Ớt Nhiều Vitamin Gì Mà Lại Tốt Cho Sức Khỏe
Có thể bạn quan tâm
1. Quả ớt nhiều vitamin gì tốt cho sức khỏe
Nhiều nghiên cứu cho thấy quả ớt có rất nhiều vitamin tốt cho sức khỏe, điển hình là:
- Vitamin C: hàm lượng vitamin C trong ớt tương đối cao, có tác dụng chống oxy hóa tốt và có vai trò quan trọng đối với chức năng miễn dịch và chữa lành vết thương.
Ớt giàu vitamin A, B6, K1 rất tốt cho sức khỏe
- Vitamin B6: trong mỗi quả ớt đều có vitamin B6 - chất có vai trò quan trọng đối với quá trình chuyển hóa năng lượng của cơ thể.
- Vitamin K1 (phylloquinone): đây là vitamin thiết yếu có tác dụng làm đông máu đồng thời rất cần cho sự khỏe mạnh của thận và hệ xương.
- Vitamin A: hàm lượng beta-carotene trong ớt đỏ tương đối cao, khi đi vào cơ thể nó sẽ được chuyển hóa thành vitamin A.
Ngoài những loại vitamin chính này thì ớt còn giàu vitamin: E, B6, và các loại khoáng chất quan trọng cho sự phát triển của cơ thể như:
- Kali: loại kháng chất này tham gia vào nhiều hoạt động khác nhau của cơ thể.
- Đồng: đây là chất chống oxy hóa thiết yếu có vai trò quan trọng đối với sự khỏe mạnh của hệ xương và tế bào thần kinh.
2. Những lợi ích của quả ớt đối với sức khỏe con người
2.1. Lợi ích của quả ớt với sức khỏe
Từ thông tin phía trên bạn đọc có thể thấy được quả ớt nhiều vitamin gì mà nó lại được xem là tốt cho sức khỏe. Vì thế, nếu được sử dụng với một liều lượng hợp lý, loại quả này sẽ giúp:
- Phòng tránh bệnh ung thư
Trong nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng thành phần của quả ớt có chứa capsaicin - một chất có vai trò như một phương thuốc tự nhiên giúp phòng ngừa hiệu quả bệnh ung thư. Điều này được lý giải là, chất này có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư đồng thời giúp ngăn ngừa sự phát triển của mầm mống bệnh ung thư.
Hàm lượng kali trong ớt giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tim mạch
- Phòng tránh tiểu đường
Nghiên cứu chỉ ra rằng nếu ăn ớt thường xuyên có thể kiểm soát tốt nồng độ insulin trong máu. Đối với bệnh nhân tiểu đường thì điều này là rất tốt. Do đó, nếu bị tiểu đường mà có thêm ớt trong chế độ ăn của mình sẽ giảm được lượng đường trong máu đến trên 60% so với người không ăn ớt.
- Làm đẹp da
Như chia sẻ về ớt nhiều vitamin gì ở trên chúng ta có thể thấy thành phần vitamin A và C trong quả ớt là rất lớn, nhờ đó mà nó có khả năng chống oxy hóa, làm chậm quá trình lão hóa da.
- Giảm cảm giác đau nhức
Capsaicin trong quả ớt có khả năng kích thích và làm giảm đau rất tốt. Vì thế mà người ta hay dùng capsaicin để giảm vết thương sau phẫu thuật, đau ngoài da, đau nhức xương khớp, đau miệng,...
- Cải thiện miễn dịch
Chất chống oxy hóa và beta carotene trong quả ớt giúp hỗ trợ cải thiện miễn dịch nhờ đó mà phòng ngừa hiệu quả bệnh cúm và cảm lạnh khi thay đổi thời tiết.
- Cải thiện tuần hoàn máu
Lối sống vận động ít và ăn nhiều mỡ rất dễ làm tắc hệ tuần hoàn của cơ thể. Nếu ăn ớt thường xuyên sẽ giúp giải độc và làm sạch mạch máu, hạ cholesterol.
- Tốt với thai nhi và thai phụ
Hàm lượng axit folic trong quả ớt có tác dụng ngăn ngừa dị tật bẩm sinh đồng thời hỗ trợ sản xuất tế bào hồng cầu khỏe mạnh. Không những thế, nhiều nghiên cứu còn cho thấy một số gia vị cay của ớt khi người mẹ ăn vào có thể thẩm thấu lượng nhỏ vào dịch ối nhờ đó mà giúp thai nhi đã phát triển có khả năng nếm, sau này trẻ sinh ra và lớn lên sẽ có sự đa dạng trong khẩu vị của trẻ nên bớt kén ăn đi.
2.2. Ai nên ăn ít ớt
Tuy những phân tích về quả ớt nhiều vitamin gì cho thấy được những lợi ích không thể phủ nhận của nó với sức khỏe nhưng điều đó không có nghĩa là ai trong chúng ta cũng nên ăn ớt thường xuyên. Những trường hợp sau, tốt nhất nên hạn chế ăn ớt:
Người bị bệnh trĩ không nên vì biết ớt nhiều vitamin gì tốt cho sức khỏe mà ăn nhiều loại gia vị này vì nó dễ làm xuất huyết búi trĩ
- Người bị trĩ: ăn nhiều ớt dễ làm tăng cơn đau và xuất huyết búi trĩ vì loại quả này có tính cay nóng rất cao.
- Bị nhiệt miệng: nhiệt miệng gây lở loét miệng khiến cho niêm mạc dễ mẫn cảm với các vị chua, cay, mặn,… nên nếu ăn nhiều ớt sẽ khiến cho tình trạng viêm loét nặng hơn, gây cảm giác đau rát và khó chịu hơn rất nhiều.
- Bị bệnh dạ dày
Tính cay của ớt không hề tốt đối với những ai bị loét dạ dày. Không những thế nó còn ảnh hưởng đến men tiêu hóa của dạ dày và sinh ra hiện tượng khó tiêu, khiến cho tình trạng viêm loét càng dễ trở nên nghiêm trọng.
- Bị đau mắt đỏ
Trường hợp này nếu ăn nhiều ớt rất dễ gây nóng trong và bốc hỏa khiến bệnh nặng và lâu khỏi hơn.
2.3. Cách ăn ớt đúng để tốt cho sức khỏe
Mặc dù ớt có nhiều vitamin tốt cho sức khỏe nhưng muốn nó phát huy được tác dụng ấy thì chúng ta cũng cần phải biết ăn ớt sao cho đúng. Theo đó, khi ăn ớt chúng ta cần lưu ý:
- Mỗi ngày chỉ ăn 1 quả ớt.
- Ăn ớt kèm với thực phẩm khác vì nó tương đối cay, sự kết hợp cùng thực phẩm khác vừa giảm cay vừa giảm bớt sự dư thừa nhiệt nhờ đó mà tránh được táo bón.
- Sau khi ăn ớt nên ăn hoa quả chua để thúc đẩy nhu động ruột đồng thời kích thích tiết dịch tiêu hóa để cải thiện hệ tiêu hóa. Ngoài ra, sự kết hợp này còn làm ấm và giảm nhiệt cho cơ thể.
Qua những chia sẻ trên đây hy vọng bạn đọc đã biết thêm được thông tin về quả ớt nhiều vitamin gì tốt cho sức khỏe và biết cách sử dụng ớt sao cho phát huy được tốt nhất công dụng của nó. Bạn đọc cũng hãy lưu ý về vị cay của ớt có thể làm cho da dễ bị kích ứng, giảm vị giác, tăng chứng ợ nóng,... nên loại quả này là một gia vị không thể thiếu với bạn thì cũng hãy cân bằng lượng sử dụng để tránh những hệ lụy không tốt cho sức khỏe của chính mình.
Từ khóa » Hàm Lượng Capsaicin Trong ớt
-
Tổng Quan Capsaicin Trong Ớt Và Tác Dụng Dược Lý - IRDOP
-
Capsaicin – Wikipedia Tiếng Việt
-
Chất Capsaicin Trong ớt Có Thể Hỗ Trợ Giảm Cân? - LEEP.APP
-
Định Lượng Capsaicinoid Trong Quả ớt Việt Nam Bằng HPLC - 123doc
-
Tiêu Chuẩn Quốc Gia TCVN 2080:2007 Ớt Chilli Và ớt Capsicum ...
-
Tiêu Chuẩn TCVN 9682-2:2013 Hàm Lượng Capsaicinoid Trong ớt Chilli
-
Hóa Học đằng Sau Vị Cay Của ớt | HHLCS
-
Ớt: Giá Trị Dinh Dưỡng Và Tác động đến Sức Khỏe - Suckhoe123
-
Định Lượng Capsaicin Trong ớt Bằng Phương Pháp Quang Phổ
-
Chiết Xuất Và Phân Lập Capsaicin Từ Cây Ớt - Luận Văn
-
Những Lợi ích Bất Ngờ Từ Quả ớt - Bách Hóa XANH
-
[DOC] Đánh Giá Tác động Của Loại Bao Bì Và Nhiệt độ đến Thời Gian Bảo ...
-
404 Not Found - SBC Scientific