất miêu tả biểu cảm.b/ Róc rách và bìm bịp laf những từ láy mô phỏng âm thanh nhưng từ bìm bịp dùng để gọi tên nên là danh từ,bìm bịp là từ dùng để miêu tả đặc điểm sự vật nên là tính từ.2. Tìm các từ ghép có các yếu tố Hán Việt: viên (người ở trong một tổ chức hay chuyên làm một công việcnào đó), trưởng (đứng đầu), môn (cửa).Đoàn viên , hội viên, lớp trưởng, thuyền trưởng, ngọ môn khuê môn3. Việc dùng thành ngữ trong các câu sau đây có tác dụng gì?a) Phòng khi nước đã đến chân.b) Sản xuất mà không tiết kiệm thì khác nào như gió vào nhà trống.-> Làm cho câu văn câu thơ thêm bongs bẩy vì dùng các cụm từ tương đươngthì dài dòng và gây ấntượng nặng nề. Mặt khác sử dụng thành ngữ trong các trường hợp này vưa kín đáo vừa có sức gợi, sứcliên tưởng.4. Giải thích các thành ngữ sao trong truyện Kiều: gìn vàng giữ ngọc, mưa Sở mây Tần, nhạt phấn phai son,lá thắm chỉ hồng.6. Từ đầu trong các trường hợp sau, từ nào dùng theo nghĩa gốc, từ nào được dùng theo nghĩa chuyển, từ nàođược dùng theo nghĩa từ vựng, từ nào được dùng theo nghĩa tu từ? Vì sao?- Đầu súng trăng treo.- Ngòi đầu cầu nước trong như lọc.- Trên đầu những rác cùng rơm.- Đầu xanh có tội tình gì.-> Từ đầu trong trên đầu những rác ..được dùng theo nghĩa gốc còn lại được dungf theo nghĩa chuyễntừ đầu trong đầu xanh được dùng theo nghĩa tu từ còn các từ khác dùng theo nghĩa từ vựng7. Vận dụng kiến thức đã về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa để phân tích nghệ thuật dùng từ bạc trong cáctrường hợp sau:Có phải duyên nhau thì thắm lạiĐừng xanh như lá bạc như vôi.-> Đây là nghệ thuật chơi chữ của Hồ Xuân Hương- chơi chữ dồng âm và chơi chữ nhiều nghĩa.-.8. Từ đồng âm và từ nhiều nghĩa đều có hình thức âm thanh giống nhau. Dựa vào đâu ta phân biệt được từđồng âm và từ nhiều nghĩa? Cho ví dụ?Dựa vào mối quan hệ có hay không mối quan hệ về nghĩa giữa các từ. ta phân biệt được đâu là hiện tượngđồng âm hay nhiều nghĩaVí dụ ; tay trong “ Thương nhau tay...” tay làm hàm ..là từ nhiều nghĩa vì chúng có mối liên hệ về nghĩaĐường trong đường ăn và đường trong đường đi là từ đồng âm vì giữa chúng không có mối liên hệ.9 Tìm điểm giống và khác nhau giữa đẹp và xinh->. Giống: đều là những tính từ chỉ đặc điểm của sự vạt làm cho người ta thích nhìn ngắmKhác: căn cứ vào thái độ của người nói, phạm vi sử dụng ( Dùng cho đối nao)11. Tìm các từ cụm từ đồng nghĩa với chị Dậu qua lời dẫn truyện của tác giả trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ(Ngữ văn 8, tập 1).-> Chị Dậu, người đàn bà lực điền, chị chàng con mọn.12. Tìm các từ trái nghĩa trong sáu câu đầu đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích và chỉ rõ tác dụng của chúng.Xa –gần . nọ kia, Sớm -khuya13. Tìm các từ đồng nghĩa với từ xa.- Xa cáh , xa thẳm Xa xôi14. Xác định thứ tự cấp độ khái quát của từ sau: gà, áo, tiếng, chèo cổ, tuồng cổ.Gà -. Gia cầm, Áo-> Quần áo. -. Tiếng -. Từ -> chèo cổ-> chèo15. Các từ sau đây cùng nằm trong một trường từ vựng, hãy xếp chúng vào những trường từ vựng nhỏ hơn:cao, thấp, lùn, béo, gầy, gù, còng, què, khập khễnh, hiền hậu, tốt bụng, rỗng rãi, hẹp hòi, khắc khổ, ác, ích kỉ,thông minh, nhanh trí, sáng suốt, mẫn cảm, đần, ngu, nghễnh ngãng, dốt, chậm hiểu, hòa thuận, đoàn kết, bấthòa, hục hặc, lục đục, lương thiện, bất lương, hợp pháp, phi pháp.16. Tìm các trường từ vựng nhỏ và các từ thuộc trường từ vựng nhỏ trong trường từ vựng “mắt” (của người).Bộ phận của mắt: Lông mày ,lông mi, lòng đen...THCS 719Đặc điểm của mắt ; tròn lá răm, mù ,lòa..Giáo viên:TỔNG KẾT TỪ VỰNG (tiếp theo)I – NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN NẮM1. Sự phát triển của từ vựngVốn từ của một ngôn ngữ không ngừng phát triển. Từ vựng tiếng Việt phát triển chủ yếu qua hai hìnhthức: về nghĩa (thêm nghĩa cho từ) và về số lượng (cấu tạo từ ngữ mới và mượn từ các ngôn ngữ khác).2. Trau dồi vốn từ:Muốn có một vốn từ ngày càng dồi dào để đáp ứng nhu cầu giao tiếp trong cuốc ống, chúng ta phảiluôn có ý thức trau dồi vốn từ. Có hai cách để trau dồi vốn từ: rèn luyện để biết đầy đủ và chính xác nghĩacủa từ và cách dùng từ ; rèn luyện để biết thêm những từ mà mình chưa biết, làm tăng vốn từ về mặt sốlượng..3. Từ mượnTừ mượn là những từ Tiếng Việt vay mượn tiếng nước ngoài để biểu những sự vật hiện tượng, đặcđiểm mà tiếng Việt chưa có từ ngữ thật thích hợp để biểu thị. Phần lớn từ muộn trong tiếng Việt là mượn từtiếng Hán. Ngoài tiếng Hán, tiếng Việt còn mượn từ của một số ngôn ngữ khác như Anh, Pháp, Ấn Độ, Nga.Khi sử dụng từ mượn, cần phải chọn lọc, phải dùng đúng lúc, đúng chỗ, tránh sử dụng một cách tùy tiện làmmất đi sự trong sáng của tiếng Việt.4. Từ Hán ViệtTừ Hán Việt là những từ vay mượn tiếng Hán và đã được Việt hóa. Sự phân biệt từ thuần Việt với từHán Việt hầu hết là những từ có từ hai tiếng trở lên. Mỗi yếu tố trong từ ghép Hán Việt đều có nghĩa là tươngđương với một từ thuần Việt vì đây vốn là một từ đơn trong tiếng Hán.5. Thuật ngữThuật ngữ là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ, thường được sử dụng trong cácvăn bản khoa học, công nghệ khác nhau. Thuật ngữ không có tính biêu cảm.6. Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hộiTừ ngữ địa phương là những từ ngữ chỉ sử dụng trong phạm vi một hoặc một số địa phương nhất định.Có những từ ngữ địa phương tương ứng với từ ngữ toàn dân. Những từ đìa phương chủ những sự vật hiệntượng chỉ có ở riêng đại phương đó khi được phổ biến sẽ nhập vào vốn từ toàn dân.Biệt ngữ xã hội là những từ ngữ chỉ dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định. Biệt ngữ thường khôngmang tính tiêu cực và mọi người có thể hiểu được.II – BÀI TẬP1. Trình bày những hình thức phát triển từ vựng của Tiếng Việt. Cho ví dụ.2. Phát triển từ vựng bằng hình thức phát triển nghĩa của từ có tác dụng gì? Vì sao?3. Nghĩa của từ chuột trong con chuột (bộ phận của máy tính) ; răng trong răng lược, răng trong sợ phát triểntheo phương thức ẩn dụ hay hoán dụ?4. Cho các từ: chạy, tự do, đỏ, cam tâm. Hãy giải thích nghĩa của các từ đó và chỉ ra cách mà em giải thíchmỗi từ.5. Xác định nghĩa của từ cao trong các trường hợp sau: Núi này cao ; Sản phẩm lúa rất cao ; Bản nhạc cónhiều nốt cao ; Đây là giày cao cổ.6. Nhắc lại khái niệm về thuật ngữ và kể các thuật ngữ trong các môn: văn học, toán học, sinh vật học, hóahọc mà em biết.7. Tìm các từ địa phương trong đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga và ghi các từ toàn dân tươngứng.9. Em hãy kể một số biệt ngữ của những người theo đạo Thiên Chúa.THCS 71910. Chon câu đúng:A. Chỉ có tiếng Việt vay mượn ngôn ngữ nước khác.B. Các ngôn ngữ trên thế giới vay mượn lẫn nhau.C. Tiếng Hán, tiếng Pháp không mượn tiếng Việt.D. Tiếng Việt ngày nay không cần mượn.Giáo viên:NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM ÝI – NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN NẮM1. Thế nào là nghĩa tường minh?Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu.Trong giao tiếp, nghĩa tường minh là cái được nói ra trực tiếp mang giá trị thông báo. Bất kì một vănbản giap tiếp nào cũng có nghĩa tường minh. Đoạn trích sau đây chứa các thông tin hiển ngôn (nghĩa tườngminh):- Ba con, sao con không nhận?- Không phải? – Đang nằm mà nó cũng phải giãy lên.- Sao con biết là không phải? [...].- Ba không giống cái hình ba chụp với má.Nghĩa tường minh bao giờ cũng rõ ràng vầ được nhận thức giống nhau ở người nhận.2. Thế nào là hàm ý?Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn tả trực tiếp bằng ngôn ngữ trong câu những có thẻ suyra từ những từ ngữ ấy.Ví dụ: Mẹ nó đam nổi giận quơ đũa bếp dọa đánh, nó phải gọi nhưng lại nói trổng:- Vô ăn cơm!Anh Sáu vẫn ngồi im, giả vờ không nghe, chờ nó gọi “Ba vô ăn cơm”. Con bé cứ đứng trong bếp nóivọng ra:- Cơm chín rồi!Anh cũng không quay lại [...].Đoạn trích trên đây có phát ngôn “cơm chín rồi!” ngoài nghĩa tường minh là thông báo một sự việc còn cóhàm ý là nhắc anh Sáu vào ăn cơm.Hàm ý có hai đặc tính. Thứ nhất người nghe có năng lực thì có thể giải đoán được hàm ý khi lời nói cóhàm ý. Thứ hai, người nói có thể không chịu trách nhiệm về hàm ý chứa trong lời nói cùa mình.Hàm ý được nhiều người dùng và được dùng một cách phổ biến gọi là hàm ý chung.Ví dụ: Có người mách với mẹ Hà:- Hôm nay Hà không đi chơi điện tử.Cũng có thể hiểu hàm ý: những ngày khác Hà thường hay đi chơi điện tử.Hàm ý được người giải đoán gắn với tình huống cụ thể được dọi là hàm ý dùng riêng (hàm ý ngữcảnh). Loại hàm ý này tách khỏi tình huống cụ thể thì có thể không giải đoán được hoặc bị hiểu sai lệch. Vídụ, xét cuộc thoại sau:Hòa: - Chiều mai cậu đi học ngoại ngữ với tớ đi.Bình: - Chiều mai lớp tớ ôn tập toán.Hòa: - Thế à, buồn nhỉ.Trong trường hợp cụ thể này, Hòa biết Binhg từ chối (có nghĩa là Hòa giải đoán được hàm ý Bình gửitrong câu trả lời). Như vậy câu trả lời của Bình chứa hàm ý dùng riêng.II – BÀI TẬP:1. Đọc các trường hợp sau đây và trả lời câu hỏi:THCS 719Giáo viên:(1)Đối đápVợ: - Tôi mà biết anh như thế này thì thà tôi lấy quỷ sa tăng còn sướng hơn.Chồng: - Ủa, lạ nhỉ? Bộ ở dưới âm ti địa ngục người ta cho phép họ hàng lấy nhau à?( Tiếu lâm Việt Nam hiện đại)(2)NhầmMột anh sờ lên cổ áo, thấy con rận, sợ người ta cười vội vàng hất nó xuống đất nói:- Tưởng là con rận, hóa ra không phải.Có người cúi xuống đất cố tình tìm được con rận nhặt lên:- Tưởng là không phải, hóa ra con rận.(Trương Chính – Phong Châu, truyện cười dân gian Việt Nam)a) Những câu nào có nghĩa tường minh, câu nào ngoài nghĩa tường minh còn có thêm hàm ý?b) ở trường hợp (1) người ta sử dụng hàm ý chung hay hàm ý dùng riêng?Trả lời: a) Tất cả các lời thoại đều có hàm ý.Mẫu: Tôi mà biết anh ...(“anh còn tệ hơn quỷ sa tăng”).Tưởng là con rận, hóa ra...(Thanh minh mình không ở ở bẩn).2. Trong đoạn trích sau đây, những câu nào có nghĩa tường minh, câu nào ngoài nghĩa tường minh còn cóthêm hàm ý? Hãy giải đoán hàm ý trong các câu có chứa hàm ý?Anh thanh niên đỏ mặt, rõ ràng luống cuống:- Vâng, mời bác và cô lên chơi. Nhà cháu kia. Lên cái bậc cấp kia, trên ấy có cái nhà đấy. Nước sôiđã có sắn, nhưng cháu về trước một tí. Bác và cô lên ngay nhé.Nói xong, anh chạy vụt đi, cũng tất tả như khi đén.- Bác và cô lên với anh ấy một tí. Thế nào bác cũng thích vẽ anh ta – Người lái xe nói.(Nguyễn Thành Long)Trả lời: Câu: Nước sôi có sẵn,... là câu có chứa cả nghĩa tường mình và hàm ý.Câu: thế nào bác cũng ... là câu chứa cả nghĩa tường minh và hàm ý.Theo đó em có thể tự tìm hàm ý trong mỗi câu.3. Trong giao tiếp, người ta thường có những câu nói như sau: - Cậu là đàn ông cơ mà. – Tiền bạc chỉ là tiềnbạc. – Chó sói vẫn là chó sói.a) Vì sao các câu trên có hàm ý?b) Hãy giải đoán hàm ý trong các câu trên.Trả lời: Người nói không đưa ra thông tin mới (vi phạm phương châm về lượng). Do đó người nghe phải suydiễn theo những hiểu biết của mình nên nảy sinh hàm ý. Theo đó em có thể tự giải đoán hàm ý của các câuđó.4. Hãy giải đoán hàm ý của Kiều qua đoạn trích sau đây trong Truyện Kiều của Nguyễn Du:Vợ chàng quỷ quái tinh ma,Phen này kẻ cắp bà già gặp nhau.Kiến bò miệng chén bao lâu,Mưu sâu thì trả nghĩa sâu cho vừa.Trả lời: - Hoạn Thư đã gặp lại đối thủ ngang tầm.- Báo hiệu một hình phạt thích đáng với Hoạn Thư.5. Giải đoán các hàm ý trong câu chuyện sau đây:Có hai chàng đi chơi gặp một cô gái. Anh chàng thứ nhất nói:- Chào em, trông em như hằng nga.Anh chàng thứ hai:- Anh cứ tưởng em là người ở cung quảng mới xuống.Cô gái:- Thế hai anh là bạn của chú Cuội à?Trả lời: Anh cứ tưởng... (hàm ý khen).Thế hai anh..., Em có thể tự giải đoán.THCS 719Giáo viên:NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý (tiếp theo)I – NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN NẮMĐiều kiện sử dụng hàm ýa) Điều kiện đói với người nói (người viết)Trong giao tiếp, sử dụng hàm ý là hết sức cần thiết. Nhờ có hàm ý trong câu nói mà người nói chuyểntại được ý nghĩ, nguyện vọng của mình cho người khác một cách tế nhị, tránh thô lỗ, mất lịch sự hoặc bảođảm vô can cho bản thân. Vì vậy, gặp những tình huống không tiện nói trực tiếp, người nói (người viêt) cầncó ý thức sử dụng hàm ý, đưa hầm ý vào câu nói.b) Điều kiện đối với người nghe (người đọc)Hàm ý được nhận biết nhờ người nghe (người đọc) có năng lực giải đoán nó.Ví dụ: Ông Hai đi nghênh ngang giữa đường vắng, cái đầu cung cúc lao về phía trước. Hai tay vungvẩy, nhấp nhổm. Gặp ai quen ông lão cũng níu lại, cười cười:- Nắng này là bỏ mẹ chúng nó !Có người bỡ ngỡ hỏi lại: “Chúng nó nào?” thì ông lão bật cười, tay trỏ về phía tiếng súng:- Tây ấy chứ còn chúng nó nào nữa.(Kim Lân)Câu: “Nắng này là bỏ mẹ chúng nó!” có hàm ý nhưng người nghe không có năng lực giải đoán nênông Hai đành phải giải thích hàm ý của mình.Người nói sử dụng hàm ý có thành công hay không còn có phần lệ thuộc vào việc người nghe có cộngtác trong hội thoại không.Ví dụ:Nó như không để ý đến câu nói của tôi, nó lại kêu lên:- Cơm sôi rồi, nhão bây giờ!Anh Sáu vẫn cứ ngồi im.Hàm ý của bé Thu là nhờ anh Sáu chắt nước cơm giúp nó nhưng anh Sáu không cộng tác bằng cáchngồi im giả vờ không hiểu vì muốn nó gọi anh bằng “ba”.Năng lực giải đoán hàm ý phụ thuộc vào vốn sống, vốn tri thức văn hóa của người nghe. Người có vốnsống, vốn tri thức càng cao thì càng có năng lực giải đoán hàm ý. Chẳng hạn câu nói: “Lại gặp Sở Khanh rồi”hàm ý chỉ kẻ lừa gạt tráo trở, những ai chưa đọc Truyện Kiều chưa chắc đã giải đoán được hầm ý của câu đó.II – BÀI TẬP1. Đọc truyện sau đây và trả lời câu hỏi:Bác sĩ Nam mời bạn đến dự sinh nhật ở một nhà hàng. Gần đến giờ mở sâm banh, khách đến mới chỉđược một phần. Bác sĩ xoa tay than thở:- Chán quá! Người cần đến thì chưa thấy đến.Những người ngồi gần đó đồng lòng cho rằng anh ta ám chỉ mình thuộc loại những người không cầnđến, thế là họ đứng dậy lục đục ra về gần hai mươi người. Thấy vậy anh bèn than thơ với những người cònlại:- Những người không cần đi thì lại đi mất rồi. Thế là mười người còn lại nghĩ: “Chắc mình thuộc loạingười cần đi”, thế là họ bỏ đi nốt, chỉ còn một người bạn chí cốt ở lại. Người đó trách bác sĩ:THCS 719Giáo viên:- Anh nói năng không ra làm sao cả, làm khách tức giận bỏ về hết cả rồi. Bác sĩ Nam dở cười, dở mếu thanhminh: Những lời tôi nói không ám chỉ họ. Nghe vậy người bạn nghĩ bụng không ám chỉ họ thì ám chỉ mình.Thế là anh bạn cuối cùng này cũng đứng dậy bỏ đi nốt.(Theo báo Giáo dục và thời đại, ngày 27 – 6 – 1995)a) Trong văn bản trên có câu nào chứa hàm ý không? Vì sao em biết?b) Từ những câu nói của bác sĩ Nam trong văn bản, hãy rút ra bài học cho mình trong khi giao tiếp.2. Xác định và giải đoán các câu có chứa hàm ý trong đoạn trích sau:a) Đêm trăng thanh, anh mới hỏi nàng:Tre non đủ lá đan sàng nên chăng. (ca dao)b) Châu chấu hỏi Kiến:- Kiến ơi, hãy nói giúp xem hôm nay là một ngày tuyệt đẹp hay đáng ghét?Kiến lau mồ hôi, ngẫm nghĩ một lát rồi nói:- Tôi sẽ trả lời câu hỏi của các bạn sau khi mặt trời lặn nhé.Mặt trời lặn, chúng đi đến tổ Kiến:- Hôm nay là ngày thế nào hả bác Kiến đáng kinh?- Hôm nay là một ngày tuyệt đẹp! Tôi đã làm việc rất tốt và bây giờ có thể nghỉ ngơi thoải mái.( Tiếng Việt 3, 1992)3. Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:Yết Kiêu: - Con đi đánh giặc đây, bố ạ!Người cha: - Mẹ con mất sớm, bố thì tàn tật không làm gì được.Yết Kiêu: - Bố ơi! Nước mất thì nhà tan...Người cha: - Ấy, cha cũng nghĩ đến chuyện đó. Thôi con cứ đi.( Tiếng Việt 5, 1995)a) Xác định và giải đoán các câu có hàm ý trong đoạn trích trên.b) Những lập luận nào phản bác và bảo vệ câu “Con đi đánh giặc đây, bố ạ!”?Lập luận nào có hiệu lực hơn?4. Vận dụng kiến thức đã học để đóng vai bạn B trả lời các câu hỏi của A. Các câu trả lời phải có hàm ý.A - Cậu đã làm xong bài tập toán chưa?A – Bây giờ là mấy giờ rồi nhỉ?A – Hôm nay bố cậu có say rượu không?5. Vì sao câu cuyện sau đây lại gây cười?Vua dầu mỏ Sa – mút nói với Bin – Ghết:- Giá dầu mỏ leo thang thế này chắc tôi sẽ mua được cả thế giới.Bin Ghết mỉn cười và gật gật: - Anh thì có thể nhưng tôi chưa hề có ý định bán nó. (Báo).
Tài liệu liên quan
- SKKN: Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua một số phương pháp dạy học tích cực trong chương trình Ngữ Văn lớp 10 trung học phổ thông
- 24
- 4
- 13
- skkn phương pháp dạy học kiểu bài nghị luận văn học trong chương trình ngữ văn lớp 9
- 21
- 4
- 12
- xây dựng hệ thống câu hỏi hướng dẫn đọc hiểu phần vhdg trong chương trình ngữ văn lớp 9 thpt chdcnd lào
- 129
- 1
- 0
- HƯỚNG DẪN HỌC SINH ÔN TẬP PHẦN THƠ HIỆN ĐẠI TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN LỚP 9
- 33
- 2
- 2
- ÔN TẬP TIẾNG VIỆT CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI TIẾNG VIỆT TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN LỚP 9 (kiến thức và bài tập )
- 16
- 28
- 47
- MỘT số BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ các GIỜ dạy TỔNG kết TIẾNG VIỆT TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ văn lớp 9
- 14
- 878
- 1
- Nâng cao chất lượng dạy học ngữ văn địa phương thông qua việc thiết kế bài giảng cho văn bản dô tả dô tà trong chương trình ngữ văn lớp 9
- 19
- 1
- 0
- Dạy học đọc hiểu văn bản thơ hiện đại Việt Nam trong chương trình ngữ văn lớp 9 theo quan điểm giao tiếp
- 159
- 766
- 3
- Một số kinh nghiệm đặt câu hỏi nhằm phát huy tính tích cực của học sinh khi dạy học phần văn bản trong chương trình ngữ văn lớp 9 ở trường THCS thành lộc huyện hậu lộc
- 17
- 119
- 0
- Một số kinh nghiệm xây dựng câu hỏi nhằm phát huy tính tích cực của học sinh khi dạy học phần văn bản trong chương trình ngữ văn lớp 9
- 21
- 129
- 0
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(131 KB - 16 trang) - ÔN TẬP TIẾNG VIỆT CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI TIẾNG VIỆT TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN LỚP 9 (kiến thức và bài tập ) Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » Cậu Tư Dùng Chuồn Chuồn Cỏ để đổi Lấy Gì Cho Cận Tiêu
-
Diễn Trò - Chương 30 - Đọc Truyện Hay Full
-
Diễn Trò - Chương 11: Đương Nhiên Là Phải Kén Chọn Rồi, Nếu ...
-
Diễn Trò – Chương 59: Vợ ôm Anh Chặt Ghê - Bột
-
Diễn Trò - Truyện FULL
-
“sát Thủ” Tàn Bạo Nhất Trong Thế Giới Côn Trùng Chúng Có Khả Năng ...
-
Sau Khi Bạch Nguyệt Quang Tìm Đường Chết Thì Xuyên Về ... - Truyện
-
Sông - Tiểu Thuyết Của Nguyễn Ngọc Tư - Văn Học Sài Gòn
-
Đáp án Game Đố Vui Dân Gian 850 Câu
-
Người Hoạch định Những Giấc Mơ Cuộc đời - Báo Đại Đoàn Kết
-
Hoa Thiên Hương | Phật Giáo Việt Nam
-
Bài Tập Về Từ Ghép Và Từ Láy Lớp 4 - Mobitool
-
Tinh Linh Trên Vai Dã Thú - Du Du Tiên - Truyện HD
-
Trang Thơ Matsuo Basho - 松尾笆焦, Tùng Vĩ Ba Tiêu (66 Bài Thơ)